Thực trạng tài liệu TTGDSK tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe cho NB tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021 (Trang 31)

Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu.

Đặc điểm về tài liệu giáo dục sức khỏe.

-Trong 146 tài liệu in được nghiên cứu thì tài liệu in dạng tờ rơi là 84/146 chiếm 57.5% tài liệu TTGDSK hiện đang lưu hành; dạng tài liệu giấy A4 là 34/146 chiếm 23.3%; dạng sổ tay là 27/146 chiếm 18.5% và dạng Áp phích là 1/146 chiếm 0.7%tài liệu TTGDSK hiện đang lưu hành.

- Các tài liệu TTGDSK được thiết kế ở các giai đoạn TTGDSK khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn trước phẫu thuật có 12/146 tài liệu chiếm 8.2 %; giai đoạn khi nằm viện nội trú là 15/146 chiếm 10.3%; giai đoạn sau khi ra viện là 13/146 chiếm 8.9%; tài liệu cho cả 3 giai đoạn trước phẫu thuật- khi nằm viện nội trú và sau khi ra viện là 75/146 chiếm 51,4%; tài liệu cho giai đoạn khi nằm viện và sau khi ra viện là 31/146 chiếm 21.2%. Với tỷ lệ 51,4% tài liệu TT GDSK thiết kế ở cả 3 giai đoạn trước phẫu thuật - khi nằm viện nội trú và sau khi ra viện, điều này cho thấy tài liệu TT GDSK đã và đang xây dựng theo hướng đi theo bước chân NB.

- Các tài liệu TT GDSK có thời gian sản xuất/tái xuất bản trong vòng 5 năm trở lại đây là 135/146 chiếm 92,5% tài liệu TT GDSK hiện đang lưu hành tại Bệnh viện; số tài liệu có thời gian sản xuất/tái xuất bản trong vòng 5 -10 năm trở về trước là 9/146 chiếm 6,2% và số tài liệu có thời gian sản xuất/tái xuất bản quá 10 năm là 2/146 chiếm 1,3% tài liệu TT GDSK hiện đang lưu hành tại Bệnh viện.

Đặc điểm về đối tượng NB đánh giá.

- Nghiên cứu của chúng tôi trên 121 NB có 67 NB nam (55,37%), 54 NB nữ (44,63%), đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi có tuổi trung bình 56,93 ± 13,08 tuổi, tuổi thấp nhất là 21 tuổi và cao nhất là 77 tuổi, trong đó nhóm trên 40 tuổi chiếm đa số (85,95%), khu vực sinh sống trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhóm NB sống ở thành thị là (42,15%) thấp hơn nhóm sống ở nông thôn (57,85%), về trình độ của đối tượng tham gia nghiên cứu, nhóm trình độ từ trung cấp trở lên có tỷ lệ là 43%, kết quả này phù hợp tỷ lệ số liệu thống kê bệnh viện năm 2019 và các nghiên cứu dịch tễ học tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức [15][[16]. Do vậy

kết quả nghiên cứu này cho phép bàn luận chung nhất về giá trị thu được từ kết quả trả lời NB.

Thực trạng tài liệu GDSK tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.

Thực trạng số lượng và phân loại tài liệu GDSK.

- Căn cứ vào “Bộ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức” ban hành T6/2020, thì hiện tại bệnh viện có 202 mặt bệnh thường gặp. Kết quả điều tra thu thập được 146 tài liệu in đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Như vậy tỷ lệ tài liệu TT GDSK hiện đang lưu hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trên tổng số các mặt bệnh thường gặp tại bệnh viện là 72,2%.

-Trong số 146 tài liệu TT GDSK thu được chúng tôi tiến hành nghiên cứu thì có 106/146 tài liệu TTGDSK liên quan đến các bệnh thường gặp chiếm 72,6%; 21/146 tài liệu TTGDSK hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho NB chiếm 14,3% và 19/146 tài liệu TTGDSK khác chiếm 13,1%.

- Với số tài liệu hiện lưu hành tại bệnh viện tương đối phong phú và đa dạng về chủng loại, so với mặt bằng chung của hệ thống cơ sở y tế tại Việt nam, theo thống kê của Cục truyền thông và giáo dục: sản phẩm tài liệu in về giáo dục sức khỏe ở Việt nam còn khá khiêm tốn hầu hết các tài liệu được sản xuất dựa trên các chương trình và dự án mặt khác do nhiều bệnh viện chưa xây dựng được đơn vị sản xuất chuyên biệt mà hầu hết các tài liệu được phát triển mang tính tự phát và không bài bản [17].

