Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị người bệnh trước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021 (Trang 34 - 42)

khả năng sinh hoạt bình thường với p<0.05. Điều này có thể được gợi ý đến ảnh hưởng và mối liên hệ của người thân hay người chăm sóc tới việc hoàn thành các thủ tục ở các đối tượng có tình trạng sức khỏe kém hơn.

Yếu tố sức khỏe của bệnh nhân ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuẩn bị trước phẫu thuật, khi bệnh nhân sức khỏe yếu sẽ kèm theo tâm lý lo sợ, mệt mỏi, hoang mang và sợ khi phải phẫu thuật. Ngược lại sức khỏe bệnh nhân ổn định thì việc đón nhận ca mổ với 1 tâm lý lạc quan tin tưởng vào cuộc mổ.

Yếu tố gia đình là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuẩn bị trước mổ, điều phải nói đến đầu tiên là kinh tế, đó là yếu tố quan trọng quyết định thời gian mổ, rất nhiều gia đình đã từ chối mổ do không có kinh phí, vấn đề này gây chậm chễ kéo dài thời gian mổ và ngừng cuộc mổ, hiện nay bệnh viện hay nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo, mà người dân chủ yếu chông chờ vào bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó những gia đình đông anh em, con cái thường đưa ra nhiều ý kiến trái chiều không thống nhất để quyết định cho việc mổ, làm cho công tác chuẩn bị thủ tục hành chính không giải quyết được, đây cũng xem như là rào cản khá lớn cho việc chuẩn bị hồ sơ bệnh án trước mổ.

Hiện pháp luật còn rất nhiều quy định chặt chẽ về thủ tục hành chính cho bệnh nhân phẫu thuật, đây là pháp lý bảo vệ nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ, song nó cũng là vấn đề làm giảm thời gian cho chuẩn bị cuộc mổ.

3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch: trước phẫu thuật có kế hoạch:

3.2.1. Ưu điểm và nhược điểm, tồn tại hạn chế

* Ưu điểm:

Khoa phẫu thuật tiêu hóa được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại

phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên. Với bề dày về kinh nghiệm điều trị bệnh nhân, khoa phẫu thuật tiêu hóa còn là nơi đào tạo, nơi thực hành cho rất nhiều học viên từ các trường trong cả nước. Do vậy các quy trình kĩ thuật được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp theo đúng quy trình của bộ y tế.

Đội ngũ điều dưỡng viên thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh; thực hiện cứu người như cứu hỏa, nhanh chóng thần tốc, giải quyết nhanh chóng nhiều trường hợp bệnh nhân khó, phức tạp; tạo được niềm tin yêu của bệnh nhân dành cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tại khoa. Đặc biệt trong chuẩn bị bệnh nhân trước mổ luôn áp dụng Thông tư 13/2012/TT ngày 20/8/2012 của BYT khi chuẩn bị các ca mổ.

Trong các năm gần đây điều dưỡng viên của khoa đều tích cực học tập nâng cao trình độ, bằng cấp chuyên môn, hiện tại 100 % điều dưỡng của khoa đều có trình độ cử nhân điều dưỡng trở lên. Đây chính là lợi thế rất lớn của khoa khi thời đại công nghệ phát triển đòi hỏi phải có sự nhanh nhạy, năng động .

Tuổi đời trung bình của điều dưỡng viên tại khoa dưới 30 tuổi- đây là độ tuổi vàng lao động, nó giúp cho bộ máy của khoa vận động một cách êm ái, chính xác. * Tồn tại hạn chế:

Do là bệnh viện công lập nên có rất nhiều quy định mang tính thủ tục pháp lý, là rào cản khi thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ cho bệnh nhân, gây mất thời gian cũng như sự phiền phức cho người nhà, đặc biệt là thủ tục bảo hiểm.

Vai trò của điều dưỡng chưa được phát huy tối đa khi thực hiện công việc, kiến thức về luật y tế và quy định bảo biểm khi tiếp nhận hồ sơ bệnh án còn yếu, nguy cơ xảy ra sai sót, kiện tụng gây tăng chi phí phẫu thuật cho bệnh nhân.

