Kết quả thực hiện một số công tác khác trong 6 tháng thực tập

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 63)

Trong 6 tháng thực tập vừa qua, bản thân em được quản lý, kỹ sư trang trại, anh chị công nhân giúp đỡ, tạo điều kiện tham gia học tập và làm việc tại cả khu bầu và khu đẻ. Tuy nhiên do yêu cầu của chuyên đề, gần như toàn bộ thời gian em tham gia làm việc tại chuồng bầu và chuồng phối. Chỉ khi hoàn thành công việc được giao bên chuồng bầu hoặc được quản lý, kỹ sư phân công trực tiếp, em sẽ sang chuồng đẻ hỗ trợ.

* Đỡ đẻ

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: Găng tay, lồng úm, bột lăn, cồn iod, bột lăn, thuốc thú y, xô, chất sát trùng, chổi lau…

- Tiến hành:

+ Tắm nái sạch sẽ.

+ Cho lồng úm vào, rồi cho thảm và lắp bóng úm. + Lau sàn bằng chổi và nước pha sát trùng.

+ Đỡ đẻ: Nắm vào phần hông lợn con, hướng đầu xuống dưới, vuốt nước ối, màng ối ở miệng và mũi để lợn con dễ thở; sát trùng rốn bằng cồn iod; dùng bột lăn rắc đều lên mình lợn con, tránh phần mắt, mũi và miệng; cân khối lượng sơ sinh; cho lợn con nằm ở lồng úm.

+ Sau khi lợn con khô, cho uống Ig-oneS với liều 1ml/con và cho bú sữa đầu, chú ý: kiểm tra vú lợn mẹ và vệ sinh vú sạch sẽ trước khi cho lợn con bú.

- Trong quá trình đỡ đẻ cần theo dõi lợn mẹ.

* Mài nanh, cắt đuôi

- Mài nanh

+ Chỉ thực hiện sau khi lợn con bú đủ lượng sữa đầu (12h sau khi sinh). + Dùng máy mài: mài ngang với những cái xung quanh, mài cẩn thận.

- Cắt đuôi

+ Dùng kìm điện: Vị trí cắt đuôi từ khấu đuôi ra 2cm. + Sau khi cắt dùng cồn iod sát trùng rốn và phần đuôi.

* Tiêm sắt

- Liều 200mg sắt/con. Kéo lệch da cổ và tiêm vuông gốc vào bắp cổ. - Sử dụng kim số 7.

* Uống thuốc phòng cầu trùng (khi lợn con 3 ngày tuổi)

- Nhỏ thuốc vào miệng sao cho lợn con uống hết phần thuốc. - Liều: 1ml Pix-cox/con.

* Thiến (từ 4-7 ngày tuổi)

- Sát trùng trước vết thiến.

- Mổ 2 đường, không làm rách màng bao tinh hoàn.

- Dùng 2 ngón tay ép cho 2 tinh hoàn thoát ra. Dùng panh kẹp xoáy 2 vòng và giật ra (Chú ý: giật cả phần ống dẫn tinh).

- Sát trùng lại vết thiến bằng cồn iod.

- Tiêm kháng sinh Vetrimoxin LA liều 1ml/con để tránh nhiễm trùng.

* Kỹ thuật phối giống lợn

- Xác định thời điểm phối: Cần người kinh nghiệm phát hiện chính xác;

Luôn có lợn nọc đứng trước hoặc có con đực bên cạnh; Nái đứng im: Cho người ngồi lên, mắt lim dim, vểnh tai; Âm hộ có dịch nhầy, dính, màu sắc hơi tái lại.

- Thời điểm phối thích hợp

+ Đối với nái lứa 2 trở đi (nái rạ): 2 liều

Liều 1: Cách 6 giờ từ khi phát hiện nái đứng yên Liều 2: Cách liều 1: 20 - 25 giờ

Áp dụng sáng chịu đực chiều phối hoặc ngược lại. Cùng khung thời gian: Sáng - Sáng hoặc Chiều - Chiều. + Đối với hậu bị phối lần đầu: 3 liều liên tiếp.

Liều 1: Khi phát hiện nái đứng yên. Liều 2: Cách liều 1: 6 giờ.

Liều 3: Cách liều 2: 6 giờ. Áp dụng chịu đực rồi phối luôn.

Khung thời gian: Sáng - Chiều - Sáng hoặc Chiều - Sáng - Chiều.

- Công tác chuẩn bị trước khi phối cho lợn

Chuẩn bị dụng cụ: Bình xịt nước; khăn sạch; giấy mềm; ống phối dùng cho hậu bị và nái rạ; gel bôi trơn; bao tay; kẹp phối; bao cát.

- Quy trình phối giống lợn

+ Lùa đực nọc trước 4 - 5 lợn nái mỗi nhóm hoặc dùng 1 đực nhốt vào ô chuồng giữa 2 ô nái chuẩn bị phối.

