khẩu nhiều Silic Đioxit nhất nước ta với 43 tấn, trị giá đạt 271 nghìn USD. 100% sản phẩm Silic Đioxit của doanh nghiệp này được xuất khẩu sang Quần đảo Virgin.
Đứng vị trí thứ 2 và 3 là Công Ty TNHH Jv Vina và Công ty TNHH Cao su và Nhựa Wantai với tổng lượng xuất khẩu đạt 65 tấn, chiếm 41,66% tỷ trọng xuất khẩu của cả nước với 3 thị trường chính là: Singapore, Malaysia và Đài Loan.
3.4.2. Tình hình nhập khẩu axit vô cơ và hợp chất vô cơ chứa oxy 6 tháng đầu năm 2018 2018
• Nhập khẩu chung các mặt hàng
• Kim ngạch
Hiện nay, lượng nhập khẩu các loại axit vô cơ và các hợp chất chứa oxy của Việt Nam nhiều gấp 61 lần so với lượng xuất khẩu. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng các sản phẩm này trong các ngành công nghiệp ngày càng tăng cao, trong khi lượng sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu. 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 38.339 tấn axi vô cơ và hợp chất chứa oxy, trị giá đạt 242.052 nghìn USD. Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất là vào tháng 6/2018 với 8.331 tấn và thấp nhất vào tháng 4/2018 với 4.881 tấn.
• Thị trường
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường được Việt Nam nhập khẩu nhiều axit vô cơ và các hợp chất chứa oxy nhất nước ta, đạt 23.926 tấn, chiếm 62,40% tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước với các sản phẩm chính là: bột oxit silic, Carbon Đioxit, Đinito oxit, Hydro Florua,... Với vị thế là quốc gia sản xuất và tiêu thụ các hóa chất vô cơ lớn nhất thế giới như: lưu huỳnh, axit sunfuric, ammoniac, axit photphoric, Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng sản lượng hóa chất vô cơ toàn cầu. Cụ thể là: sản lượng axit sunfuric toàn cầu đã tăng 25% trong thời kỳ 1990 – 2008, phần lớn là nhờ sản lượng tăng đến hơn 400% ở Trung Quốc, trong khi các quốc gia ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu, sản lượng axit sunfuric giảm mạnh với mức giảm 15% - 40 % trong cùng thời kỳ.
Top 10 doanh nghiệp nhập khẩu axit vô cơ và các hợp chất chứa oxy chiếm đến 53,86% tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, kim ngạch đạt 100.919 nghìn USD. Trong đó, dẫn đầu là Công ty TNHH vật liệu điện tử Việt Nam nhập khẩu 3.654 tấn, chủ yếu là sắt oxit, Hydro Florua, Silic Đioxit từ 4 thị trường chính là: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Thái Lan. Tiếp theo là Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam nhập khẩu 2.194 tấn bột Silic oxit làm nguyên liệu sản xuất kem đánh răng và bột giặt từ Ấn Độ.
• Nhập khẩu Hydro Florua (HF)
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 2.989 tấn Hydro Florua, trị giá 18.870 nghìn USD từ 2 thị trường chính là Trung Quốc và Đài Loan. Trong đó, nhập khẩu Hydro Florua từ Trung Quốc chiếm đến 97,85% tỷ trọng nhập khẩu của cả nước, trị giá 18.466 nghìn USD.
Top 5 doanh nghiệp nhập khẩu nhiều Hydro Florua nhất trong 6 tháng đầu năm 2018 chiếm đến 89,16% tỷ trọng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước, trị giá đạt 16.827 nghìn
USD. Trong đó, dẫn đầu là Công ty TNHH vật liệu điện tử Việt Nam, chiếm 55,33% tỷ trọng nhập khẩu Hydro Florua của cả nước. Tiếp theo là Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật năng lượng mặt trời Boviet và Công Ty TNHH Văn Minh chiếm tỷ trọng nhập khẩu về lượng lần lượt là 26,83% và 2,81%.
• Nhập khẩu Carbon Đioxit (CO2)
Trong lĩnh vực nhập khẩu Carbon Đioxit, Thái Lan và Trung Quốc là 2 thị trường chính được các doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn để nhập khẩu mặt hàng này. 6 tháng đầu năm 2018, có khoảng 28 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 2.003 tấn Carbon Đioxit, trị giá 12.645 nghìn USD từ 9 quốc gia trên thế giới. Trong đó, thị trường lớn nhất là Thái Lan chiếm 82,07% tỷ trọng nhập khẩu Carbon Đioxit của cả nước, trị giá 10.378 nghìn USD. Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực nhập khẩu Carbon Đioxit với 722 tấn, trị giá 4.555 nghìn USD. Đối tác chính của doanh nghiệp này trong việc nhập khẩu Carbon Đioxit là Thái Lan. Đây là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, được chính thức thành lập vào tháng 4/2013 dựa trên sự kết hợp giữa PepsiCo Inc và Suntory Holdings Limited. Với nhiệm vụ tiếp tục củng cố và duy trì vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát tại Việt Nam, công ty đang có nhiều bước tiến tích cực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
• Nhập khẩu Silic Đioxit ( SiO2)
Trong nửa đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 24.813 tấn Silic Đioxit, trị giá 156.656 nghìn USD từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, có 6 thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ
trọng nhập khẩu Silic Đioxit từ 6 thị trường này chiếm 96,64% thị phần nhập khẩu của cả nước, kim ngạch đạt 151.402 nghìn USD.
Là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất kính cửa sổ, lọ thủy tinh, sợi quang học dùng trong viễn thông, vật liệu thô trong gốm sứ trắng như đất nung, đồ sứ,…, Silic Đioxit được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Trong đó, đáng chú ý là 3 doanh nghiệp có lượng nhập khẩu Silic Đioxit trên 1.000 tấn là: Công Ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam, Công Ty TNHH Việt – Ý và Công Ty TNHH Giầy Sun Jade Việt Nam. Tổng tỷ trọng nhập khẩu Silic Đioxit của 3 doanh nghiệp này chiếm 13,56% lượng nhập khẩu của cả nước, trị giá 21.240 nghìn USD.
Trong nửa đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường được các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu một số lượng lớn axit vô cơ và hợp chất vô cơ chứa oxy. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2018, lượng nhập khẩu nhiều gấp hơn 61 lần so với lượng xuất khẩu đã khẳng định tầm quan trọng của axit vô cơ và hợp chất vô cơ chứa oxy trong các ngành sản xuất của nước ta, đặc biệt là ngành gang thép, sản xuất nhựa, sản xuất đồ gốm, tẩy rỉ kim loại, hóa chất lau chùi nhà cửa, xử lý nước, khai thác dầu, mạ điện,....
Đồng thời cũng cho thấy, năng lực sản xuất axit vô cơ và hợp chất chứa oxy của nước ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao ở trong nước. Tuy nhiên, theo Đề án Tái cơ cấu ngành hóa chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành hóa chất sẽ nâng cao công suất của một số nhà máy và xây dựng thêm 1 số nhà máy hóa chất mới. Dự kiến đến năm 2025, ngành hóa chất trong nước sẽ đáp ứng được 80-90% nhu cầu một số sản phẩm hoá chất vô cơ thông dụng như: xút, axit sunfuric, axit photphoric, axit clohydric, axit nitric, amoniac,...