Các lớp tập huấn nâng cao trình độ kĩ năng tin học, chuyên môn do bệnh viện còn tổ chức chưa thường xuyên, tại khoa chưa tổ chức sinh hoạt khoa học về chủ đề hành chính, luật khám chữa bệnh hiện hành.

Trong tư tưởng của nhiều nhân viên còn coi nhẹ vấn đề thủ tục hành chính, xem nhẹ các bước chuẩn bị đặc biệt là các ca mổ cấp cứu.

* Nguyên nhân

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện tuyến trung ương nên số lượng người bệnh rất lớn, nhiều bệnh nhân nặng nguy kịch nên điều dưỡng chăm sóc người bệnh nhiều thời điểm không đủ.

Nhiều bệnh nhân vô danh, vô gia cư, thiếu tiền, hoàn cảnh phức tạp gây khó khăn cho việc thực hiện hoàn thiện hồ sơ bệnh án trước mổ đúng kế hoạch.

Điều dưỡng làm hành chính còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị bệnh nhân, đặc biệt các bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền, hoàn cảnh gia

đình phức tạp, kĩ năng công nghệ thông tin chưa thành thạo, kiến thức về thủ tục chuyển tuyến, bảo hiểm y tế còn hạn chế.

Sự phối hợp giữa bác sĩ, điều dưỡng làm hành chính và kỹ thuật viên phòng mổ trong công tác chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật còn chưa đồng bộ nhịp nhàng, chủ quan. Đặc biệt các bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân không có người thân, vô gia cư gây thiếu sót thông tin hồ sơ bệnh án trước phẫu thuật.

3.2.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị bệnh nhân trước mổ có kế hoạch tại khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức.

 Khoa phẫu thuật tiêu hóa:

- Chuẩn hóa lại quy trình chuẩn bị người bệnh phẫu thuật, có kế hoạch phù hợp với đặc thù bệnh nhân của khoa để thuận lợi khi thực hiện, tránh thiếu sót thông tin, thành quy trình chuẩn hóa cho tất cả nhân viên.

- Lên kế hoạch tập huấn cho nhân viên y tế về các quy định khám chữa bệnh, luật bảo hiểm theo hiện hành. Lên lịch định kì theo tuần, tháng, phân công cụ thể cho điều dưỡng trưởng, hành chính trưởng lên lịch giảng.

- Kiểm tra giám sát định kỳ các công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật tại khoa, tìm ra những lỗi thường gặp để rút kinh nghiệm, tìm cách giải quyết để tránh lặp lại trong ca tiếp theo.

- Chủ động liên kết với phòng chỉ đạo tuyến bệnh viện thực hiện các lớp đào tạo nâng cao kiến thức dưới nhiều hình thức như hội thảo khoa học, sinh hoạt theo chuyên đề, tọa đàm, giao lưu với các bệnh viện trong thành phố để nâng cao chất lượng chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật.

- Yêu cầu 100% cán bộ nhân viên trong khoa thực hiện chuẩn quy tắc ứng xử trong giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, đặc biệt khi trao đổi giải thích vấn đề liên quan đến cuộc mổ.

- Bố trí các bảng hướng dẫn, nội quy, quy trình chuẩn bị cho phẫu thuật để nhân viên và người nhà dễ nhìn tại các vị trí ngồi chờ, lối đi lại, tuyên truyền cho người bệnh và người nhà nắm được, từ đó việc phối hợp thực hiện sẽ dễ dàng nhanh chóng hơn.

- Khuyến khích nhân viên trong khoa chủ động, cập nhật các hướng dẫn quy định mới về luật khám chữa bệnh, luật bảo hiểm, luật nhân sự để giải quyết các trường hợp theo đúng quy định hiện hành.

