I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1.0. Quản lý và thực hiện các dịch vụ công về đất đai
- Dịch vụ đo đạc, lập hồ sơ địa chính chủ yếu do sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài nguyên & Môi trường và Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai của huyện quản lý thực hiện.
- Công tác tư vấn khảo sát, lập quy hoạch sử dụng đất do Phòng Tài nguyên & Môi trường, UBND huyện thực hiện.
Việc quản lý và thực hiện các dịch vụ công theo đúng pháp luật và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
1.2. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân
- Nguồn kinh phí để triển khai thực hiện công tác đo đạc, Chỉnh lý hồ sơ địa chính lập hồ sơ giao đất, cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện trong thời gian qua phụ thuộc vào nguồn kinh phí được phân bổ, chủ yếu nguồn trích lại (10%) từ khai thác đất, không đảm bảo để triển khai thực hiện theo đề án đã được phê duyệt, trong khi đó nhu cầu nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện theo đề án là rất lớn. Do đó không đảm bảo để triển khai thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính như mục tiêu đề ra.
- Nguồn nhân lực từ cấp huyện đến cấp xã để thực hiện mỏng và kiêm nhiệm nhiều việc. Đến nay, nhiều xã vẫn chưa thực hiện xong công tác kê khai đăng ký của người dân nên công tác cấp Giấy chứng nhận còn chậm. Cán bộ địa chính cấp xã còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyên môn (chỉ có 02/20 công chức Địa chính có chuyên môn về lĩnh vực đất đai), chưa thực hiện tốt nhiệm vụ tại cấp xã theo quy định. Hội đồng tư vấn đất đai cấp xã còn lúng túng, chưa thực hiện được công tác xác định nguồn gốc đất của hộ gia đình cá nhân để sớm chuyển hồ sơ thủ tục đến Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện kiểm tra cấp GCNQSD đất cho nhân dân nên dẫn đến chậm trễ.
- Việc tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách đất đai chưa đồng bộ kịp thời đến từng cơ quan chuyên môn có liên quan và UBND các xã, bên cạnh đó khối lượng công việc theo nội dung đề án rất lớn, liên quan đến nhiều loại đất, (Đất ở, Đất lúa, Đất Lâm nghiệp và đất công trình sự nghiệp) nhiều đối tượng quản lý, sử dụng nên việc tham mưu triển khai thực hiện chưa thật sự sâu sát, kịp thời.
1.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
- Đảm bảo đáp ứng đủ nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra.
- UBND các xã củng cố, kiện toàn bộ phận Địa chính – Xây dựng, phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Nam Trà My và đơn vị tư vấn đảm bảo đủ nhân lực đảm nhiệm công tác đăng ký đất đai, lập hồ sơ giao đất cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện.
- Xây dựng chương trình công tác, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn trên cơ sở nguồn kinh phí bố trí đảm bảo để triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất lâm nghiệp 09 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2026 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định 380/QĐ-UBND ngày 03/02/2021.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
2.1. Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 82.638,25 ha, cụ thể như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: 80.432,35 ha, chiếm 97,35% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện;
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 1.900,95 ha, chiếm 2,30% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện;
- Nhóm đất chưa sử dụng: 304,95 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Nam Trà My
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích hiệntrạng 2020 Cơ cấu(%)
(1) (2) (3) (4) (5)
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 82.638,25
1 Đất nông nghiệp NNP 80.432,35 97,35
1.1 Đất trồng lúa LUA 1.766,46 2,14
Đất chuyên trồng lúa nước LUC 6,70 0,01
Đất trồng lúa nương LUN 495,42 0,60
Đất trồng lúa còn lại LUK 1.264,34 1,53
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5.736,95 6,94
1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 10.850,78 13,13
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 29.607,81 35,84
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 15.007,79 18,17
1.6 Đất rừng sản xuất RSX 17.445,69 21,12
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên RSN 5.817,81 7,04
1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,77
1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 16,10 0,02
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.900,95 2,30
2.1 Đất quốc phòng CQP 1,99
2.2 Đất an ninh CAN 2,97
2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 4,56 0,01
2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0,59
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 0,10
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 0,34
2.7 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 985,24 1,19
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện tích hiệntrạng 2020 Cơ cấu(%)
Đất thuỷ lợi DTL 11,81 0,01
Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 7,29 0,01
Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 2,92
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 30,84 0,04 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 8,08 0,01
Đất công trình năng lượng DNL 315,46 0,38
Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,18
Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 7,72 0,01
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 35,50 0,04
Đất chợ DCH 0,13
2.8 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1,29
2.9 Đất ở tại nông thôn ONT 205,63 0,25
2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 9,70 0,01
2.11 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 1,48
2.12 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 687,06 0,83
3 Đất chưa sử dụng CSD 304,95 0,37
(Nguồn: Thống kê đất đai năm 2020 huyện Nam Trà My)
2.2. Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong quy hoạch kỳ trước
Bảng 1.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 huyện Nam Trà My
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Năm 2011 Năm2020 Tăng (+);Giảm (-)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4)
DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 82.546,04 82.638,25 92,21
1 Đất nông nghiệp NNP 46.299,18 80.432,35 34.133,17
1.1 Đất trồng lúa LUA 1.257,40 1.766,46 509,06
Đất chuyên trồng lúa nước LUC 6,70 6,70
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 655,33 5.736,95 5.081,62 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 598,13 10.850,78 10.252,65 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 24.042,36 29.607,81 5.565,45
1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 13.916,00 15.007,7
9 1.091,79 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 5.829,00 17.445,6 11.616,69
Đơn vị tính: ha
TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Năm 2011 Năm
2020 Tăng (+); Giảm (-) 9 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,47 0,77 0,30 1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 0,49 16,10 15,61
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.495,99 1.900,95 404,96
2.1 Đất quốc phòng CQP 2,98 1,99 -0,99
2.2 Đất an ninh CAN 0,77 2,97 2,20
2.3 Đất cụm công nghiệp SKN 4,56 4,56
2.4 Đất thương mại, dịch vụ TMD 5,11 0,59 -4,52
2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 0,10 0,10
2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 1,63 -1,63 2.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 0,12 0,34 0,22 2.8 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã DHT 666,71 985,24 318,53
2.9 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1,85 1,29 -0,56
2.10 Đất ở tại nông thôn ONT 136,72 205,63 68,91
2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,53 9,70 -0,83
2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2,46 1,48 -0,98 2.1
3 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 667,11 687,06 19,95
3 Đất chưa sử dụng CSD 34.750,87 304,95 -34.445,92
2.2.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp
Trong giai đoạn 2011 – 2020, diện tích đất nông nghiệp của huyện tăng 34.133,17 ha. Cụ thể:
- Đất trồng lúa
Trong giai đoạn 2011 – 2020, đất trồng lúa tăng 509,06 ha do người dân trồng lúa nương tại các vị trí thuận lợi. Tuy nhiên việc trồng lúa nương của người dân trên địa bàn huyện vẫn còn rất manh mún, chưa tập trung, hiệu quả không cao, chủ yếu do người dân trồng tự phát để giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ. Tuy nhiên việc diện tích đất lúa tăng nhiều phần lớn do kiểm kê lại đất đai năm 2019.
- Đất trồng cây hàng năm khác
Trong giai đoạn 2011 – 2020, đất trồng cây hàng năm khác tăng 5.081,62 ha do sự chênh lệch về số liệu thống kê đất đai năm 2010 và số liệu kiểm kê đất đai 2019. Ngoài ra, nguyên nhân khác làm cho diện tích đất trồng cây hàng năm
khác tăng là do chuyển một phần diện tích đất có rừng và khai hoang đất chưa sử dụng để trồng cây hàng năm để tạo đất sản xuất.
- Đất trồng cây lâu năm
Trong giai đoạn 2011 – 2020, đất trồng cây lâu năm tăng 10.252,65 ha chủ yếu do sự chênh lệch về số liệu thống kê đất đai năm 2010 và số liệu kiểm kê đất đai 2019.
- Đất rừng sản xuất
Trong giai đoạn 2011 – 2020, đất rừng sản xuất tăng 11.616,69 ha. Nguyên nhân do rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp theo kết quả điều tra 3 loại rừng theo quyết định số 120/QĐ -UBND tỉnh Quảng Nam ngày 11/01/2017.
- Đất rừng phòng hộ
Trong giai đoạn 2011 – 2020, đất rừng phòng hộ tăng 5.565,45 ha. Nguyên nhân do rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp theo kết quả điều tra 3 loại rừng theo quyết định số 120/QĐ -UBND tỉnh Quảng Nam ngày 11/01/2017.
- Đất rừng đặc dụng
Trong giai đoạn 2011 – 2020, đất rừng đặc dụng tăng 1.091,79 ha. Nguyên nhân do rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp theo kết quả điều tra 3 loại rừng theo quyết định số 120/QĐ -UBND tỉnh Quảng Nam ngày 11/01/2017
* Đất nuôi trồng thuỷ sản
Trong giai đoạn 2011 – 2015, đất nuôi trồng thủy sản tăng 0,30 ha.
