Cũng giống bài nghiên cứu gốc đã trình bày ở trên, chúng tôi cũng đi đánh giá thực nghiệm mối quan hệ giữa CBFS và lạm phát và chúng tôi cũng sẽ sử dụng mô hình hồi quy. Tuy nhiên vì chúng tôi quyết định sẽ chạy 2 mô hình cho ở Việt Nam bằng phương pháp OLS thường và 18 nước ngoài Việt Nam bằng mô hình GMM nên các biến quan sát sẽ có những khác biệt tương đối.
Đầu tiên ở Việt Nam, để phân tích mối quan hệ giữa CBFS và lạm phát sao cho phù hợp nhất với điều kiện và tình hình kinh tế hiện tại của Việt Nam, trong bài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp theo tháng từ tháng 2/2001 đến 11/2012 (142 quan sát) và chọn để phân tích 5 biến số kinh tế như sau.
CPI-INF: sự thay đổi trong giá tiêu dùng (lạm phát) được lấy từ thư viện dữ liệu của IMF;
CBFS: sức mạnh tài chính của NHTW;
Money: biến cung tiền (M2) được tính bằng đồng nội tệ, là tổng của 3 thành phần: tiền hẹp M1, tương đương tiền và trái phiếu, và các công cụ thị trường tiền tệ, biến này được lấy từ IMF;
Lend: lãi suất cho vay đơn vị % trên tháng được lấy từ thư viện dữ liệu của IMF;
OIL: giá dầu (tháng, cùng mẫu) được lấy từ thư viện dữ liệu của IMF.
Các biến trên được chúng tôi xử lý bằng cách lấy trung bình trượt 3 năm sau đó đưa về cơ số mũ tự nhiên logarit để san bằng sự biến động của dữ liệu, làm cho mẫu số liệu trơn hơn khi chạy mô hình.
Chúng tôi sẽ tiến hành chạy mô hình hồi quy với 2 biến quan trọng nhất là CPI-INF và CBFS vì có nhiều quan niệm cho rằng CBFS liên quan đến lạm phát và cũng có ý kiến cho rằng nó không liên quan đến lạm phát (nghĩa là nguồn tài chính của ngân hàng trung ương mạnh hay yếu cũng không liên quan đến lạm phát) mà lạm phát lại đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Với việc phân tích như vậy thì bài nghiên cứu này sẽ làm rõ rằng ở Việt Nam, liệu có mối quan hệ này hay không, và một ngân hàng trung ương có nguồn tài chính dồi dào sẽ kiềm chế một mức lạm phát thấp hơn hay cao hơn một ngân hàng trung ương có nguồn tài chính yếu kém. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiến hành hồi quy để xác định biến lạm phát có được giải thích bởi ba biến còn lại hay không (biến cung tiền, giá dầu, lãi suất cho vay).
Cũng như các bài nghiên cứu trước đây và bài nghiên cứu gốc của Anil Perera, Deborah Ralston, và Jayasinghe Wickramanayake, chúng tôi sử dụng các biến phụ
động chỉ số giá tiêu dùng hàng năm, tức là chỉ số CPI_INF có được bằng cách lấy logarit của tỷ lệ lạm phát (thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước), OIL_Pt-1 là logarit của giá dầu thô quốc tế vào thời điểm t - 1, MONEYt-1 là logarit của sự tăng trưởng tiền lớn (tiền theo nghĩa rộng) vào thời điểm t - 1. Tuy nhiên ở Việt Nam lại có một số thay đổi như sau:
Chúng tôi không thể lấy logarit của CBFS được vì dữ liệu về biến CBFS ở Việt Nam bị âm (CBFS < 0). Nguyên nhân là do CBC dương nhưng OIN âm dẫn đến độ lệch tuyệt đối của (CBC – OIN) < 0, tổng âm nên khi chia xuống cho TA, ta nhận được kết quả CBFS là số âm.
Bởi vì chúng tôi áp dụng bài nghiên cứu gốc để tính toán, thì một thước đo CBFS được xác định dựa trên vốn của ngân hàng trung ương và các khoản mục báo cáo trong những tài khoản không minh bạch của ngân hàng trung ương, nghĩa là các khoản ròng khác (OIN), được cho ở phương trình sau:
Trong bài nghiên cứu gốc, tác giả có sử dụng biến CBI (biến độc lập ngân hàng trung ương) nhưng vì không tìm được biến này ở Việt Nam nên chúng tôi thay bằng biến lãi suất LEND.
Biến PER – CAP sẽ được chúng tôi bỏ qua ở đây vì không tìm được số liệu theo tháng ở Việt Nam.
Tiếp theo ở dữ liệu của 18 nước ngoài Việt Nam, chúng tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp theo năm từ 1993 đến 2008 được thu thập từ quỹ tiền tệ quốc tế IMF, tiến hành hồi quy đối với 7 biến số kinh tế. Trong đó, bao gồm 5 biến như đối với trường hợp của Việt Nam, và 2 biến còn lại có khác biệt so với bài nghiên cứu gốc.
Trong đó, chúng tôi thêm vào biến tốc độ tăng trưởng GDP để định lượng mức độ đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Theo đó, bài nghiên cứu gốc chỉ có những phân tích định tính về vấn đề này giữa các nước có lạm phát mục tiêu và các nước
không có lạm phát mục tiêu. Những nước có lạm phát mục tiêu nghĩa là nước đó chấp nhận sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, tức là chấp nhận một sự sụt giảm trong tăng trưởng của nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu lạm phát đề ra, và hiển nhiên những nước này luôn có mức lạm phát cao hơn những nước không có lạm phát mục tiêu. Cuối cùng, biến thứ bảy được thêm vào ở đây là chỉ số lạm phát năm trước CPI-INFt-1.