2.3.1. Ưu điểm.
- Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa phân công tiếp nhận ngườI bệnh kịp thời - Về cơ bản các ĐD đã biết cách chăm sóc NB phẫu thuật mở Viêm ruột thừa
đúng
quy trình về. Ống DL ổ bụng phải được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng đạt, Hướng NB nằm nghiêng về bên có ống DL để dịch thoát ra được dễ dàng, tránh làm tắc, gập ống DL. Thay băng chân ống và sát khuẩn chân ống DL ổ bụng hàng ngày và túi đựng dịch DL hàng ngày đạt. ĐD báo BS khi có dấu hiệu bất thường đạt.
- Trang thiết bị được bệnh viện trang bị tương đối đầy đủ. 2.3.2. Tồn tại.
- Một số điều dưỡng chưa tuân thủ đúng quy trình chuyên môn.
NB tự thay).
+ ĐD khi thay băng còn bỏ qua khâu thay băng chân ống của DL. + Còn một số ĐD chưa thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề - Trang thiết bị phục vụ chăm sóc NB còn thiếu, chưa đồng bộ 2.3.3. Nguyên nhân chưa làm được
- Nhân lực ĐD còn thiếu
- Còn một số ĐD chưa tâm huyết chăm sóc NB do nhiều nguyên nhân. áp lực công việc cao, môi trường độc hại, thu nhập thấp, nghề nghiệp chưa được cộng đồng xã hội chia sẻ....
- Vật tư, dụng cụ y tế hỏng không bổ sung kịp thời ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh vá chăm sóc cho người bệnh.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mở viêm ruột thừa tại khoa ngoại tổng hợp Trung tâm y tế huyện Văn Chấn.
- 100% NB được chăm sóc tốt về. Chăm sóc NB trong phòng hồi tỉnh, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn theo đúng quy trình, được chăm sóc tốt về giảm đau sau phẫu thuật, chăm sóc vết mổ, chăm sóc tốt về dinh dưỡng và chống táo bón. Ống dẫn lưu ổ bụng được nối xuống túi vô khuẩn hoặc chai vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Theo dõi về số lượng , màu sắc , tính chất của dịch qua ống dẫn lưu và dặn NB những điều cần thiết đúng và đủ (ghi vào hồ sơ) đạt 85%.
- Vận động sau phẫu thuật cho NB chủ yếu do người nhà thực hiện. dinh dưỡng cho NB do người nhà NB cung cấp
- ĐD chăm sóc tốt cho NB về giáo dục sức khỏe sau phẫu thuật và khi NB xuất viện về. dinh dưỡng, vệ sinh, vận động, các dấu hiệu cần đến viện khám lại sau xuất viện.
- Còn 10% ĐD có theo dõi nhưng ghi chép trong phiếu theo dõi không kịp thời hoặc 5 – 6h mới đo DHST một lần.
- NB không được theo dõi dịch dẫn lưu đúng và đủ, thường do người nhà NB tự thay túi dịch dẫn lưu.
2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật mở viêm ruột thừa tại khoa ngoại Tổng hợp Trung tâm y tế huyện Văn Chấn.
- Đào tạo thường xuyên cho cán bộ y tế về chăm sóc người bệnh, chú ý đến chăm sóc về. ghi hồ sơ, chăm sóc ống dẫn lưu, chăm sóc vận động.
- Bệnh viện cần xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh phẫu thuật mổ mở ruột thừa theo 5 bước (Nhận định, chẩn đoán, lập kết hoạch, thực hiện kết hoạch, đánh giá) để giúp cho công tác chăm sóc, điều trị đạt kết quả cao.
- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cao cho điều dưỡng trẻ tuổi
- Điều dưỡng thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc NB sau phẫu thuật mổ mở VRT.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI
1. Đối với bệnh viện
- BV cần tạo môi trường làm việc thoải mái; khích lệ, động viên khuyến khích ĐD kịp thời, truyền cảm hứng và lòng yêu nghề cho ĐD.
- Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho GDSK như. máy chiếu, tờ rơi, bảng, bút dạ…
- BV cần có chính sách phù hợp, chế tài thưởng, phạt rõ ràng.
- Nâng cao tinh thần thái độ quy tắc ứng xử của NVYT tạo môi trường thân thiện giữa người bệnh vàNVYT
- BV đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng duy trì môi trường xanh sạch đẹp tiến tới bệnh viện vệ sinh
- Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế, phát triển chuyên môn kỹ thuật mới phục vụ công tác KCB.
- Tăng cường thêm nhân lực ĐD, tạo điều kiện, lập kế hoạch cho ĐD thay nhau đi học các lớp đào tạo ngắn hạn theo đúng chuyên ngành tại BV Bạch Mai. 2. Đối với khoa, phòng
- ĐDT khoa tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ cho ĐD cả về kiến thức và thực hành.
- ĐDT khoa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc,thay băng của ĐD.
- Khoa cần xây dựng nội dung GDSK về bệnh viêm ruột thừa và có những buổi truyền thông GDSK về bệnh viêm ruột thừa dành choNB.
3. Đối với nhân viên điều dưỡng khoa.
- Luôn có tinh thần học tập vươn lên. nắm vững các bước trong chăm sóc thay băng và chăm sóc ống DL ổbụng.
- Cần hướng dẫn cách chăm sóc quy trình thay băng và vệ sinh cá nhân, tránh các biến chứng có thể xảy ra do người nhà NB thiếu kiến thức.
- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc NB sau phẫu thuật mổ mở VRT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang (2004). “Viêm ruột thừa”, Đào tạo qua mạng
2. Bộ y tế (2012).“Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ”. Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 .
3. Phạm Đăng Diệu (2010). “Giải phẫu ngực - bụng”, Nhà xuất bản Y học, tr 262-263.
4. Phạm Phan Định (1998). “Ruột thừa, hệ tiêu hóa, mô học”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Nguyễn Tấn Cường và Nguyễn Hoàng Bắc (2001). “Đánh giá mức độ
an toàn và hiệu quả của cắt ruột thừa nội soi”. Tạp chí Ngoại khoa, (4),tr.6-
10.
6. Lê Trung Hải (2011). “Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau mổ”. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Trường Đại học Y Hà Nội (2013). “Bài giảng bệnh học Ngoại khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định (2011). “Bảng kiểm kỹ thuật điều dưỡng”. tr. 62-63.
9. Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2008). “Điều dưỡng Ngoại Khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Trần Việt Tiến (2016). “Điều dưỡng Ngoại khoa”, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định.
11. Trần Thanh Tú, Lê Hương Ly (2013). “Nghiên cứu một số yếu tố
nguy cơ chẩn đoán muộn viêm ruột thừa”, Tạp chí y học Việt Nam.
12. Frank H. Netter, MD (2013). “Atlas giải phẫu người”, NXB Y học, tr. 364