Thực trạng tập vận động sớm cho người bệnh tại khoa

Một phần của tài liệu Thực trạng tập vận động sớm của người bệnh sau phẫu thuật gãy đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 28)

- Gãy độ I và độ II: có chỉ định điều trị bảo tồn không có chỉ định mổ

2.2. Thực trạng tập vận động sớm cho người bệnh tại khoa

KHOA

2.2.1. Đặc điểm của người bệnh gãy đầu trên xương cánh tay:

- Chủ yếu trong độ trung niên, già nhóm tuổi này vẫn còn trong tuổi lao động nên việc điều trị phải sớm để nhanh chóng phục hồi chức năng cho người bệnh . - Tỷ lệ người bệnh nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn sinh hoạt

2.2.2. Tình trạng vận động khớp vai sau kiểm tra:

Sau mổ về buồng bệnh điều trị hậu phẫu, người bệnh đã được hướng dẫn và tập phục hồi chức năng ngay trong những ngày đầu sau mổ tùy theo mức độ tổn thương và tình trạng toàn thân của người bệnh mà có những bài tập từ thấp đến cao, từ nhẹ đến vừa sao cho phù hợp. Khi ra viện người bệnh được chuyển về khoa phục hồi chức năng để điều trị ngoại trú hoặc hướng dẫn về tự tập luyện tại địa phương và hẹn khám lại theo lịch.

Hướng dẫn người nhà cùng tập cho người bệnh là một việc hết sức quan trọng. Khi ra viện tư vấn tốt nhất là tập tại các trung tâm phục hồi chức năng, những người bệnh không có điều kiện tập tại các trung tâm, chúng tôi hướng dẫn người bệnh tập luyện tại nhà, tư vấn trực tiếp qua điện thoại. 2.2.3 Phương pháp tập vận động cho người bệnh:[1], [4], [13], [14]

Tuần 1: Tập ngay ngày đầu sau mổ trở đi.

Tuần 2: Tập thụ động và tập chủ động.

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.1.1.Thuận lợi

Như trên đã trình bầy, gãy đầu trên xương cánh tay phải được cố định chắc từ đầu và mục đích của phẫu thuật là cố định vững chắc, tạo điều kiện tốt cho phục hồi chức năng sớm. Có như vậy mới tránh được những biến chứng ảnh hưởng tới vận động cơ năng sau này của khớp vai.

Vấn đề này đã được các tác giả trên thế giới và trong nước đề cập tới, thậm chí tập vận động ngay những ngày đầu và tuần đầu sau mổ. Theo Fyfe.I.S ; Mossad M.M...với phương pháp kết hợp xương có thể tập ngay ngày đầu sau mổ.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trên 90% được thực hiện tốt vấn đề này. Với những bệnh nhân kết xương vững chắc ngay từ đầu, từ ngày thứ nhất sau mổ bệnh nhân đã được hướng dẫn tập gấp duỗi, sấp ngửa khuỷu chủ động hay thụ động tại giường, bắt đầu từ vận động nhẹ đến nặng. Những bệnh nhân cao tuổi, tại chỗ sưng nề nhiều, gãy phức tạp thì tuỳ bệnh nhân mà quyết định thời điểm tập luyện phục hồi cho phù hợp.

* Với Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để chăm sóc người bệnh tốt nhất

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại bệnh viện hiện đại vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu của người bệnh đến khám.

Đội ngũ thầy thuốc thường xuyên được tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cũng như tinh thần phục vụ người bệnh.

Điều dưỡng viên không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà chủ động chăm sóc, điều trị và công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh.

Có sự phối hợp tốt giữa Bác sỹ và điều dưỡng nên công việc chăm sóc người bệnh luôn được chu đáo ít xảy ra sai sót.

Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

Hiện nay mạng lưới y tế đã trải đều khắp các tỉnh và các thành phố, các huyện xã, kể cả vùng sâu vùng xa, nên việc tập phục hồi chức năng, tập vận động khuỷu không còn là vấn đề khó khăn nữa. Chính điều này đã làm cho kết quả điều trị gãy mỏm khuỷu của chúng tôi đạt kết quả tốt.

3.1.2 Khó khăn

Việc quản lý bệnh chưa được hiệu quả do người bệnh còn chủ quan và không quan tâm đến bệnh do thiếu kiến thức dẫn đến không tuân thủ chế độ ăn, sinh hoạt, không tập luyện.

Kỹ năng tư vấn GĐSK cho người bệnh đôi khi còn hạn chế dẫn đến người bệnh khi xuất viện không đến khám lại.

* Nguyên nhân:

Do thiếu phòng điều trị dẫn đến người bệnh phải nằm ghép giường. Tạo cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi khó chịu.

Phần lớn thiếu điều dưỡng có trình độ cao và chưa có đủ kỹ năng về chuyên môn tập phục hồi chức năng tại khoa cho người bệnh sau phẫu thuật

Khoa chưa có phòng tư vấn riêng vì vậy công việc tư vấn chưa mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chuyên đề này chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Kết quả và ưu điểm tập vận động sớm cho người bệnh sau phẫu thuật:

* Trên 30 người bệnh nghiên cứu tại khoa Chấn thương II, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chúng tôi thấy 22/30 người bệnh có kết quả rất tốt và tốt (chiếm 73,33%)

bệnh nhân có thể nâng vai > 130o, chủ động xoay ngoài 45o, , dạng cánh tay. Có 7/30

BN (23,33%) đạt kết quả khá, bệnh nhân có thể chủ động xoay ngoài và nâng vai tuy nhiên biên bộ có hạn chế hơn. Có 1/30 BN (3,34%) có hạn chế dạng cánh tay, nâng khớp vai do bệnh nhân bị nhiễm trung vết mổ nông nên việc tập vận động muộn hơn và kết quả chức năng vận động khớp vai sau mổ 6 tháng cũng còn hạn chế.

Trên những số liệu đã thu được chúng tôi thấy sự phục hồi khớp vai là tốt và việc hướng dẫn, giúp người bệnh tập phục hồi chức năng sớm là rất quan trọng. Tuy nhiên một số người bệnh sau mổ những ngày đầu còn đau, vết mổ chưa ổn định còn sưng nề, nên việc vận động khớp vai còn hạn chế. Phải kết hợp với điều trị nội khoa (thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề) và luyện tập nhẹ nhàng và có bài tập phục hồi chức năng phù hợp với từng người bệnh. Do đó đánh giá kết quả sau phẫu thuật 3 tháng khớp vai đã có những tiến triển tích cực, ở những tháng sau do tập luyện hoặc do lao động mà tầm vận động khớp vai tiếp tục phục hồi tốt.

* Phần lớn người bệnh sau mổ 1 tuần tại chỗ ổn định, người bệnh không còn thấy đau, vết mổ không phù nề, kết hợp với phục hồi chức năng sớm, ngay trong 1 đến 3 tháng đầu chức năng vận động khớp vai dần được phục hồi.

* Mỗi lần đến khám theo hẹn từng người bệnh đều được các nhân viên y tế khám và tư vấn, hướng dẫn tiếp tục duy trì luyện tập phục hồi chức năng và hẹn thời gian khám lại. Qua kiểm tra chúng tôi thấy: biên độ vận động khớp vai, biên độ xoay, dạng cánh tay đã khá lên. Theo tiêu chuẩn của Neer đánh giá đại đa số kết quả phục hồi là khá và tốt sau 1 năm và không còn người bệnh nào xếp loại kém.

* Kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng phương pháp kết hợp xương là một kỹ thuật cho kết quả rất tốt với những loại gãy có những mảnh gãy di lệch ra xa nhau. Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi thấy 30 người bệnh gãy đầu trên xương cánh tay được mổ kết hợp tập vận động sớm, được theo dõi và kiểm tra với thời gian từ 6 tháng đến 2 năm cho thấy :

- Kết quả phục hồi chức năng: 29 người bệnh kết quả khá và tốt chiếm 96.66%, 1 người bệnh xếp loại trung bình chiếm 3.34 %. Không có người bệnh đánh giá loại kém.

- Kết quả liền xương: 30 người bệnh can xương thẳng trục, liền xương tốt chiếm 100%.

2. Nhược điểm của phương pháp tập vận động sớm cho người bệnh sau phẫu thuật kết hợp đầu trên xương cánh tay là:

- Những ngày đầu bệnh nhân còn đau nhiều nên cảm giác ngại tập do đó trong qúa trình tập Kỹ thuật viên và Điều dưỡng nên tùy theo mức độ tổn thương và tình trạng toàn thân của bệnh nhân mà có những bài tập từ thấp đến cao, từ nhẹ đến vừa sao cho phù hợp.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 1. GIẢI PHÁP :

1.1.Tăng cường sự hiểu biết của người nhà và người bệnh:

+ Người điều dưỡng cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần có trách nhiệm hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc toàn diện cho người bệnh, nhất là tập phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật.

