Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cáctổ chức chính trị-xã hội, bảo đảm

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội (Trang 32 - 37)

thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao

Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ từng tổ chức chính trị - xã hội có chất lượng, có phong cách công tác theo chuẩn mực cán bộ dân vận; giải quyết thỏa đáng “đầu ra” cho cán bộ Đoàn.

Đổi mới mạnh mẽ chính sách cán bộ dân vận, khắc phục tình trạng nhiều cán bộ không muốn làm công tác dân vận. Nghiên cứu, đổi mới mạnh mẽ chính sách cán bộ dân vận, nhất là cần có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ dân vận và chính sách thu hút những người có đức, có tài, có năng khiếu, tâm huyết với công tác dân vận về làm việc trong các tổ chức chính trị - xã hội. Quan tâm thỏa đáng đến việc giải quyết “đầu ra” cho cán bộ Đoàn khi không còn tuổi đời thích hợp làm công tác đoàn. Nâng cao chất lượng Ban Bí thư Trung ương Đoàn và ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức đoàn.

Trong tổ chức Đoàn ở Trung ương và cấp tỉnh không có đảng đoàn. Ban Bí thư Trung ương Đoàn và ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn về thực chất, đảm đương cả chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn trong tổ chức đoàn cấp Trung ương và cấp tỉnh. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo tổ chức Đoàn thông qua Ban Bí thư Trung ương Đoàn và ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn. Vì vậy, cần coi trọng nâng cao chất lượng các cơ quan này đáp ứng yêu cầu vừa là cơ quan lãnh đạo của tổ chức Đoàn, vừa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Đoàn.

Đẩy mạnh kết nạp đoàn viên, khắc phục tình trạng giảm sút số lượng đoàn viên của tổ chức đoàn địa bàn dân cư, nhất là các xã, thị trấn.

3.3. Quán triệt và cụ thể hóa Quy chế của Đảng về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong thể chế chính trị nhất nguyên, đảng duy nhất cầm quyền

Nhận thức sâu sắc vai trò việc giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước trong điều kiện thực hiện thể chế chính trị nhất nguyên, Đảng duy nhất cầm quyền.

Cụ thể hóa Quy chế của Đảng về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với từng tổ chức và thực hiện. Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định 217-QĐ/TW ngày 12-12-2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Từng tổ chức chính trị - xã hội cần dựa chắc vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm đoàn viên, hội viên và địa bàn, lĩnh vực hoạt động của tổ chức mình để cụ thể hóa Quy chế của Đảng về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với tổ chức mình và thực hiện nghiêm chỉnh.

Coi trọng việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết kinh nghiệm để hoàn thiện quy chế về giám sát, phản biện xã hội đã được cụ thể hóa. Các tổ chức chính trị - xã hội cần coi trọng và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế giám sát, phản biện xã hội của tổ chức mình; duy trì thành nền nếp việc định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện quy chế, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và tổng kết kinh nghiệm để hoàn thiện quy chế.

3.4. Từng tổ chức chính trị - xã hội coi trọng phát huy cao nhất vai trò là thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời, phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội khác tạo thành hoạt động chung trong thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị

Từng tổ chức chính trị - xã hội phát huy cao độ tính độc lập tương đối của mình trong thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Các tổ chức chính trị - xã hội là các thành viên của hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Từng tổ chức chính trị - xã hội có tính độc lập tương đối về tổ chức và hoạt động, không độc lập về chính trị, mà phải tuân theo đường lối, quan điểm chính trị của Đảng. Đây là yếu tố rất quan trọng để phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động đạt hiệu quả cao của từng tổ chức chính trị - xã hội trong lĩnh vực hoạt động và trong vận động đoàn viên, hội viên của từng tổ chức.

Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp hoạt động của các từngtổ chức chính trị - xã hội, tạo thành hoạt động chung, thực hiện đạt hiệu quả nhiệm vụ của hệ thống chính trị. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị là trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và cáctổ chức chính trị - xã hội. Để nhiệm vụ của hệ thống chính trị được thực hiện đạt kết quả cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ, tạo thành hoạt động chung của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sự phối hợp ấy tuân theo cơ chế hoạt động: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phối hợp hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tạo thành hoạt động chung thực hiện nhiệm vụ của hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là thành viên của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, lãnh đạo tổng thể việc xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ và hoạt động của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, Đảng cũng lãnh đạo sự phối hợp hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tạo thành hoạt động chung. Sự lãnh đạo của Đảng bảo

đảm cho sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức chính trị - xã hội theo đúng đường lối của Đảng và đạt kết quả cao.

KẾT LUẬN

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ, nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Một phần của tài liệu Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w