Những ưu điểm và nhược điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật chấn thương sọ não tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 51 - 59)

3.2.1. Ưu điểm

- Tại đơn vị ngoại khoa hiện có 17 Điều dưỡng trong đó có 02 chuyên khoa cấp I, 12 cử nhân điều dưỡng ĐH, còn lại là cao đẳng. Đội ngũ điều dưỡng trong khoa đều có trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

- Thường xuyên được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh

- ĐDV đã chủ động trong công tác chăm sóc người bệnh, người bệnh được chăm sóc toàn diện trong quá trình điều trị tại đơn vị.

- Sự phối hợp tốt giữa Bác sỹ và điều dưỡng nên công việc chăm sóc bệnh nhân luôn được chu đáo ít xảy ra sai sót

- Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

- Điều dưỡng luôn tận tình, chu đáo trong chăm sóc người bệnh.

- Điều dưỡng thực hiện cấp cứu NB khẩn trương, nhanh chóng và hết lòng vì NB.

3.2.2. Nhược điểm

- Có 80,6% ĐDV có trình độ cao đẳng và đại học. Nhưng đội ngũ ĐD này cũng chưa phát huy được hết chức năng của mình. Chưa lập được kế hoạch cho từng nhóm, chỉ có ĐDT lập kế hoạch cho các ĐD, tính chủ động trong công việc còn chưa cao.

- Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị.

- Nhân lực ít mà lượng người bệnh đông nên thường xuyên trong tình trạng quá tải dẫn đến điều dưỡng chủ yếu thực hiện y lệnh của Bác sỹ. Công tác hướng dẫn và trực tiếp phục hồi chức năng hô hấp vẫn chưa được chú trọng nhiều , chưa trực tiếp tập vận động cho NB mà chỉ hướng dẫn người nhà tập vận động cho NB

- ĐDV chưa được đào tạo chuyên khoa sâu về hồi sức tích cực

- Về kỹ thuật: Cơ bản các ĐD trong khoa đã thực hiện các quy trình chăm sóc hô hấp cho người bệnh tương đối tốt.Tuy nhiên do người bệnh đông nhiều khi quá tải so với nhân lực thực tế và việc thực hiện các quy trình chăm sóc hô hấp mang tính chất cấp cứu nên còn nhiều hạn chế:

+ Thực hiện quy trình còn làm tắt các bước, thiếu bước và thực hiện các bước còn chưa chính xác, chưa đủ thời gian nhất là thực hiện rửa tay thường quy.

+ Những ĐD trẻ mới ra trường có nhiều kiến thức nhưng kinh nghiệm chăm sóc NB thực tế chưa có nhiều nên việc thực hiện quy trình chưa chuẩn xác, các động tác còn chưa dứt khoát, thiếu tự tin.

+ Một số ít nhân viên khả năng đánh giá, nhận định và tiên lượng tình trạng NB còn nhiều hạn chế do thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao.

3.2.3. Nguyên nhân của việc đã làm và việc chưa làm được.

3.2.3.1. Các yếu tố từ phía người bệnh

- Do đặc thù của NB CTSN: không tỉnh táo, kích thích, liệt, khó tiếp xúc nên việc phối hợp với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc thực hiện thủ thuật còn gặp nhiều khó khăn.

- Tính chất bệnh Ngoại khoa cấp cứu đòi hỏi phải nhanh chóng, khẩn chương dẫn đến việc làm tắt các bước của quy trình.

- Tình trạng Người bệnh tại khoa thường xuyên quá tải cũng dẫn đến áp lực phải làm nhanh chóng kịp thời cho tất cả các NB dẫn đến việc làm thiếu các bước của quy trình và người nhà NB phối hợp chăm sóc nhiều, làm nhiều công việc của điều dưỡng. Đội ngũ ĐD viên giành hết thời gian cho việc thực hiện y lệnh điều trị thuốc và các chăm sóc cơ bản.

- Ở NB Nam tích cực tập phục hồi hơn NB Nữ do NB nữ chịu đau kém hơn NB Nam đó họ cần nhận được sự giải thích, động viên tinh thần của điều dưỡng nhiều hơn để họ tích cực luyện tập, phục hồi chức năng được tốt hơn.

