Chiều cao và cân nặng

Một phần của tài liệu đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non (Trang 27)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chiều cao và cân nặng

Bảng: Chiều cao, cân nặng của trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Văn Hải

Chỉ số TTDD

Chiều cao (cm) Cân nặng (kg)

Nam (59 trẻ) Nữ (41 trẻ) Nam (59 trẻ) Nữ (41 trẻ) Chỉ số trung bình 106 104 17,2 16,5 TTDD đạt chuẩn TB 55/59 trẻ (93,2%) 37/41 trẻ (90,2%) 55/59 trẻ (93,2%) 35/41 trẻ (85,3%) SDD thể nhẹ cân/thấp còi 4/59 trẻ (6,8%) 4/41 trẻ (9,8%) 4/59 trẻ (6,8%) 6/41 trẻ (14,6%) Tổng Cả lớp (100 trẻ) TTDD đạt chuẩn TB 92/100 trẻ (92%) 90/100 trẻ (90%) SDD thể nhẹ cân/thấp còi 8/100 trẻ (8%) 10/100 trẻ (10%)

Tôi nghiên cứu tổng số trẻ 5-6 tuổi trường MN Văn Hải là 100 trẻ. Trong đó, tổng số trẻ nam là 59, nữ là 41. Qua số đo về cân nặng, chiều cao của trẻ ta thấy được, chỉ số trung bình về chiều cao của nam là 106cm, nữ là 104cm; chỉ số trung bình về cân nặng của nam là 17,2kg; nữ là 16,5 kg

Qua đánh giá sự phát triển theo chỉ số cân nặng, chiều cao theo tuổi của 59 trẻ nam và 41 trẻ nữ trong tổng số100 trẻ tại trường Mầm non Văn Hải ta thấy được:

Số trẻ nam đạt chuẩn trung bình về chiều cao theo tuổi là 55/59 trẻ (93,2%), nữ là 37/41 trẻ (90,2%). Số trẻ nam đạt chuẩn trung bình về cân nặng theo tuổi là 55/59 trẻ (93,2%), nữ là 35/41 trẻ (85,4%)

Số trẻ nam thuộc nhóm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 4/59 trẻ (6,8%), nữ là 4/41 trẻ (9,8%). Số trẻ nam thuộc nhóm suy dinh dưỡng thể thấp còi là 4/59 trẻ (6,8%), nữ là 6/41 trẻ (14,6%).

Tổng số trẻ nam, nữ đạt chuẩn trung bình về cân nặng theo tuổi là 92/100 trẻ (92%). Tổng số trẻ nam, nữ đạt chuẩn trung bình về chiều cao theo tuổi là 90/100 trẻ (90%).

Tổng số trẻ nam, nữ thuộc nhóm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 8/100 (8%). Tổng số trẻ nam, nữ thuộc nhóm suy dinh dưỡng thể thấp còi là 10/100 trẻ (10%)

Như vậy, qua đánh giá sự phát triển theo chỉ số cân nặng, chiều cao theo tuổi của nhóm trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Văn Hải ta thấy, nhóm trẻ này vẫn còn chiếm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng khá cao, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi.

2.2.2. Chỉ số BMI của trẻ 5-6 tuổi của trường Mầm non Văn Hải

Nhóm tuổi Chỉ số BMI (kg/m2) trung bình Tổng trẻ

Nam (59 trẻ) Nữ (41 trẻ) 100 trẻ Chỉ số trung bình 15,25 15,24 15,2 Sức khỏe dinh dưỡng tốt 51/59 trẻ (86,4%) 33/41 trẻ (80,5%) 84/100 trẻ (84%) Nguy cơ béo phì 2/59 trẻ

(3,4%) 1/41 trẻ (2,5%) 3/100 trẻ (3%) Thiếu cân 2/59 trẻ (3,4%) 5/41 trẻ (12,2%) 7/100 trẻ (7%)

Qua đánh giá sự phát triển theo chỉ số cân nặng tính theo chiều cao của 59 trẻ nam và 41 trẻ nữ trong tổng số 100 trẻ tại trường Mầm non Văn Hải ta thấy được:

Chỉ số BMI trung bình của trẻ nam là 15,25; nữ là 15,24. Chỉ số trung bình của tổng 100 trẻ (cả nam và nữ) là 15,2.