- Vận dụng các kinh nghiệm giải quyết từ các đơn vị bạn trong các tình huống bệnh nhân phức tạp, liên quan đến pháp luật khi hoàn thiện hồ sơ trước PT

 Đối với người bệnh và gia đình: Tuyên truyền thường xuyên liên tục trong các cuộc họp hội đồng người bệnh, thông báo về nghĩa vụ của bệnh nhân và người nhà, luật khám chữa bệnh, luật bảo hiểm tránh các thắc mắc khi hoàn thiện hồ sơ trước mổ.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đánh giá công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch tại khoa Phẫu Thuật Tiêu Hóa Bệnh viện Việt Đức, tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch tại Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức

Về thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật:

Hầu hết các khâu trong công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch tại Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức được thực hiện khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề như sau:

- Thủ tục hồ sơ bệnh án người bệnh trước phẫu thuật vẫn còn có thiếu sót, đặc biệt cần chú trọng hơn về hỗ trợ giải quyết BHYT.

- Việc định danh người bệnh chuẩn bị chuẩn bị đầy đủ chính xác, các bệnh nhân vô danh được định xác định bằng mã bệnh nhân.

- Bệnh nhân cần được vệ sinh vùng mổ tốt, tỉ lệ tắm trước mổ cần đạt >=90% - Nhân viên y tế cần hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân uống thuốc nhuận tràng, hướng dẫn tỉ mỉ vệ sinh vùng hậu môn, đối với bệnh nhân phải thụt tháo nên động viên bệnh nhân, tránh gây tâm lý hoang mang trước phẫu thuật.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật: - Tình trạng sức khỏe có mối liên quan rất lớn đến việc hoàn thành phiếu cam kết phẫu thuật, thủ tục hành chính.

- Tình trạng sức khỏe có mối liên quan đến tâm lý cuộc mổ của bệnh nhân.

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tại khoa Phẫu thuật Tiêu Hóa Bệnh viện Việt Đức.

 Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức:

- Chuẩn hóa lại quy trình chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch, đề xuất thực hiện tra cứu thông tin cá nhân bằng cổng điện tử, thực hiện hồ sơ điện tử, để đồng bộ hóa thông tin từ tuyến dưới.

- Lập kế hoạch tập huấn cho nhân viên toàn khoa về kiến thức bảo hiểm y tế, luật khám chữa bệnh, quy chế bệnh viện.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát định kỳ hồ sơ bệnh án thủ tục hành chính, phiếu trước phẫu thuật, cam kết phẫu thuật, phiếu đánh giá mê, và công tác nhận hồ sơ sau phẫu thuật.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm cho nhân viên trong khoa, thường xuyên kiểm tra tay nghề nhân viên trong khoa, xây dựng bảng kiểm đánh giá chất lượng nhân viên.

 Nhân viên y tế :

- Tích cực tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp của bệnh viện cũng như ngoài bệnh viện tổ chức.

- Chủ động cập nhật kiến thức về luật khám chữa bệnh, luật bảo hiểm y tế dưới nhiều hình thức, cần chủ động trao đổi các thiếu sót với các anh chị đi trước nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tốt hơn.

- Cần tích cực phát huy khả năng sáng tạo, vận dụng công nghệ tin học vào công việc, phát huy tối đa sự nhanh nhạy của tuổi trẻ trong công việc. Tránh các sai sót không đáng có gây tổn hại đến kinh tế của người bệnh và uy tín của khoa phòng.

- Vận dụng tối đa các kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước trong giải quyết các vấn đề khó, trường hợp chưa rõ cần gọi đồng nghiệp hỗ trợ ngay tránh giải quyết một mình gây sai sót.

 Đối với người bệnh và gia đình

- Khai thác đầy đủ thông tin ghi vào hồ sơ bệnh án.

- Cung cấp kiến thức về quyền lợi trách nhiệm của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ngay khi bắt đầu nhập viện.

- Phổ biến nội quy khoa phòng, bệnh viện yêu cầu ghi đầy đủ các cam kết với bệnh viện ngay khi nhập viện.

- Yêu cầu bệnh nhân bàn giao toàn bộ tư trang cá nhân, giấy tờ tùy thân cho người nhà giữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y Tế (2008). Điều dưỡng ngoại 1. NXB Y học. 2008.