Thực trạng chất lượng tài liệu GDSK theo đánh giá PEMAT.

- Về nội dung: Qua đánh giá 146 tài liệu giáo dục sức khỏe đang lưu hành bệnh viện cho thấy: hơn 93% đánh giá đồng ý với nội dung tài liệu hoàn toàn dễ hiểu và nội dung tập trung vào mục đích tài liệu, kết quả này tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới: của các tác giả Chuen Yen Phua (2019) tại Singapore là 93%, Roberts H (2008) tại Viện Xương khớp Hoa kỳ, kết quả này hoàn toàn được các tác giả trên thế giới đồng tình là: nội dung là phần quan trọng và cốt lõi của tài liệu giáo dục sức khỏe do vậy hầu hết được chú trọng khi biên soạn và xuất bản các sản phẩm giáo dục sức khỏe.

- Về phong cách trình bày và chọn từ: Trong nghiên cứu chúng tôi cho thấy có 89.7% đánh giá tài liệu sử dụng ngôn ngữ thông dụng và 91.1% đánh giá thuật ngữ y tế được định nghĩa rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn 26% đánh giá tài liệu sử dụng giọng

bị động. So với các nghiên cứu khác trên thế giới thì kết quả này tương đương với các tác giả Heather Roberts (2008) là 89%, Kruse J, Toledo P, Belton TB và CS (2021) là 88% và của Arslan D là 93%, theo hầu hết các tác giả nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ trình bày và việc chọn từ bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hóa khác nhau nhất là những khu vực chăm sóc có nhiều dân tộc hoặc các cơ sở y tế thu dung nhiều đối tượng NB có địa lý, văn hóa khác nhau thì kết quả cũng khác nhau.

-Đánh giá về sử dụng số liệu: Trong nghiên cứu chúng tôi có 118/146 tài liệu có sử dụng số liệu, về sử dụng con số có 111 ý kiến đồng ý/ 118 phiếu được đánh giá các con số xuất hiện trong tài liệu rõ ràng và dễ hiểu (chiếm 94%), việc sử dụng số liệu là cần thiết ở một số tài liệu giáo dục sức khỏe khi nó cần minh chứng làm nổi bật một số tần suất, nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Tuy nhiên nhiều tác giả đồng thuận rằng trong tài liệu hạn chế nếu thực sự các con số không cần thiết, vì có thể ảnh hưởng đến tâm lý NB làm NB lo âu hơn về kết quả cũng như tiên lượng điều trị của bản thân [13] [14].

-Đánh giá về tổ chức nội dung: Trong nghiên cứu chúng tôi khoảng 94% tài liệu được đánh giá tài liệu giáo dục sức khỏe chia thông tin thành các phần nhỏ và có tính logic, mỗi phần có tiêu đề thông tin rõ ràng, tuy nhiên có 51.4% đánh giá tài liệu chưa cung cấp bản tóm tắt. Để lý giải cho việc chưa cung cấp bản tóm tắt ở các tài liệu chúng tôi cho rằng đây là do việc chưa quy định cụ thể trong việc biên soạn các sản phẩm tại bệnh viện và việc này hoàn toàn có thể khắc phục và rút kinh nghiệm cho các lần tái bản lần sau, nhiều nghiên cứu cho thấy việc tóm tắt lại nội dung là vô cùng quan trọng đối với NB nhất là người cao tuổi hoặc những NB có tâm lý đang lo sợ khi mới phát hiện ra bệnh, việc đọc các thông tin tóm tắt giúp NB khái quát được toàn bộ nội dung mà thầy thuốc muốn cung cấp [13].

-Đánh giá về bố cục và thiết kế: Có 94.5% tài liệu giáo dục sức khỏe được đánh giá có bố cục và thiết kế trực quan và thu hút sự chú ý ở các điểm chính trong nghiên cứu này, đây là một điểm khích lệ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thông không chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bố cục và thiết kế là một đặc tính rất quan trọng với tài liệu giáo dục sức khỏe: giúp người xem có hứng thú và hấp dẫn quan tâm đến tài liệu, đôi khi gây sự tò mò, hiếu kỳ ở NB do vậy nó làm tăng tính hiệu quả của nội dung và hoạt động giáo dục sức khỏe [13] [14].