Số trẻ nam có sức khỏe dinh dưỡng tốt là 51/59 trẻ (86,4%), nữ là 33/41 trẻ (80,5%). Tổng số trẻ có SKDDT của 100 trẻ (cả nam và nữ) là 84/100 trẻ (84%).

Số trẻ nam thuộc nhóm nguy cơ béo phì là 2/59 trẻ (3,4%), nữ là 1/41 trẻ (2,5%). Tổng số 100 trẻ (cả nam và nữ) có số trẻ thuộc nhóm nguy cơ béo phì là 3/100 trẻ (3%).

Số trẻ nam thuộc nhóm thiếu cân là 2/59 trẻ(3,4%), nữ là 5/41 trẻ (12,2%). Tổng số 80 trẻ (cả nam và nữ) có số trẻ thuộc nhóm thiếu cân là 7/100 trẻ (7%).

Như vậy, qua đánh giá sự phát triển theo chỉ số cân nặng tính theo chiều cao của nhóm trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm non Văn Hải ta thấy, nhóm trẻ này vẫn còn chiếm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng khá cao, ngoài ra còn có xuất hiện cả trẻ đang trong nguy cơ béo phì. Qua đó ta thấy, nhóm trẻ nữ có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm trẻ nữ.

Từ đó ta thấy, tình trạng dinh dưỡng của một số trẻ 5-6 tuổi tại trường MN Văn Hải cần phải được can thiệp. Để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, nguy cơ béo phì ở trẻ, người lớn cần phải quan tâm, tìm hiểu để phòng ngừa và điều trị tình trạng dinh dưỡng ở trẻ, để trẻ được phát triển toàn diện.

2.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng

*Chế độ dinh dưỡng:

Mức độ sử dụng lương thực, thực phẩm thường xuyên của trẻ. Đa số là trẻ ăn uống chưa hợp lí, chưa được quan tâm chú trọng để cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm như chất đạm, vitamin,.... mà chỉ ăn sao cho đủ no. Có gia đình trẻ chỉ thường xuyên ăn cơm với rau, hoặc nguyên cơm trắng hoặc chan cơm với nước lã. Nhiều trẻ không được ăn sáng trước khi đến trường, hoặc nếu được ăn thì chỉ ăn bánh kẹo, đồ ngọt,...

Trẻ ăn chưa đủ nặng lượng và các chất dinh dưỡng Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng cân đối năng lượng.

Chưa cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn Chưa cân đối giữa vitamin và khoáng chất

Hàng ngày trẻ uống chưa đủ nước, hoặ uống nước không đun sôi (nước lã)

* Chế độ sinh hoạt

Ở trường, lớp trẻ được chăm sóc chế độ sinh hoat theo quy định của trường lớp. Trẻ được chơi, học, ăn, ngủ theo thời gian biểu. Tuy nhiên, đôi khi các cô còn chưa thực hiện theo đúng thời gian biểu một ngày của trẻ.

Ở nhà, trước khi đến lớp, có trẻ thì được bố mẹ vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi mới đến trường, có trẻ thì không, mặt mũi chân tay bẩn, phải nhịn bữa sáng. Chiều về, trẻ ở trung tâm thì đa số được bố mẹ đón, nhưng ở bản đa số trẻ tự về, tự chơi. Tối đến ăn cơm cùng gia đình, chơi rồi đi ngủ.

Những ngày không đến trường như thứ 7, chủ nhật thì trẻ hầu như ăn uống không đúng giờ, trưa không ngủ mà đi chơi,...

* Yếu tố gia đình

Gia đình trẻ đa số kinh tế còn nhiều khó khăn, bố mẹ đi làm cả ngày, không quan tâm đến con cái. Có khi chị em tự chăm sóc nhau, tự anh chị nấu cơm cho em ăn.

Một số ít gia đình bố thường xuyên uống rượu,...ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Trình độ học vấn của bố mẹ trẻ còn thấp. Nhiều bà mẹ không biết chữ, thiếu kiến thức về chăm sóc trẻ em.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM VĂN HẢI – KIM SƠN – NINH BÌNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

* Đảm bảo tính khoa học:

Khi đề xuất biện pháp cần đảm bảo tính khoa học, hợp lí, phù hợp với nhịp sinh học của trẻ, phù hợp với độ tuổi và cá nhân trẻ.

* Đảm bảo tính khả thi:

Việc đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi, chúng ta phải dựa vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước, của địa phương, cũng như sự tác động của yếu tố khách quan, chủ quan. Từ đó giúp chúng ta tránh quan điểm quá tả hoặc quá hữu khi đưa ra các biện pháp.

Các biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ phải dựa trên cơ sở lí luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.

Biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lí, của địa phương, của phụ huynh, của trẻ và của cả các cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

* Đảm bảo tính đồng bộ

Biện pháp đưa ra phải đảm bảo bảo tính đồng bộ

3.2. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ 5-6 tuổi

3.2.1.Biện pháp 1: Khảo sát và đánh giá thường xuyên tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường.

* Ý nghĩa:

Trong cuộc sống điều quan trọng đối với trẻ đó là sức khỏe, trẻ có sức khoẻ tốt thì có thể tham gia mọi hoạt động một cách khéo léo và linh hoạt. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì khả năng hoạt động, trí tuệ và tinh thần của trẻ bị giảm sút. Suy dinh dưỡng ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân đòi hỏi người trực tiếp chăm sóc trẻ phải có biện pháp theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc sức khoẻ phù hợp với trẻ nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng một cách tốt nhất. Để làm được điều đó thì vai trò của giáo viên,nhà trường trong việc khảo sát và đánh giá thường xuyên tình trạng dinh dưỡng của trả tại trường là vô cùng quan trọng. Thường xuyên khảo sát, đánh giá trẻ để nắm bắt được tình hình sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được chính xác, nắm bắt được những trẻ có vấn đề về sức khỏe, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách khắc phục để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ phát triển toàn diên cả về thể chất và trí tuệ.

* Tiến hành:

Để nắm bắt được tình hình sức khỏe của trẻ ngay từ đầu năm học giáo viên phụ trách lớp tiến hành cân đo khảo sát nhằm phát hiện ra những cháu suy dinh dưỡng trên biểu đồ tăng trưởng sau đó phân nhóm các trẻ suy dinh dưỡng

theo các nguyên nhân và đưa ra biện pháp tác động dinh dưỡng hợp lý.Việc theo dõi trẻ được tổ chức theo định kỳ thường xuyên ba tháng một lần, sau đó đánh giá xem trẻ nào có sự tiến bộ, trẻ tăng cân, tăng chiều cao, trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ nào...

Để đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của trẻ, giáo viên cần sử dụng cân đồng hồ, thước gỗ để đo cân nặng, chiều cao cho trẻ. Để đo lấy được số liệu chính xác, giáo viên cần:

Đo cân nặng: Giáo viên cần sử dụng cân đồng hồ với độ chính xác đến

0,1kg. Cân được kiểm tra chỉnh sửa trước khi cân. Cân được đặt ở vị trí ổn định bằng phẳng. Trẻ mặc quần áo mỏng, đi đất khi cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, cân được tính bằng kg với 1 số lẻ. Cân vào giờ thống nhất vào buổi sáng trước khi ăn.

Đo chiều cao: Giáo viên đo bằng thước gỗ có chặn đầu và chân. Để trẻ đi chân không, đứng thẳng quay lưng vào thước; đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát thước. Mắt nhìn thẳng về phái trước, 2 tay xuôi theo thân mình. Dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo. Chiều cao được tính bằng cm với 1 số lẻ.

Để theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ chúng tôi sẽ: đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng mỗi quý một lần nhằm phát hiện sớm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi hoặc thừa cân, béo phì.

Sử dụng biểu đồ tăng trưởng

Đánh giá sự phát triển theo chỉ số cân nặng theo tuổi Đánh giá sự phát triển theo chỉ số chiều cao theo tuổi

Đánh giá sự phát triển theo chỉ số cân nặng theo chiều dài/ chiều cao của trẻ Các bước đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ mầm non

Sử dụng sổ sức khỏe Số liệu báo cáo

Phối hợp với trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ được thực hiện liên tục trong năm học. Khám sức khỏe định kỳ cho các cháu 2 lần /1 năm, tẩy giun 1 năm/1lần, uống vitamin A định kỳ, phối hợp phòng chống các dịch bệnh.