2. Bộ Y tế (2011). Thông tư 07/2011/TT-BYT qui định “ Hướng dẫn công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh”. NXB Y học. 2011.

3. Hội Điều dưỡng Việt Nam, Cục Quân y năm (2014): “Tài liệu tập huấn an toàn người bệnh”.

4. Bệnh Viện Việt Đức (2011): Quy trình kĩ thuật điều dưỡng.

5. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (2014): Bài học kinh nghiệm từ quy trình chuẩn bị người bệnh mổ tim theo kế hoạch tại BV Hữu Nghị Việt Đức.

6. Bệnh viện Quân Y 354 (2015): Đánh giá thực trạng chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật tại khoa phẫu thuật- gây mê hồi sức bệnh viện quân y 354 năm 2015.

7. Lê Thị Kim Nhung (2013): Thực trạng bàn giao người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Hội nghị khoa học điều dưỡng. Bệnh viện Bạch Mai.

8. Phạm Thị Ngoan (2005): Đánh giá chuẩn bị trước mổ. Hội nghị khoa học điều dưỡng.Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.

9. Trần Đăng Luân (1978): Chuẩn bị tâm lý bệnh nhân trước mổ. Luận văn tốt nghiệp nội trú khóa XI chuyên ngành gây mê hồi sức. Đại học Y Hà Nội. 10. B. Bouwman Christóforol, D. Carvalho (2009). Nursing care applied to

surgical patient in the pre-surgical period. Rev Esc Enferm USP 2009; 43(1):14-21 www.ee.usp.br/reeusp/

11. Monica E Pettersson (2018), Prepared for surgery - Communication in nurses' preoperative consultations with patients undergoing surgery for colorectal cancer after a person-centred intervention. Epub 2018 May 30. 12. Chi-Kong Lee (2012). Preoperative patient teaching: the practice and

perceptions among surgical ward nurses. Epub 2012 Dec 6. 2013 Sep;22(17- 18):2551-61.

13. Kristin Harris (2020). Patients’ and healthcare workers’ recommendations for a surgical patient safety checklist – a qualitative study. BMC Health Serv Res. 2020 Jan 16;20(1):43.

14. S Hoermann (2001). Patients' need for information before surgery.

Psychother Psychosom Med Psychol .2001 Feb;51(2):56-61. doi: 10.1055/s- 2001-10

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ BÀN GIAO NB TRƯỚC MỔ

TT Nội dung đánh giá Đầy đủ Không đầy đủ

I Công tác chuẩn bị HSBA 1 Tên, tuổi, giới tính, mã bệnh nhân 2 Chẩn đoán, phương pháp phẫu thuật 3 Cam kết phẫu thuật

4 Phiếu khám trước mổ 5 Phiếu thông qua mổ 6 Xét nghiệm cận lâm sàng II Công tác chuẩn bị BN

1 BN đã được giải thích và chuẩn bị tâm lý trước mổ 2 Thông báo thời gian mổ và dự kiến cuộc mổ 3 Vệ sinh toàn thân và tại chỗ

4 Người bệnh được thụt tháo 5 Tháo đồ trang sức, răng giả

6 Mặc trang phục phẫu thuật theo quy định 7 Khai thác tiền sử dị ứng

8 NB đã nhịn ăn, nhịn uống theo quy định 9 Xác định vùng mổ

10 Lấy dấu hiệu sinh tồn M, T0, HA 11 Bàn giao thuốc, vật tư y tế

III. Công tác nhận bàn giao, tiếp nhận, kiểm tra BN trước mổ 1 Kiểm tra lại thông tin BN, đối chiếu tên BN

2 Kiểm tra lại chẩn đoán

3 Kiểm tra lại chữ ký chỉ định phẫu thuật 4 Kiểm tra lại xem BN nhịn ăn nhịn uống chưa 5 Băng vô trùng vùng mổ

6 Thời gian đưa bệnh nhân đi mổ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật tại khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021 (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)