+ Cào phân sạch sẽ trên sàn (nền), sử dụng thanh chắn để nái không lùi về phía sau.

+ Lau sạch các chất bẩn hữu cơ xung quanh vùng âm hộ, có thể xịt và lau nếu cần (Lưu ý: Tránh xịt nước vào bên trong âm đạo).

+ Lau âm hộ: Thao tác nhẹ nhàng và dùng giấy mới và sạch.

+ Kích thích trước khi phối: Nhấn đè thân sau và mát xa phần hông của nái, cho đến khi nái đứng im.

+ Lắp kẹp phối.

Bước 2. Quy trình phối (do người có kinh nghiệm thực hiện).

+ Kích thích để đảm bảo nái đã sẵn sàng phối: Nhấn đè thân sau và mát xa phần hông.

+ Bắt đầu phối: Đưa ống phối đã được bôi trơn bằng gel vào trong âm đạo một cách cẩn thận. Đẩy ống phối vào tử cung.

+ Kiểm tra vị trí bằng cách kéo nhẹ ra: Nếu cảm giác chặt thì đã đúng, nếu long, tuột ra thì làm lại.

+ Lắp lọ tinh vào và gắn lên kẹp phối.

+ Kích thích co bóp để tinh chảy vào. Nhấn đè thân sau và mát xa phần hông lợn nái cho đến khi các cơ co bóp tử cung hút tinh vào bên trong.

+ Không cần bóp tuýp tinh nếu làm tốt các khâu.

+ Khi đang phối nếu lợn nái nằm xuống: Tiếp tục kích thích, không đánh nái dậy. + Chỉnh lại ống phối nếu: Tinh không chảy vào được: kích thích nhiều hơn, chỉnh lại ống tinh; tinh vào quá nhanh; tinh có bị trào ra khỏi âm hộ hay không, kiểm tra ống phối có đúng vị trí hay không.

Bước 3: Kết thúc.

+ Kiểm tra tuýp tinh đã hết chưa và có tinh chảy xuống sàn không. + Tiếp tục kích thích.

+ Lấy ống phối ra sau 10 phút khi: Tinh đã được hút hết vào tử cung; nái không còn hưng phấn nữa: nái bồn chồn không yên hoặc nằm xuống.

+ Kiểm tra đầu ống phối xem các dấu hiệu bất thường: Có máu, có mủ dính. + Ghi chép các thông số: Người phối; phản xạ đứng im như: độ chịu đực; trào tinh; các bất thường...

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số công tác khác trong 6 tháng thực tập

STT Công việc Số lượng thực hiện (con) Kết quả an toàn Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 1 Đỡ đẻ cho nái 13 13 100

2 Mài nanh, cắt đuôi 294 294 100

3 Tiêm sắt 294 294 100

4 Cho lợn con uống thuốc phòng bệnh cầu trùng 257 257 100

5 Thiến lợn đực 186 185 99,46

6 Phối giống cho nái 55 55 100

Qua bảng 4.8, trong 6 tháng thực tập, em đã tham gia hỗ trợ thực hiện các công việc trên đàn lợn con đạt hiệu quả cao. Số lượng lợn con thực hiện mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt, cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng và phối với tỷ lệ thành công 100%. Các công tác em đã thực hiện ở bảng trên đều được tổ trưởng chuồng bầu, tổ trưởng chuồng đẻ cho phép. Dưới sự giám sát và hướng dẫn tận tình của kỹ sư và anh, chị công nhân có kinh nghiệm, em được trực tiếp mài nanh, tiêm sắt, cho uống thuốc phòng cầu trùng, thiến, phối... Nhờ đó em có cơ hội hoàn thiện các kỹ năng cơ bản cũng như học tập thêm kiến thức về lợn con và kỹ thuật phối giống cho nái.

Số lượng lợn nái em được trực tiếp đỡ đẻ không nhiều. Chủ yếu trong quá trình trực trưa, em đã đỡ đẻ được cho 13 nái và dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của kỹ sư trại, em nắm được quy trình đỡ đẻ cho nái sinh sản.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trang trại công ty Cổ Phần Chăn nuôi Ánh Dương - Hòa An - Cao Bằng. Em đã được học hỏi rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái mang thai và bản thân em đã rút ra một số kết luận như sau:

- Trang trại Ánh Dương là trang trại khách hàng đạt năng suất cao nhất miền Bắc của công ty Greenfeed với trung bình lợn nái của trang trại sản xuất được 2,42 lứa/năm.

- Công tác vệ sinh trong và các khu vực quanh trại đều được thực hiện nghiêm ngặt. Hàng ngày, trong chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và rắc vôi tiêu độc khử trùng. Các khu đảm bảo thực hiện quy trình an toàn sinh học nghiêm ngặt và đạt hiệu quả 100%.