Phối hợp cùng y tế trường tuyên truyền tới bậc phụ huynh cho con đi tiêm chủng mở rộng tại trường do y tế quận và phường về tiêm, tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo các công văn về bệnh như: Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi phát ban, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy, thuỷ đậu… Nội dung tuyên truyền được tiến hành lồng ghép theo chủ đề hàng tháng. Ví dụ: Tháng 9: Tuyên truền cân đo sức khoẻ lần 1, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì. Tháng 10: Cho trẻ ăn đủ chất để phòng chống suy dinh dưỡng. Tháng 11: Vitamin A và sự phát triển của trẻ nhỏ, hiệu quả của tẩy giun. Tháng 12: Tuyên truyền cân đo sức khoẻ lần 2, những kiến thức cần thiết để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em suy dinh dưỡng và béo phì. Thông báo kết quả cân đo của lớp, sức khoẻ của từng trẻ có nguy cơ dưới và nguy cơ trên để phụ huynh nắm được để có hướng giải quyết kịp thời. Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sau khi ốm, cách lên thực đơn và ăn uống theo thực đơn, cách chế biến trong bữa ăn và thức ăn bổ sung cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

Ngoài ra để công tác phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả cao, khi ở lớp tôi theo dõi và phát hiện kịp thời những cháu có biểu hiện lạ, hoặc trẻ đặc biệt để phối hợp cùng nhà trường và phụ huynh để tìm cách chăm sóc trẻ đặc biệt. Đối với các cháu thể trạng gầy không tăng cân, cần tìm nguyên nhân: Trẻ đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh chưa phục hồi, kém ăn, thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, vui chơi không phù hợp, do các bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn không đủ chất, không đúng giờ. Cách khắc phục: Phối hợp với gia đình, quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo, thường xuyên động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ ăn, chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món xào, rán có nhiều mỡ, uống thêm sữa và nước hoa quả… Tổ chức cho trẻ được hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ. Đối với các cháu ở thể béo phì và có biểu hiện béo phì: Biện pháp giảm tốc độ tăng cân: Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo,

đường mật, kem, sữa đặc có đường, sữa béo, các món ăn quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, …

* Điều kiện thực hiện:

Giấy bút, máy tính, tài liệu về cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi. Các dụng cụ để cân đo như thước gỗ, cân đồng hồ,…

Địa điểm để cân đo: Lớp học, trường học Sổ sức khỏe của trẻ

Trẻ, phụ huynh, y tế trường, y tế bản.

3.2.2.Biện pháp 2: Làm tốt hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại lớp. * Ý nghĩa:

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non. Giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh và nhanh nhẹn . Giáo viên chính là người trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp, vì thế công việc của giáo viên mầmnon có đặc thù riêng, không chỉ thể hiện ở vai trò người thầy mà còn là người mẹthứ hai của trẻ. Mọi hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp nếu không được quan tâm chăm sóc tốt thì trẻ không thể phát triển toàn diện.

* Tiến hành:

Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non. Giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâmsinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Giáo viên chính là người trực tiếp làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp, vì thế công việc của giáo viên mầm non có đặc thù riêng, không chỉ thể hiện ở vai trò người thầy mà còn là người mẹthứ hai của trẻ. Mọi hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại lớp nếu không được quan tâm chăm sóc tốt thì trẻ không thể phát triển toàn diện. Sau khi có được kết quả khảo sát đầu năm học, tôi lập danh sách riêng những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Tôi thường xuyên theo dõi một cách chặt chẽ, trực tiếp chăm sóc cho trẻ trong các hoạt động ăn, ngủ…Để chăm sóc sức

khỏe cho trẻ một cách tốt nhất tôi luôn chú trọng đến chế độ ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, vệ sinhmôi trường ở lớp. Luôn đảm bảo trang phục, đầu tóc trẻ gọn gàng,

Một phần của tài liệu đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w