2.2.2. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp
* Đất quốc phòng: Trong giai đoạn 2011 – 2020, giảm 0,99 ha do việc xác định lại ranh giới thực tế của các trụ sở, doanh trại theo hồ sơ địa chính. Trong giai đoạn 2011 – 2020 đã thực hiện xong dự án Dự án bãi đáp trực thăng tại xã Trà Linh.
* Đất an ninh: Trong giai đoạn 2011 - 2020, đất an ninh tăng 2,20 ha. * Đất cụm công nghiệp: Trong giai đoạn 2011 - 2020, đất cụm công nghiệp tăng 4,61 ha do đã thực hiện xong Cụm công nghiệp Trà Mai – Trà Don.
* Đất thương mại, dịch vụ: Trong giai đoạn 2011 - 2020, đất thương mại dịch vụ tăng 4,52 ha, chủ yếu phục vụ nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại xã Trà Mai.
* Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Trong giai đoạn 2011 - 2020, đất sản xuất vật liệu xây dựng tăng 0,22 ha do đã thực hiện xong các mỏ cát và mỏ đá xây dựng tại Trà Mai, Trà Don.
* Đất phát triển hạ tầng tăng 318,53 ha do thực hiện nhiều dự án hạ tầng giáo dục, giao thông, chợ, y tế, thể thao, năng lượng, thủy lợi,... tại các địa phương cấp xã trên địa bàn huyện. Các công trình lớn đã thực hiện như: Đường
Đông Trường Sơn qua địa phận xã Trà Mai, Trà Vân; Đường GT xã Trà Vinh- Đăk Ru; Đường nối QL40B với Mừng Lứt, thôn 4 Trà Cang; Phát triển hạ tầng vùng an toàn Khu (tuyến trung tâm xã Trà Linh - Măng Lùng); ...
* Đất ở nông thôn tăng 68,91 ha, nguyên nhân do quy hoạch giãn dân, tách hộ và di dời thành lập sắp xếp lại khu dân cư mới chuyển từ đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp sang đất ở, qua đó nhiều hạng mục đất ở nông thôn đã hoàn thành như: Điểm ĐCĐC T4 Trà Tập, Khu dân cư làng Khe Chữ, Khu dân cư tập trung và hạ tầng công cộng tại nội thị Tắc Pỏ, xã Trà Mai giai đoạn 1, Khu dân cư Nóc Tak Lang thôn 1 xã Trà Don, Khu dân cư làng Ô. Khánh thôn 3 xã Trà Leng, Khu dân cư làng Măng Lin, thôn 1 xã Trà Vân,....
2.2.3. Biến động sử dụng đất chưa sử dụng
Theo kết quả rà soát diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn giảm với diện tích rất lớn, khoảng 34.445,92 ha. Diện tích giảm chủ yếu đưa vào quy hoạch 3 loại rừng theo quyết định số 120/QĐ -UBND tỉnh Quảng Nam ngày 11/01/2017.
2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất
2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
a. Hiệu quả kinh tế
Việc chuyển đồi đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang các khu dân cư nông thôn và phát triển hạ tầng đã làm động lực cho tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2011 - 2020, qua đó tạo chuyển biến lớn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ và nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp.
Đóng góp lớn vào ngân sách bằng nguồn thu từ chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiệu quả phát triển công nghiệp, dịch vụ.
Phát triển cụm công nghiệp Trà Mai – Trà Don, tiểu thủ công nghiệp đã góp phần giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp; góp phần tăng thu nhập cho ngân sách địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện có Cụm công nghiệp Trà Mai – Trà Don cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
b. Hiệu quả xã hội
Thông qua việc phân bố, sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển quỹ đất nông nghiệp sang phi nông
nghiệp đã tạo được nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống cho người dân và phát triển kinh tế của địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp - nông thôn chuyển dịch cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Cơ cấu lao động chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm.
Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng được mở rộng.
Đối với phát triển kết cầu hạ tầng, công nghiệp, đô thị và dịch vụ: Việc chuyên dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về đất để triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư, tạo bước đi phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện công khai, minh bạc, rút ngắn thời gian góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các công trình, dự án. Diện tích đất được giao để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (đất công cộng, đất sản xuất kinh doanh, đất thương mại, dịch vụ, đất ở,...) ngày càng tăng, góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
c. Hiệu quả môi trường
Việc khai thác đất chưa sử dụng, diện tích đất rừng hàng năm được trồng bổ sung, trồng mới và bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển diện tích rừng đem lại hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường, chống xói mòn đất, nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng làm tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp.
2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
a. Cơ cấu sử dụng đất
Cơ cấu sử dụng đất chung của huyện đang có hướng chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn phù hợp điều kiện tự nhiên của huyện và đáp ứng phần nào