- Công tác phòng bệnh bằng vắc-xin tại trại thì được thực hiện nghiêm ngặt, theo đúng lịch của công ty đạt hiệu quả an toàn 100%.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái hậu bị chờ phối, lợn nái sau cai sữa, lợn nái sau khi phối và chăm sóc, nuôi dưỡng nái trong các giai đoạn mang thai cho 350 lợn nái an toàn, đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao. Bản thân đã hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao.

- Học tập, tích lũy kinh nghiệm từ quy trình ép nái, phối giống, chăm sóc lợn đực, khai thác tinh và pha chế, bảo quản tinh…

- Tham gia quá trình phối giống và tỷ lệ lợn nái đậu thai cao, chiếm 96,46%. - Tích lũy kinh nghiệm, kiến thức trong việc phát hiện bệnh, biểu hiện đặc trưng của một số bệnh trên nái mang thai: viêm tử cung, viêm khớp, không đậu thai, sảy thai…

- Nái sính sản mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất 7,14%; phối không đậu thai 3,54%; sảy thai 2,29%; viêm khớp 1,71%.

- Hỗ trợ kỹ sư theo dõi quá trình điều trị bệnh viêm tử cung và viêm khớp cho lợn nái và đạt tỷ lệ khỏi khá cao từ 75,00 - 82,61%.

- Kết quả thực hiện một số công việc khác

+ Đỡ đẻ cho 13 lợn nái an toàn và đúng kỹ thuật. + Phối giống cho 55 lợn nái.

+ Mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt cho 294 lợn con.

+ Cho 257 lợn con uống thuốc phòng bệnh cầu trùng. + Thiến 186 con lợn đực, an toàn đạt 185 con.

5.2. Đề nghị

- Trang trại cần bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề tốt để thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để cải thiện chất lượng đàn nái, có phương hướng chẩn đoán, xử lý nhanh chóng và điều trị các trường hợp vấn đề xảy ra bất ngờ.

- Cán bộ kĩ thuật viên trong trại cần hướng dẫn chu đáo hơn cho công nhân cách phát hiện lợn ốm kịp thời.

- Cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh về sinh sản nói riêng và bệnh tật nói chung.

- Kính mong nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y tiếp tục tổ chức cho các bạn sinh viên khóa sau về thực tập tại trang trại để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề trước khi ra trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật

Thú y, Tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

2. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

3. Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản

gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Mạnh Hà, Đào Đức Thà, Nguyễn Đức Hùng (2012), Giáo trình

công nghệ sinh sản vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Văn Lệ Hằng, Đào Đức Thà, Chu Đình Tới (2009), Sinh sản vật nuôi, Nxb Giáo Dục.

7. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm

thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Tiến Thành (2015), “Năng suất sinh sản của

đàn lợn nái giống GF24 ông bà”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 193, tr. 9 -14.

11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiệp, tr. 44 - 52.

12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh

lợn cao sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

16.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Phụng (2006), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

18. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Quế Côi (2005), Chăn nuôi lợn trang trại, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

19.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vaccine E. coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”,

Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.

20.Nguyễn Văn Thanh (2010),“Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 17, tr. 720 - 726.

21.Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại Đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp

22.Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Thương, Giang Hoàng Hà (2015), Bệnh

thường gặp ở lợn nái sinh sản chăn nuôi theo mô hình gia trại, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

23.Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, (2006), Giáo trình Sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình

chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu Tiếng Anh

26.Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice, pp.466 - 473.

27.Madec F. (1995), “Inflammation of the uterus and reproductive function of

sows”, Scientific Verterinary Journal, vol II No. 1 - 1995.

28.Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A., (1995), “Mammary gland and

lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university

press, pp. 40 - 57.

29.Taylor D.J., (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow University, U.K, pp. 315 - 320.

30.Urban V.P., Schnur V.I., Grechukhin A. N., (1983), “The metritis, mastitis

agalactia syndrome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik sel

skhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 - 75.

III. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET

31. Nguyễn Văn Điền (2/2/2017). Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản.

http://saovietphar.com/kinh-nghiem-xu-ly-benh-viem-tu-cung-o-lon-nai- sinh-san.htm

32. Greenfeed.com.vn (14/10/2019). Đặc điểm thức ăn greenfeed dành cho heo con, heo thịt và heo nái.

https://www.greenfeed.com.vn/vi/dac-diem-thuc-greenfeed-danh-cho-heo- con-heo-thit-va-heo-nai/

33. Heo.com.vn (12/08/2017). Kỹ thuật chăn nuôi - Gây giống- Nguyên nhân khiến nái lên giống lại.

http://www.heo.com.vn/?x/=newsdetail&n=4872&/c/=30&/g/=24&date=1 2/8/2017&new=nguyen-nhan-khien-nai-len-giong-lai.html.

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ

Ảnh 1: Cổng trại Ảnh 2: Khu vực trại

Ảnh 5: Tạo stress cho nái cai sữa Ảnh 6: Liều tinh

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)