- Một số điều dưỡng mới có ít năm kinh nghiệm nên chưa tạo được tính khoa học trong làm việc. Bên cạnh đó nhân lực điều dưỡng còn thiếu. Mỗi điều dưỡng thường phải kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc. Cán bộ mới tuyển dụng chưa đáp ứng được nhiệm vụ của từng vị trị được giao.
- Số lượng người bệnh tính chất chăm sóc mỗi ngày một đông một phức tạp người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ, chưa có phòng tuyên truyền riêng để người bệnh tiếp cận với nhân viên Y tế để hiểu về bệnh và chia sẻ những thắc mắc của mình, chưa chú trọng về các tranh ảnh poster để tư vấn cho người bệnh đạt hiệu quả.
- Việc tư vấn cho người bệnh sau khi người bệnh ra viện còn bị bỏ ngỏ do thói quen của ĐD chỉ chú trọng đến người bệnh nằm viện tại khoa, do số lượng người bệnh nằm viện đông mà số lượng điều dưỡng còn hạn chế.
- Sự hiểu biết của người bệnh và người nhà về chăm sóc người bệnh sau mổ nội soi ruột thừa còn hạn chế, do vậy người bệnh cần được cung cấp kiến thức về tự chăm sóc sau mổ đề phòng các biến chứng.
- Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc người bệnh tương đối trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.
KẾT LUẬN
Qua chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thủng nội soi viêm ruột thừa tại Ngoại Tổng Hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chúng tôi rút ra những kết luận như sau:
5.1 Công tác chăm sóc
- Người bệnh sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình của Bộ Y tế như: quy trình thay băng vết mổ, chăm sóc dẫn lưu vết mổ, quy trình tiêm an toàn. Điều dưỡng thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh. Người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng viên.
- Người bệnh sau phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa được chăm sóc tốt các nội dung: theo dõi sát tri giác, hô hấp, tim mạch, thân nhiệt, cho người bệnh thở oxy, thực hiện thuốc theo y lệnh đảm bảo đúng thời gian, theo dõi phát hiện dấu hiệu tổn thương.
- Tuy nhiên còn một số hạn chế như: kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng viên. Một số điều dưỡng chưa chủ động trong công việc còn phụ thuộc nhiều vào y lệnh điều trị. Điều dưỡng chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật: kỹ thuật lấy dấu hiệu sinh tồn, tuân thủ 5 thời điểm rửa tay. Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về vận động, chăm sóc vệ vệ sinh cá nhân...chủ yếu do người nhà người bệnh đảm nhiệm.
- Bệnh viện đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh. 5.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi viêm ruột thừa.
- Bệnh viện cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ cho điều dưỡng học tập nâng cao trình độ.
- Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp hội đồng người bệnh.
- Điều dưỡng viên phải thành thạo chuyên môn, thường xuyên cập nhật kiến thức, tham gia đào tạo liên tục, luôn có tinh thần trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp tốt để phục vụ người bệnh.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP -
- 1. Đối với bệnh viện:
- - Cần thực hiện tăng cường giám sát vệ sinh bàn tay cho người điều dưỡng để góp phần giảm sự nhiễm khuẩn bệnh viện.
- - Tổ chức đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng. Cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng trong công tác chăm sóc, tư vấn cho người bệnh.
- - Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện kỹ năng giao tiếp, thực hành kỹ thuật tư vấn sức khỏe cho điều dưỡng.
- 2. Đối với khoa:
- - Điều dưỡng trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình theo dõi dấu hiệu sinh tồn của điều dưỡng viên, việc ghi chép vào bảng phiếu theo dõi và thường xuyên họp điều dưỡng rút kinh nghiệm cho các điều dưỡng viên.
- - Điều dưỡng trưởng phải tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình của điều dưỡng viên.
- - Thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp hội đồng người bệnh cấp khoa.
- 3. Đối với điều dưỡng viên.
- - Cần tuân thủ nghiêm ngặt việc theo dõi đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn theo y lệnh của bác sỹ, ghi chép hồ sơ bệnh án.
- - Phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh, không giao phó cho người nhà người bệnh, phải tự mình kiểm tra số lượng dịch/ chất thải, màu sắc ghi vào hồ sơ, bảng theo dõi trước khi hướng dẫn người nhà người bệnh đổ chất thải đi.
- - Cần tuân thủ 5 thời điểm rửa tay và thực hiện thành thạo quy trình rửa tay, tạo thói quen vệ sinh bàn tay trong chăm sóc người bệnh.
- - Cần phải trực tiếp hỗ trợ vận động cho người bệnh, có thể khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng cần hướng dẫn cẩn thận và có sự giám sát.
- - Cần hướng dẫn và hỗ trợ (khi cần thiết) người nhà người bệnh và có sự giám sát trong chăm sóc vệ sinh cho người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra cho NB
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 . Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang (2004), “Viêm ruột thừa ”, Đào tạo qua mạng.
2 . Tôn Thất Bạch, Trần Bình Giang (2003), Phẫu thuật nội soi ổ bụng , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3 . Nguyễn Trinh Cơ (1985).”Viêm ruột thừa cấp ”, Chuyên khoa Ngoại, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.45-52.
4 . Nguyễn Tấn Cường và Nguyễn Hoàng Bắc (2001), “Đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của cắt ruột thừa nội soi ”, Tạp chí Ngoại khoa, (4), tr.6-10.
5 . Phạm Phan Định (1998), Ruột thừa, hệ tiêu hóa, mô học , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6 . Vương Hùng (1991),”Viêm ruột thừa”, Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr5 -13.
7 . Ngô Việt Thành (2000), Nghiên cứu áp dụng phẫu thuật nội soi ổ bụng điều trị Viêm ruột thừa cấp , Luận án chuyên khoa 2, Chuyên ngành Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội.
8 . Nguyễn Tông (1990),”Viêm ruột thừa ”, Bách khoa thư bệnh học 1, tr.358-364.
9 . Phan Khánh Việt (1998): So sánh phẫu thuật kinh điển và phẫu thuật nội soi ổ bụng trong cắt ruột thừa viêm cấp , Luận án thạc sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.