-Đánh giá sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan: Trong nghiên cứu có 47 tài liệu được đánh giá sử dụng các bảng đơn giản với tiêu đề hàng và cột ngắn và rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn 38.9% tài liệu được đánh giá chưa sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan bất cứ khi nào chúng có thể làm cho nội dung dễ hiểu hơn. Có 67% NB đánh giá có công cụ hỗ trợ trực quan của tài liệu có tiêu đề hoặc chú thích rõ ràng và 88.8% tài liệu sử dụng hình ảnh minh họa rõ ràng và không rườm rà, kết quả này thấp hơn một số nghiên cứu của các tác giả Heather Roberts (2008) là 84%, Kruse J, Toledo P, Belton TB và CS (2021) là 85% và của Arslan D là 90%, để lý giải cho kết quả này chúng tôi cho rằng đây là kết quả hoạt động mang tính thẩm mỹ đòi hỏi tính chuyên nghiệp của các nhà sản xuất sản phẩm, một nhược điểm của các tài liệu trong nhóm tài liệu trong nghiên cứu này là do chưa được tổ chức biên soạn in ấn bởi các nhà mỹ thuật chuyên nghiệp.

- Kết quả đánh giá chung mức độ dễ hiểu của tài liệu giáo dục sức khỏe. Qua nghiên cứu thì chất lượng tài liệu TT GDSK tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức như sau: Trong 146 tài liệu GDSK dạng in, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đồng ý về mức độ dễ hiểu chung của tài liệu là 75.5%, tỷ lệ không đồng ý về mức độ dễ hiểu chung của tài liệu là 12,4% và tỷ lệ tài liệu không áp dụng là 12,1%. Kết quả này, bước đầu đáng khích lệ hoạt động sản xuất các sản phẩm giáo dục sức khỏe tại bệnh viện tuy nhiên so với hoạt động giáo dục sức khỏe của một số quốc gia khác được báo cáo có phần thấp hơn, theo nghiên cứu tại Singapore năm 2019 của tác giả Chuen Yen Phua, tờ rơi thường đạt điểm cao về cả tính dễ hiểu (trung bình 84%) và khả năng hoạt động (trung bình 72%), và của Roberts H (2008) ở Bệnh viện chấn thương chỉnh hình tại Mỹ là 86% tính dễ hiểu khi sử dụng cùng công cụ PEMAT.

- Kết quả đánh giá về khả năng thực hiện của tài liệu: Trong 146 tài liệu GDSK dạng in, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đồng ý về khả năng thực hiện chung của tài liệu là 64,5%, tỷ lệ không đồng ý về khả năng thực hiện chung của tài liệu là 12,5% và tỷ lệ tài liệu không áp dụng là 23%. Hầu hết các tài liệu được đánh giá khả năng thực hiện rõ ràng được mô tả hành động chia nhỏ các bước (chiếm 96% tài liệu), tuy nhiên có 23.3% đánh giá tài liệu chưa cung cấp công cụ hữu hình và 50.7% tài liệu được đánh giá chưa sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan.

- Kết quả này bước đầu cho thấy sự đánh giá từ NB là tương đối chấp nhận các sản phẩm giáo dục sức khỏe hiện tại từ bệnh viện tuy nhiên hiện vẫn còn một số

nhược điểm cần khắc phục cho các lần tái bản lần sau như việc tóm tắt nội dung quan trọng, cung cấp sinh động hơn các công cụ hữu hình thực tế giúp hỗ trợ trực quan cho NB dễ dàng làm theo hoặc nhận biết một cách thuận lợi và nhanh chóng.

- Bàn luận về công cụ PEMAT: Trong quá trình triển khai công cụ đánh giá PEMAT với bản in chúng tôi nhận thấy đây là một công cụ đơn giản dễ sử dụng, với số tiêu chí đánh giá vừa phải, kết quả thẩm định rất rõ ràng chỉ dựa trên 3 tiêu chí đồng ý và không đồng ý hoặc không đánh giá nếu tiêu chí đó không tồn tại trong sản phẩm, kết quả thu nhận phản hồi tương đối khách quan và đồng thuận. Bước đầu triển khai với số lượng NB và tài liệu còn hạn chế trong nghiên cứu tuy nhiên chúng tôi cũng mạnh dạng đề xuất cho việc sử dụng bộ công cụ này ở các nghiên cứu khác với quy mô NB và số lượng tài liệu bản in lớn hơn để có thể khẳng định thêm tính giá trị và độ tin cậy cũng như tính hữu dụng của bộ công cụ PEMAT. 3.2. Các ưu điểm, nhược điểm/tồn tại.

