Khai thác và ứng dụng năng lượng địa nhiệt

Một phần của tài liệu Kỷ nguyên đang đến của năng lượng tái tạo (Trang 56 - 57)

III. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM

3.5. Khai thác và ứng dụng năng lượng địa nhiệt

Cho đến nay, các nghiên cứu và báo cáo về địa nhiệt tại Việt Nam đã xác định được khoảng 300 nguồn nước nóng phân bố trên cả nước, trong đó hơn 60 nguồn nước nóng có nhiệt độ trên 50oC. Phần lớn các nguồn nước nóng này tập trung ở các khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động tân kiến tạo, như tại khu vực đứt gãy Sông Đà (rift), Tử Lê, Hà Nội, An Khê, Sông Ba, Đà Lạt và rift Cửu Long. Các hoạt động kiến tạo và nguồn địa nhiệt có quan hệ mật thiết với sự hiện diện của các đứt gãy và với các khu vực có hoạt động địa chấn mạnh (Tây Bắc Việt Nam), đặc biệt là tại khu vực núi lửa Tử Lê và ở các khu vực có các hoạt động magmatic mới, như tại Nam Trung Bộ và khu vực núi lửa plutonic Đà Lạt.

Địa nhiệt tại Việt Nam chỉ mới được sử dụng trong các ứng dụng trực tiếp, trong khi đó vẫn chưa có đánh giá đầy đủ về tiềm năng phát triển địa nhiệt điện (trừ tại khu vực Nam Trung Bộ đã có một số các khảo sát đầu tiên, với công suất ước lượng là từ 50-200 MW, ESMAP). Võ Công Nghiệp và cộng sự (1987) đã xuất bản công trình khảo sát 6 khu vực địa nhiệt trên toàn quốc.

Trong số 253 nguồn địa nhiệt có nhiệt độ trên 30oC, hơn 100 nguồn được khai thác sử dụng trực tiếp cho các hoạt động như nước khoáng đóng chai (50), tắm hơi chữa bệnh, khu du lịch suối nước nóng (như tại Bình Châu), sấy khô nông sản, sản xuất muối iod và chắt khí CO2...

KẾT LUẬN

NLTT là nguồn năng lượng sạch thay thế các nguồn năng lượng truyền thống, đóng một vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và gìn giữ môi trường trong thế kỷ 21.

Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư mạnh để nghiên cứu, khai thác, cải tiến công nghệ để ứng dụng mạnh mẽ NLTT. Việt Nam là nước được đánh giá rất dồi dào tiềm năng về NLTT (như năng lượng gió, thuỷ điện, mặt trời...), nhưng hiện việc khai thác, ứng dụng vẫn còn xa mới đáp ứng yêu cầu. NLTT có thể tạo ra nguồn điện ngoài lưới tại chỗ, rẻ tiền, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia. Nếu được đầu tư phát triển nguồn NLTT đúng hướng, nguồn năng lượng này có thể góp phần quan trọng vào giải quyết vấn đề năng lượng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kỷ nguyên đang đến của năng lượng tái tạo (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)