Chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" ppsx (Trang 59 - 61)

THĂNG LONG

2.3.3.2 Chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp

+ Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập, trong đó bổ sung đối tượng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần, đó cũng là những doanh nghiệp có doanh số hoạt động lớn nhất là các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, hiện có số dư nợ vay vốn ngân hàng sau doanh nghiệp nhà nước; giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn được an toàn, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thích ứng với quá trình hội nhập.

+ Chính phủ phải xem xét kĩ khi cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi cấp phép hoạt động.

+ Cần phải tăng cường năng lực tài chính để nâng số vốn tự có của các doanh nghiệp quốc doanh, tránh tình trạng vốn của ngân hàng chiếm phần lớn trong tổng vốn kinh doanh.

Cùng với sự phát triển, sự hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu. Sự hội nhập này vừa tạo cơ hội (mở rộng thị trường, nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và công nghệ ngân hàng điện tử, minh bạch hoá thông tin...) vừa tạo thách thức (phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là các điều khoản của Basel II, cạnh tranh công bằng và mạnh mẽ hơn trong tất cả các lĩnh vực) cho các ngân hàng Việt Nam. Đứng trước những thách thức này đòi hỏi NHTM Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Không nằm ngoài xu hướng đó, NH TMCP NT Việt Nam nói chung và chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long nói riêng đang nỗ lực hết sức trong việc giải quyết vấn đề về rủi ro tín dụng. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức có ý nghĩa.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện chuyên đề, tôi đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:

Thứ nhất, tìm hiểu, phân tích quá trình thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long từ năm 2005 đến năm 2007. Qua đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, đồng thời phân tích một số nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế

Thứ hai, đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khả thi để tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long

Hi vọng rằng trên cơ sở những biện pháp đã thực hiện cùng với những định hướng và giải pháp mới, Chi nhánh Thăng Long sẽ có những bước tiến tích cực trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi kính mong các thầy cô giáo, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long" ppsx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w