mổ gãy xương cẳng chân tại khoa Chấn thương 1 - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2019.
- Cần tăng cường đội ngũ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.
- Đào tạo nâng cao kiến thức theo tính chất chuyên khoa sâu cho đội ngũ điều dưỡng để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng chân nói riêng và phẫu thuật nói chung.
- Tăng cường công tác giáo dục sức khoẻ cho người bệnh sau phẫu gãy xương cẳng chân khi người bệnh xuất viện.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 1. Đối với Bệnh viện
- Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng. - Bổ sung nhân lựcĐiều dưỡng cho khoa đểđảm bảo công tác chăm sóc người bệnh được toàn diện.
- Thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khỏe cho người điều dưỡng.
- Tăng cường công tác kiểm tra ,giám sát các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.
- Triển khai việc cung cấp suất ăn cho người bệnh đảm bảo chế độ ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng giúp người bệnh chóng hồi phục sau phẫu thuật.
- Cần phát động và tổ chức thực hiện chương trình vệ sinh bàn tay cho người điều dưỡng.
- Có hình thức khen thưởng, xử phạt cụ thể đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua và tổ chức xét thi đua của đơn vị.
2. Đối với khoa
- Khoa Chấn thương 1 cần đẩy mạnh công tác chăm sóc toàn diện để chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn.
- Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, chăm sóc vết mổ đảm bảo vô khuẩn, hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Điều dưỡng tại khoa hướng dẫn bệnh nhân chu đáo chế độ dùng thuốc, dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý vận động tập luyện chi gãy sau khi ra viện và dặn dò tái khám theo giấy hẹn.
- Điều dưỡng trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình tư vấn giáo dục sức khỏe, quy trình theo dõi dấu hiệu sinh tồn của ĐDV và thường xuyên họp điều dưỡng rút kinh nghiệm cho các điều dưỡng viên.
- Thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp Hội đồng người bệnh cấp khoa.
3. Đối với người điều dưỡng viên:
- Nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh.
- Tuân thủ 5 thời điểm rửa tay và thực hiện thành thạo quy trình rửa tay, tạo thói quen vệ sinh bàn tay trong chăm sóc người bệnh.
- Trực tiếp hỗ trợ dinh dưỡng, vận động cho người bệnh, có thể khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng cần hướng dẫn cẩn thận và có sự giám sát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Ngoại trường Đại học Y Hà Nội, “Gãy xương cẳng chân”.
Bệnh học Ngoại khoa, Tập 2, nhà xuất bản Y học, tr. 31 – 34.
2. Bộ môn ngoại trường Đại học Y Hà Nội, “Gãy xương hở”, Bệnh học
Ngoại khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr. 149 – 158.
3. Đặng Kim Châu, “Điều trị gãy xương ở bệnh viện Việt Đức”, Hội nghị khoa học chấn thương chỉnh hình Việt Đức lần thứ nhất.
4. Nguyễn Lê Hoàng, “Điều trị phẫu thuật gãy thấp đầu dưới hai xương cẳng chân bằng đinh đàn hồi Metaizeu”, Luận văn chuyên khoa cấp 2.
5. Nguyễn Lê Hoàng, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Đắc Nghĩa (2003), “Kết quả bước đầu điều trị phẫu thuật gãy phức tạp đầu dưới hai xương cẳng chân bằng đinh dàn hồi Mestaizeau”, Hội nghị khoa học Ngoại khoa thành phố Hà Nội lần thứ XXII, tháng 11 – 2003.
6. Đỗ Xuân Hợp (1976), “Giải phẫu thực dụng Ngoại khoa chi trên và chi dưới”, Nhà xuất bản Y học, tr. 267 – 238.
7. Nguyễn Quốc Hùng (2013), “Đánh giá kết quả gãy kín phần ba dưới 2 xương cẳng chân bằng phương pháp đóng đinh sign có chốt ngang, mở ổ gãy tại bệnh viện Việt Đức”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2.
8. Trịnh Văn Minh (2003),“Giải phẫu người”, Tập 1, Nhà xuất bản Y học, tr. 370 – 382.
9. Muler M. E., Nazarian S., Koch P., Schaltzer J. “Campell’s Operative Orthopaedics”, Vol. 3 pp 1634 – 1653.
10.Nguyễn Đức Phúc, Phùng Ngọc Hòa, Nguyễn Quang Trung, PhạmGia Khải (2010), “Kỹ thuật mổ Chấn thương – Chỉnh hình”,
Nhà xuất bản Y học, tr. 62 – 115, tr. 557 – 563.
11.Nguyễn Quang Quyền (2001), “Bản dịch ATLAS giải phẫu người”, tr.475 – 480.
12. Trần Việt Tiến (2016), “Điều dưỡng ngoại khoa”, Trường đại học Điều dưỡng Nam Định.
13.Lê Trung Tín, Nguyễn Đình Phú -BV Nhân dân 115 Thành phố Hồ
Chí Minh (2011), “Bước đầu úng dụng nẹp khóa luồn trong điều trị
gãy kín đầu xa hai xương cẳng chân”, Báo cáo khoa học trên trang Web bệnh viện Chợ Rẫy thành phố HCM.
14.Dương Đình Toàn, Ngô Văn Toàn (2006), “Trật khớp cổ chân, các hình thái giải phẫu”, Tạp chí ngoại khoa số 05, tr. 28 – 29.
15.Trần Hoàng Tùng (2006), “Đánh giá kết quả điều trị gãy kín hai xương cẳng chân bằng kết hợp xương bằng nẹp vít ít xâm lấn tại bệnh viện Việt Đức”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện.