Xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc dinh

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư dạ dày tại khoa ung bướu bệnh viện c thái nguyên năm 2021 (Trang 35 - 40)

- Chưa có bộ phận chuyên trách về công tác dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện

- Chưa có các kế hoạch cụ thể trong việc can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh UTDD

- Cơ sở vật chất xuống cấp đang xây dựng sửa chữa và không đồng bộ, phòng tư vấn nhỏ hẹp, tài liệu tư vấn GDSK cho người bệnh UTDD còn hạn chế.

- Chưa thường xuyên tổ chức được các lớp tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông GDSK. Kiến thức của điều dưỡng về bệnh UTDD còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng trẻ tuổi, điều dưỡng mới

- Do cơ chế tự chủ tài chính nên nguồn kinh phí đầu tư còn eo hep nên chưa thực sự đầu tư cho vấn đề dinh dưỡng người bệnh có hiêu quả.

3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày người bệnh ung thư dạ dày

- Bệnh viện khẩn trương thành lập khoa dinh dưỡng và tiến hành cung

cấp bữa ăn cho người bệnh ung thư dạ dày với từng giai đoạn bệnh trong quá trình điều trị nội trú.

- Điều dưỡng phối hợp với bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng các thực đơn phù hợp cho người bệnh ung thư dạ dày

- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh UTDD cần lập kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng người bệnh, chú ý đến việc chăm sóc và theo dõi dinh dưỡng cho người bênh

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh ung thư dạ dày, đặc biệt cần nhấn mạnh tới nội dung chăm sóc dinh dưỡng. In các tờ rơi với các nội dung cụ thể, sinh động về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh UTDD để phat cho người bệnh/người nhà

- Mở các khóa tập huấn cho điều dưỡng liên quan tới dinh dưỡng trị liệu; các kỹ năng mềm, kỹ năng tư vấn GDSK cho người bệnh, người nhà

- Thành lập câu lạc bộ người bệnh ung thư để người bệnh chia sẻ kinh nghiệm

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện chuyên đề, tôi rút ra một số kết luận sau về thực trạng dinh dưỡng người bệnh ung thư dạ dày như sau:

- Đa số người bệnh khi được chẩn đoán là ung thư dạ dày đều ở giai đoạn cuối III, IV chiếm 48,71%

- Người bệnh suy dinh dưỡng theo phân loại BMI là 74,36% - 100% người bệnh bị sụt cân, trong đó sụt cân nặng > 10% tại thời điểm 6 tháng, 1 tháng, 2 tuần lần lượt là (12,83% - 53,84% - 58,97%).

- Hầu hết người bệnh có các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như mệt mỏi, chán ăn chiếm 53,84%; đau, khó nuốt, nhiệt miệng giao động từ 7 - 12%.

- Các chức năng vận động giảm nhiều và nặng, nhu cầu chuyển hóa thay đổi chiếm 53,84%.

- Tình trạng teo mỡ ở mức cao chiếm 48,71%, tình trạng teo cơ chiếm 51,28%, tình trạng phù nặng chiếm 64,1%, tình trạng cổ chướng nặng chiếm 58,97%

KIẾN NGHỊ

1. Đối với bệnh viện

- Triển khai thành lập khoa dinh dưỡng - tiết chế để cung cấp xuất ăn cho người bệnh đảm bảo chế độ ăn phù hợp với từng bệnh lý và từng giai đoạn của bệnh, phòng chống SDD người bệnh ung thư, nhất là đối với UTDD.

- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe bằng cách thành lập CLB người bệnh, người nhà người bệnh ung thư. Thông qua CLB sẽ tuyên truyền, giáo dục sức khỏe từng người bệnh ung thư với công tác phòng bệnh, điều trị, chăm sóc giảm nhẹ tại nhà.

- Thường xuyên cử các lớp học tập huấn: Ngắn, dài hạn theo phương thức "cầm tay chỉ việc" và đánh giá bằng hiệu quả thực tế.

2. Đối với nhân viên y tế

- Xây dựng kế hoạch can thiệp dinh dưỡng, các thực đơn mẫu cho người bệnh UTDD

- Có sự phối kết hợp giữa điều dưỡng, bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng trong việc theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh UTDD

- Điều dưỡng cần lập kế hoạch chăm sóc cụ thể cho từng người bệnh UTDD, chú ý đến việc chăm sóc và theo dõi dinh dưỡng cho người bênh

- Cán bộ y tế cần chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn thông qua: hội thảo, tập huấn, nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường mối quan hệ cán bộ y tế và người bệnh để tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng sự tuân thủ điều trị và dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý.

3. Đối với người bệnh và người nhà người bệnh

- Người nhà người bệnh và người bệnh chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bệnh.

- Yên tâm tin tưởng và cùng đồng hành với cán bộ y tế để nâng cao thể trạng, kéo dài sự sống cho người bệnh UTDD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt

1. Nguyễn Bá Đức (2019), Ung thư học đại cương, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2. Phạm Khánh Huyền (2020), tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư đầu, mặt cổ tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An năm 2020.Luận văn thạc sỹ trường ĐH điều dưỡng Nam Định

3. Nguyễn Xuân Huyền, Phạm Quang Cử (2001), Bệnh ung thư dạ dày. Nhà xuất bản y học

4. Đào Thị Yến Phi (2020), dinh dưỡng trong điều trị ung thư. Nhà xuất bản y học.

5. Dương Thị Phượng (2016), tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư tại bệnh viên Đại học y Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2016, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học y Hà Nội.

6. Nguyễn Mạnh Quốc P.H.A và Nguyễn Bá Đức (2019), một số đặc điểm dịch tễ học ung thư dạ dày ở Việt Nam. Tài liệu hội thảo lần 2

7. Ngô Thị Linh (2020), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh có phẫu thuật ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh Viện Việt Đức năm 2020 Luận án Thạc sỹ Trường Đại học y Hà Nội

8. Phạm Thị Hương Len (2018), tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa tại kho ngoại Bệnh viện đại học y Hà Nội, Đại học y Hà Nội.

9. Trần Văn Thuấn và cộng sự (2019), dinh dưỡng dự phòng và điều trị ung thư, bộ môn dinh dưỡng Đại học y Hà Nội, nhà xuất bản y học 29-31.

B. Tiếng Anh

10. Baxter J. và Penning C. (1994), Mc Whirter JP, Pennington CR. Incidence and recognition of malnutrutrition in hospital. BMJ 308, 945 - 948.

11. Siegel R, Ma J, Zou Z, Jemal A (2014), Cancer statistics, 2014. CA Cancer J Clin, 64,9 - 29.

12. Zamani N, Hajifaraji M, Fazel - tabar Malekhah A, et al (2013), A case - control study of the relationship between gastric cancer and meat consumption in Iran. Arch Iran Bed, 16(6), 324 - 9.

Một phần của tài liệu Thực trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư dạ dày tại khoa ung bướu bệnh viện c thái nguyên năm 2021 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)