3.2.3.2. Các yếu tố từ phía nhân viên y tế Nguồn lực tại khoa

- Khoa Ngoại thần kinh có tổng số 17 ĐDV. Mỗi ngày có khoảng 10 ĐDV trực tiếp chăm sóc Người bệnh, số ĐDV còn lại làm công tác hành chính, thủ thuật, tiếp đón người bệnh và nghỉ trực. Trung bình mỗi ngày khoa điều trị khoảng 60 – 70 người bệnh. Lực lượng Điều dưỡng viên trẻ (chiếm 60%) nằm trong độ tuổi sinh đẻ nên nghỉ chế độ thai sản nhiều nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu Điều dưỡng chăm sóc người bệnh nên công tác chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh, vận động chủ yếu do người nhà tự chăm sóc dưới sự hướng dẫn của ĐD.

Tỷ lệ ĐD có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao. Số điều dưỡng này được đào tạo từ các trường khác nhau, nhiều trường tham gia đào tạo nhưng cơ sở

thực hành còn thiếu hoặc chưa đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo, điều dưỡng ra trường nhưng năng lực không tương xứng với trình độ gây ảnh hưởng nhiều đến công tác chăm sóc vận động cho người bệnh. Để khắc phục tình trạng này bệnh viện và khoa Ngoại thần kinh tổ chức đào tạo thường xuyên tại khoa để nâng cao trình độ cho điều dưỡng và đặc biệt quan tâm điều dưỡng trẻ mới tuyển dụng. Tuy nhiên thêm vào đó còn có yếu tố chủ quan do ĐD chưa có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ đặc biệt tính tự học chưa cao. Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu chuyên đề “chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật chấn thương sọ não tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021’’ tôi nhận thấy:

Đối với thực tiễn công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật chấn thương sọ não tại khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy các Điều dưỡng tại đây đã thực hiện cấp cứu và chăm sóc người bệnh khẩn chương, kịp thời, hiệu quả và toàn diện. Thái độ chăm sóc và phục vụ người bệnh ân cần, chu đáo. Khoa phòng đã có đầy đủ các phương tiện cấp cứu và chăm sóc người bệnh. Tuy nhiên về vấn đề thực hiện quy trình cấp cứu và chăm sóc nói chung, chăm sóc hô hấp nói riêng vẫn còn có những hạn chế như: việc làm thiếu bước của quy trình, kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp chưa thành thạo, trong quá trình chăm sóc người nhà chăm sóc người bệnh còn phải đảm đương các công việc mà lẽ ra người điều dưỡng viên phải làm.

Để nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh chấn thương sọ não: Bệnh viện xây dựng kế hoạch bổ xung nhân lực đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên tăng cường trong giai đoạn bệnh nhân quá tải để đảm bảo chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh. Tổ chức thi điều dưỡng giỏi giữa các khoa trong bệnh viện. Cần hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc hô hấp thống nhất trong khoa, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc một cách toàn diện, chuyên nghiệp, mang tính chất chuyên sâu. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bổ sung và cập nhật kiến thức về chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình chăm sóc người bệnh nói chung và chăm sóc hô hấp nói riêng. Tổ chức định kỳ rèn luyện các kỹ năng thực hiện quy trình chăm sóc hô hấp cho người bệnh chấn thương sọ não. Điều dưỡng cần phải trực tiếp hỗ trợ chăm sóc hô hấp cho người bệnh, có thể khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng cần hướng dẫn cẩn thận và có sự giám sát.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

1. Đối với Bệnh viện:

- Cơ chế chính sách: Bệnh viện xây dựng kế hoạch bổ xung nhân lực đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên tăng cường trong giai đoạn bệnh nhân quá tải để đảm bảo chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng.

- Có chế tài khen thưởng, xử phạt cụ thể đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua và tổ chức xét thi đua của đơn vị.

- Cần phải nâng cao chất lượng chăm sóc NB hơn nữa trong Bệnh viện. Do vậy Bệnh viện cần phải có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên.

- Quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ cho ĐDV học tập nâng cao trình độ.