+ Tăng cường mối quan hệ với các đồng nghiệp để học hỏi thêm về kiến thức chuyên sâu và biết phối hợp với các thành viên trong khoa phòng và trong bệnh viện để việc chăm sóc cho người bệnh đạt hiệu quả cao nhất.

+ Người điều dưỡng luôn chủ động và độc lập trong công việc của mình và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ thuật mới để đáp ứng được với sự tiến bộ của Y học trong xã hội đương thời.

+ Tạo một môi trường bệnh viện thân thiện, là nơi điều trị dưỡng bệnh an toàn và tin cậy cho mọi người dân và luôn gần gũi quan tâm giải thích động viên cho người bệnh hiểu rõ bệnh của họ và giúp họ sẵn sàng đón nhận mọi vấn đề đến với họ.

+ Không gây nhũng nhiễu, phiên hà, đòi hỏi gợi ý tiêu cực đối với người bệnh trong bất kỳ tình huống nào.

+ Hướng dẫn cho người bệnh về nội quy khoa phòng giúp họ tuân thủ theo quy định. Hạn chế tình trạng người bệnh không hiểu hoặc hiểu sai hướng dẫn của điều dưỡng viên. Giúp người bệnh hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình khi đến khám và điều trị tại bệnh viện.

+ Khuyến khích lấy ý kiến phản hồi từ phía người bệnh và gia đình người bệnh thông qua tổ chức họp Hội đồng người bệnh hoặc thông qua hòm thư góp ý một cách công khai minh bạch.

+ Tăng cường thêm nguồn lực y tế để giảm bớt khối lượng công việc, áp lực công việc cho cán bộ điều dưỡng để họ đẩy mạnh tinh thần Y đức và nâng cao trách nhiệm chăm sóc người bệnh hơn nữa

1.2. Chăm sóc về tinh thần cho người bệnh và người nhà theo nuôi: + Phòng bệnh cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng và yên tĩnh.

+ Điều dưỡng cần động viên an ủi người bệnh, luôn quan tâm đến hoàn cảnh, nỗi đau cả về mặt thể chất và tinh thần của người bệnh.

+ Cung cấp những kiến thức về bệnh, chế độ điều trị và chăm sóc. Giải thích lý do, mục đích trước khi làm bất cứ thủ thuật gì trên cơ thể người bệnh giúp cho họ yên tâm và tin tưởng và hợp tác.

+ Giải thích để người nhà luôn ở bên cạnh và động viên người bệnh.

3. Chăm sóc dinh dưỡng :

+ Người điều dưỡng cần biết dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sau phẫu thuật do vậy khi người bệnh phẫu thuật mà đã tỉnh cùng với việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch thì phải cho người bệnh ăn đầy đủ khẩu phần ăn bệnh lý và giàu dinh dưỡng.

2. KIẾN NGHỊ :

1. Kiểm soát đau tốt ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật bằng cách thực hiện

y lệnh thuốc giảm đau, đồng thời hướng dẫn người bệnh các phương pháp giảm đau bằng vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu…

2. Khoa Chấn thương II Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cần đẩy mạnh công tác chăm sóc toàn diện để giúp người bệnh được chăm sóc và hồi phục tốt hơn.

3. Để chăm sóc vận động cho người bệnh sau phẫu thuật được tốt hơn người điều dưỡng phải hiểu được chế độ vận động sớm là rất cần thiết với người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương do vậy điều dưỡng phải được học tập nâng cao kiến thức cụ thể về chuyên khoa PHCN để áp dụng cho từng đối tượng và

động viên khuyến khích người bệnh tập luyện để tránh các biến chứng có thể xảy ra

4. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, chăm sóc vết mổ đảm bảo vô khuẩn,

hạn chế nhiễm khuẩn Bệnh viện.

5. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện, nâng cao chất lượng lượng công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

6. Cán bộ y tế (Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng) hướng dẫn bệnh nhân chu đáo chế độ tập luyện chi gãy sau khi ra viện và dặn dò tái khám đều đặn. Có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.

7. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục thực hiện an toàn giao thông, an toàn học đường và an toàn lao động cho mọi người dân trong tỉnh.

8. Tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái giúp người bệnh đảm bảo được giấc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Bệnh học Ngoại khoa sau đại học tập II. Nhà xuất bản Y học 2006, 24.

2. Từ Quốc Hiệu (2002). Đánh giá kết quả kết xương nẹp vít gẫy kín thân

xương cánh ở người lớn tại Bệnh viện Việt Đức. Luận văn tốt nghiệp thạc

sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Phúc (1994), Gãy thân xương cánh tay. Bệnh học Ngoại khoa, 4, 31-33.

4. Nguyễn Đức Phúc- Phùng Ngọc Hoà- Nguyễn Quang Trung- Phạm Gia Khải (2007), Kỹ thuật mổ chấn thương - chỉnh hình. Nhà xuất bản y học. Hà Nội. Kỹ thuật mổ gẫy thân xương cánh tay, 249- 255.

5. Baba r., Razak M., (1998), Abstract of Contributing factors in non-union of the humeral shaft fracture and the results of treatments, Med J

Malaysia, 53 (Suppl A), 42-51.

6. Billing A., Coleman S.S (1999), Long-term follow-up of the humeral shaft non – union treated with tricortical bone grafting and compression plating, lova Orthop J, 19, 31-34.

7. Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Trung Sinh, Nguyễn Xuân Thuỳ, Ngô Văn Toàn (2004), Chấn thương chỉnh hình. Nhà xuất bản y học, gẫy thân xương cánh tay, 226-229.

8. Brumback R.H., Bosse M.J., Poka A., Burgess A.R. (1986), Intramedullary stabilization of humeral shft fractures in patients with multiple trauma, J Bone Joint Surg Am, 68(8),176-181.

9. Ingman A.M., Waters D.A (1994), Locked intramedullary nailing of the humeral shaft fractures. Implant design, surgical teachnique, and clinical results, J Bone Joint Surg Br, 76(1), 23-29.

10. Robinson C.M., BellK.M., Court- Brown C.M., Mc Queen M.M. (1992), Locked nailing of humeral shaft fractures. Experience in Edinburgh over a two –year period, J Bone Joint Surg Br, 74(4), 558-562.

11. Syquia JF., Canet AC., (1998), Diaphyseal humeral shaft fractures: A review of cases seen at the Philippine Orthopedic Center, Philippine

Journal oƒ Surgical Specialities, 53(3), 93-96.

12. Nguyễn Huy Tuấn (2010). Đánh giá kết quả điều trị gẫy kín thân xương cánh tay ở người lớn bằng kết xương nẹp vít tại Bệnh viện 109.

13. Trịnh Văn Minh (2010). Giải phẫu người. Tập 1, 70-72. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

14. Đỗ Xuân Hợp (1972). Giải phẫu và thực dụng Ngoại khoa Chi trên-Chi

dưới. Nhà xuất bản y học. Hà Nội.

15. Boehler (1980). Kỹ Thuật điều trị gẫy xương tập II. Nhà xuất bản Y học. 114.

16. Tô Kỳ Nam (2004). Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gẫy kín 1/3

giữa xương cánh tay bằng nẹp vít có chuyển vị trí thần kinh quay. Luận

văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

17. Phục hồi chức năng. Nhà xuất bản y học. Hà Nội 2011. 44,83.

18. Fjalestad T., Stromsoe K., Salvesen P., Rostad B., (2000), Abstract of Functional results of braced humeral diaphyseal frctures: why do 38% lose extemal rotation of the shoulder?, Arch Orthop Trauma Surg, 120(5- 6), 281-285.

19. Rommens P.M, Donald P. Endrizzi(2001), Humerus:shaft, AO

principles of fracture management, 295-310.

20. Đặng Kim Châu, Nguyễn Đức Phúc (1992), Điều trị gãy xương bằng phẫu thuật. Bài giảng Bệnh học Ngoại khoa sau Đại học tập 2, 476-483.

21. Đặng Kim Châu, Vũ Đoan Chung (1986), Kết quả 100 trường hợp kết hợp xương bằng nẹp vít AO không dùng lực ép, ngoại khoa, 19(2), 1-5.

22. Trần Văn Minh (2004). Đánh giá kết quả điều trị gẫy kín thân xương cánh tay ở người lớn bằng kết xương nẹp vít với đường mổ trước ngoài tại Bệnh viện 103.

23. Nguyễn Văn Mận (2010). Đánh giá đã kết quả điều trị gẫy kín thân xương cánh tay ở người lớn bằng phương pháp kết xương nẹp vít tại

Một phần của tài liệu Thực trạng tập vận động sớm của người bệnh sau phẫu thuật gãy đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)