Khác với những nhận thức tại Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam năm 1960 khi nhận thức con đường quá độ ở nước ta là bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa (nửa trực tiếp), có thể dựa vào nền đại công nghiệp của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, thì tại Đại hội VII lần này, chúng ta xác định con đường quá độ ở nước ta chỉ là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (gián tiếp), bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa tư bản và áp dụng những thành tựu tiến bộ của nhân loại, trong đó có cả thành tựu của chủ nghĩa tư bản về khoa học kỹ thuật để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế phát triển. Chính sự nhận thức này sẽ dẫn đến những phương pháp, cách thức thực hiện cách mạng ở nước ta trong thời kỳ quá độ từ Đại hội VII sẽ phải khác với phương pháp, cách thức thực hiện như hồi Đại hội III, IV, V đã làm.
Phản ánh tư duy mang tầm chiến lược đó, Cương lĩnh 1991 nhận thức về đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Những định hướng về xã hội xã hội chủ nghĩa được đặt ra trong Cương lĩnh 199112 là: Do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
12 Văn kiện Đại hội Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 22/2/2017. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 22/2/2017.
Phản ánh tư duy mang tầm chiến lược đó, Cương lĩnh 1991 nhận thức phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh 1991 đã nêu ra một số phương hướng cơ bản cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đó là13: Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân; Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm; Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu; Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.