Phép đo nhịp thở

Một phần của tài liệu Đề tài: " Monitor theo dõi bệnh nhân " pot (Trang 26 - 28)

Các đầu dò thường được sử dụng trong việc đo nhịp thở bao gồm các điện trở nhiệt được đặt ở trước mũi, các vi mạch hoặc là các đầu dò không cố định

được đặt quanh ngực bệnh nhân. Trở kháng của các điện cực và tín hiệu được lấy từ việc xác định CO2. Tín hiệu nhịp thởđược lấy từ bất kì một đầu dò nào được

đem khuếch đại và trong khoảng thời gian này sẽ thực hiện đo giữa hai xung kế

tiếp nhau. Dải đo thường 0 – 50nhịp/phút. Gồm có 2 phương pháp điện trở nhiệt và trở kháng phổi

Phương pháp điện trở nhiệt:

Dùng điện trở nhiệt như các đầu dò. Đặt điện trở nhiệt gần ống quản đểđo sự

thay đổi của nhiệt độ khí thở trong khi hít vào hoặc thở ra. Điện trở nhiệt được

đặt trên cánh tay của bệnh nhân là một mạch cầu Wheastone dể đưa ra sự thay

đổi của nhiệt độ trên. Một bộ khuếch đại được sử dụng để nhận tín hiệu từ mạch cầu, từ tín hiệu này sẽ thực hiện đếm số nhịp thở /phút. Các tần số thấo sẽ được lọc bỏ trước khi tín hiệu được đem đi xử lý.

Nếu như nhiệt độ không khí thở ra là trong khoảng nhiệt độ phòng thì sẽ rất thuận tiện cho việc sử dụng một điện trở nhiệt để phân biệt sự khác nhau giữa hai

nhiệt độ khi hít vào và thở ra, từ đó sẽ tạo ra tín hiệu điện tốt hơn. Còn nếu nhiệt

độ không khí khi thở ra là cao hơn thì điện trở nhiệt có thể hoạt động ở nhiệt độ

phòng. Đôi khi cần phải đo cho các bệnh nhân bị bất tỉnh khi đó họ không điều khiển được quá trình thở của mình nữa lúc này cần có sự trợ giúp của máy.

Phương pháp trở kháng phổi:

Đây là một kĩ thuật dùng để xác định nhịp thở một cách gián tiếp. Trong phương pháp này người ta sử dụg các điện cực đặt lên ngực bệnh nhân( tốt nhất là các điện cực bề mặt), dựa vào trở kháng phổi để xác định quan hệ giữa độ sâu nhịp thở và sự thay đổi trở kháng của ngực. Trong kĩ thuật này yêu cầu cần có các dụng cụ : mặt nạ, ống dẫn, lưu lượng kế, hoặc phế dung kế. Trong phương pháp này thì các điện cực bề mặt được sử dụng là thích hợp nhất.

Các điện cực được gắn lên ngực bệnh nhân để nhận biết ra tín hiệu điều chế. Tín hiệu được điều chế bằng cách thay đổi trở kháng của cơ thể cùng với chu kì thở. Các điện cực tự gián tiếp xúc với da được hỗ trợ bởi một lớp kem chuyên dụng. Các điện cực khi tiếp xúc với da sẽ tạo ra một trở kháng cỡ 150 - 200Ω. Sự

thay đổi trở kháng trong mỗi chu kì thở sẽ dao động trong khoảng 1% điện trở

gốc trên.

Hình 1. 13 Nguyên lý phương pháp đo tr kháng phi

Hình trên là sơ đồ nguyên lý phương pháp đo trở kháng phổi hai điện cực. Việc dùng 2 điện cực để cảm nhận trở kháng thì chỉ phù hợp với bệnh nhân nằm.

Vì nếu như có bất cứ sự dịch chuyển nào của đối tượng thì sẽ làm thay đổi trở

kháng tiếp xúc của điện cực. Để giảm sự thay đổi thì ta sử dụng 4 điện cực. Khi

đó tín hiệu phát ra từ bộ dao động kí được đưa tới hai điện cực, dòng điện từ bộ

dao động kí sẽ không đi qua trở kháng tiếp xúc của điện cực đo. Các sơ đồ này thường được dùng cho các monitor mà đối tượng đo là trẻ em.

Một phần của tài liệu Đề tài: " Monitor theo dõi bệnh nhân " pot (Trang 26 - 28)