3.2.1. Ưu điểm:

- Công cụ PEMAT được phiên dịch sang tiếng việt, là bộ công cụ đơn giản dễ sử dụng, với số tiêu chí đánh giá vừa phải, kết quả thẩm định rất rõ ràng.

-Nghiên cứu được thực hiện với sự tận tâm, nhiệt tình và đầy tinh thần trách nhiệm của các Điều tra viên.

- Được sự quan tâm, ủng hộ của Bệnh viện và Ban lãnh đạo các khoa/phòng, việc xây dựng tài liệu TT GDSK cho người bệnh/ người nhà người bệnh của bệnh viện đang đi đúng lộ trình, tiến tới sẽ phủ kín toàn bộ các mặt bệnh thường gặp tại bệnh viện.

-Các tài liệu TT GDSK đang lưu hành tại bệnh viện được đánh giá cao về nội dung tài liệu là hoàn toàn dễ hiểu và nội dung tập trung vào mục đích tài liệu, đó là khởi đầu cho bước đi xây dựng tài liệu TTGDSK theo hướng tiếp cận gần nhất đến NB và NNNB. Bên cạnh đó thì mục tài liệu TT GDSK chia thông tin thành các phần nhỏ và có tính logic, mỗi phần có tiêu đề thông tin rõ ràng cũng được đánh giá cao. 3.2.2. Tồn tại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các tài liệu TTGDSK dạng in xây dựng còn chưa thật sự bắt mắt, còn thiếu hình ảnh trực quan, sơ đồ, bảng biểu cũng như cung cấp một bản tóm tắt cho NB/NNNB có cái nhìn khái quát về mặt bệnh cũng như hướng điều trị và các hướng dẫn phục hồi sức khoẻ.

- Tài liệu TT GDSK chưa thật sự phong phú về chủng loại. Các tài liệu in, nhiều chữ xuất hiện nhiều. Tài liệu dạng áp phích và video rất ít.

3.2.3. Nguyên nhân:

- Số lượng tài liệu TTGDSK chưa phủ hết mặt bệnh thường gặp là do trong năm 2021 sau khi rà soát lại tài liệu TTGDSK một số đơn vị tự thấy tài liệu TTGDSK tại khoa hiện không còn phù hợp nên đã huỷ và tiến hành xuất bản bản mới.

- Chưa có quy định cụ thể trong việc biên soạn các tài liệu TTGDSK cho NB/NNNB tại bệnh viện.

-Các nhóm biên soạn không giống nhau về trình độ, khả năng viết bài.

-Chưa có sự đầu tư đồng bộ trong khâu in ấn nên chất lượng hình ảnh chưa đẹp, bắt mắt và đồng bộ.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 146 tài liệu TTGDSK in hiện đang lưu hành tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, chúng tôi đi đến kết luận.

1. Phân loại tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe và chất lượng các tài liệu theo PEMAT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tỷ lệ số lượng, phân loại tài liệu TTGDSK là đa dạng và phong phú về thể loại so với mặt bằng chung các bệnh viện tại Việt nam. Có 146 tài liệu TT GDSK/202 mặt bệnh thường gặp. Trong đó có 106/146 tài liệu TTGDSK liên quan đến các bệnh thường gặp chiếm 72,6%; 21/146 tài liệu TTGDSK hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho NB chiếm 14,3% và 19/146 tài liệu TTGDSK khác chiếm 13,1%.

Chất lượng của các tài liệu TT GDSK theo PEMAT thì tỷ lệ mức độ dễ hiểu là chấp nhận được (75,5%) tuy nhiên tỷ lệ khả năng thực hiện thì còn khá thấp (64,5%). Số lượng tài liệu được tìm thấy không có hình ảnh / giáo cụ trực quan, các sơ đồ/ bảng biểu/đồ thị là nhược điểm của các tài liệu giáo dục sức khỏe hiện tại (chiếm 23% theo đánh giá từ NB). Mặc dù rất nhiều kinh nghiệm cũng như phản hồi của NB/NNNB chỉ ra rằng các phương tiện hỗ trợ trực quan được ưu tiên hơn là văn bản. Cũng như vấn đề tài liệu TT GDSK cần có bản tóm tắt đủ cô đọng hoặc ngắn gọn cho nội dung cần truyền thông, nhưng tiêu chí đó cũng còn rất thấp 47.9%. 2. Giải pháp tăng cường chất lượng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

-Bệnh viện có kế hoạch nâng cao số lượng tài liệu TT GDSK để phủ hết các mặt

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe cho NB tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2021 (Trang 31)