2. Đối với Khoa phòng

- Điều dưỡng trưởng cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình chăm sóc hô hấp cho Người bệnh và thường xuyên họp điều dưỡng rút kinh nghiệm cho các điều dưỡng viên không thực hiện đúng quy trình.

- Thường xuyên lồng ghép tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh vào các buổi họp Hội đồng người bệnh cấp khoa.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc.

- Định kỳ triển khai thăm dò, lấy ý kiến của người bệnh và người nhà trước khi ra viện về công tác chăm sóc của điều dưỡng.

- Tổ chức thi điều dưỡng giỏi giữa các khoa trong bệnh viện. - Không ngừng tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tập huấn cho đội ngũ Điều dưỡng các kỹ năng cơ bản phục hồi chức năng hô hấp cho NB sau chấn thương sọ não nặng nằm điều trị dài ngày và NB sau mở khí quản. Áp dụng thêm một số kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp cho NB như: Vỗ, rung lồng ngực cho NB điều trị tại đơn vị.

3. Đối với người điều dưỡng viên:

- Phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh, không giao phó cho người nhà người bệnh, phải chủ động trong công tác chăm sóc người bệnh.

- Cần phải trực tiếp hỗ trợ chăm sóc hô hấp cho người bệnh, có thể khuyến khích sự giúp đỡ của người nhà người bệnh nhưng cần hướng dẫn cẩn thận và có sự giám sát.

- Cần hướng dẫn và hỗ trợ người nhà người bệnh và có sự giám sát trong chăm sóc vệ sinh cho người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra do người nhà người bệnh thiếu kiến thức như teo cơ, cứng khớp, loét ép, viêm phổi…để giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí nằn viện và cải thiệt chất lượng sống cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 về việc hướng công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

2. Bộ Y tế (2014), Quyết định sè 1904/QĐ-BYT ngµy 30/05/2014 và ban hành tài liệu " Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- cấp cứu và chống độc".

3. Nguyễn Thị Vân Bình, Đồng văn Hệ (2009). ''Đánh giá kết quả xa sau điều trị chấn thương sọ não nặng'', Y học thực hành, tr.7, 37 - 41.

4. Nguyễn Tấn Cường (2013), Điều dưỡng ngoại 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc.

5. Đồng Văn Hệ (2005), ''Chấn thương sọ não nặng'', Cấp cứu ngoại khoa thầnkinh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Đồng Văn Hệ (2012), ''Chấn thương sọ não'', Y học thực hành, tr.100,123-125. 7. Đồng Văn Hệ, Nguyễn Duy Huề (2013),"Chẩn đoán hình ảnh trong chấn thương sọ não", Chấn thương sọ não,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr. 56.

8. Nguyễn Thanh Hải (2004), Nghiên cứu chẩn đoán và thái độ xử trí chấn

chương sọ não nặng tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp BSCKII, Trường

Đại học Y Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Kính (2015), Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Uơng.

10. Lý Ngọc Liên, Đồng Văn Hệ, Nguyễn Duy Tuyển (2013), "Sinh bệnh học và tổn thương giải phẫu trong chấn thương sọ não", Chấn thương sọnão, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.26-28.

11. Trần Việt Tiến (2016), "Chăm sóc người bệnh chấn thương sọ não", Điều

Dưỡng Ngoại Khoa, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, tr. 315-324.

Tiếng anh

12. Bradley H. Ruben (1998) Neurologic injurry: prevention and critical care. Critical care, J.B. Lipincott, p629-643.

13. Duclos C, Dumont M et al (2013). Rest-Activity Cycle Disturbances in the Acute Phase of Moderate to Severe Traumatic Brain Injury. Neurorehabil Neural Repair, 20, 213-216.

14. Elizabeth A. M. Frost (1993), Clinical anesthesia in neurosurgery. Butter worth Puplishers, p753-773.

15. Kristofina Amakali. (2015),“Clinical Care for the Patient with Heart Failure”,A Nursing Care Perspective

16. Langlois J, Rutland B, Wald M et al (2006). The Epidemiology and Impact of Traumatic Brain Injury. Journal of Head Trauma Rehabilitation, 21, 375-378.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật chấn thương sọ não tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)