7. Kết cấu
3.2. Một số vấn đề đặt ra và giải pháp
Cùng với quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa nông thôn sẽ là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, sự chuyển đổi của các làng nghề thủ công truyền thống, chuyển đổi lao động sang khu vực phi nông nghiệp kèm theo đó là chuyển đổi trong cấu trúc gia đình, xã hội nông thôn. Quá trình này một mặt tạo ra nguồn thu nhập, sinh kế mới, tạo cơ hội du nhập tri thức mới và công nghệ mới cho cư dân nông thôn; mặt khác cũng tạo ra những rủi ro, đứt gãy trong cơ cấu gia đình, xã hội nông thôn. Những rủi ro mới sẽ phát sinh đối với người già, phụ nữ, trẻ em ở lại nông thôn và cho cả những người di cư ra đô thị (trong trường hợp chưa tích lũy đủ năng lực về kỹ năng, tri thức, vốn, thông tin, quan hệ) và cần cơ chế an sinh xã hội kiểu mới để xử lý vấn đề này.
Gia đình hạt nhân sẽ vẫn tiếp tục là mô hình chủ đạo và sẽ ngày càng phổ biến hơn. Trong xu thế hiện đại ngày nay, tình trạng gia đình thiếu cha hoặc thiếu mẹ, thiếu cha mẹ (do đi làm ăn xa, do ly thân/ly dị), gia đình chỉ có thế hệ ông bà - cha mẹ sinh sống, con cái và gia đình nhỏ ở riêng sẽ ngày càng phổ biến. Sự tách biệt cư trú của con cái khi xây dựng gia đình và sự xuất hiện gián tiếp của các kênh giao tiếp bằng phương tiện truyền thông hiện đại làm cho sự liên hệ, thông cảm giữa các thế hệ ngày càng ít đi. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới.
Trong bối cảnh các giá trị gia đình vẫn được ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, cần nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện của các gia đình trong việc tham gia xây dựng nông thôn, làng xã văn minh, hiện đại.Những biến đổi của gia đình nông thôn nói trên chính là một quá trình liên tục bảo tồn, truyền thụ, phát huy những giá trị truyền thống; đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến thành những giá trị tiên tiến, tinh hoa của gia đình hiện đại. Những đặc trưng của gia đình truyền thống cần được phát huy hơn nữa, là những nhân tố chính giúp gia đình Việt Nam phát triển, thích nghi với xu hướng hiện đại hóa.
Hai là, đổi mới cách thức bình xét, công nhận “Gia đình văn hóa” chất lượng hơn, thực chất hơn, gắn xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống văn hóa, lối sống văn hóa. Từ trước đến nay, phương thức bình xét, công nhận không được chú ý cải tiến, hầu hết mang nặng tính hình thức, làm ảnh hưởng đến sự hưởng thụ thực chất của văn hóa gia đình. Cần đổi mới sự đánh giá, công nhận, bình xét, biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu, thiết thực, hiệu quả. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về giáo dục nhân cách của các thành viên trong gia đình nông thôn mới, phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình và xây dựng văn hóa gia đình.
Ba là, tăng cường và bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực gia đình, trong việc định hướng hình thành các chuẩn mực của gia đình hiện đại, phát huy giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống. Tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng gia đình văn hóa gắn với phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí đã đề ra. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống, trên cơ sở đó, từng bước nâng cao chất lượng “Gia đình văn hóa”. Cấp ủy, chính quyền các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình, “Gia đình văn hóa” vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình, kế hoạch công tác hằng năm.
Bốn là, cần có những chính sách cụ thể nhằm tăng cường sức mạnh nội tại cho các gia đình, nhân rộng và biểu dương các mô hình “Gia đình văn hóa” tiêu biểu. Cần giữ gìn, trân trọng các phong tục tốt đẹp của gia đình, cộng đồng và dân tộc, biểu dương và nhân rộng những tấm gương sáng về văn hóa gia đình làm nền móng vững vàng cho lối sống, cách ứng xử có văn hóa.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống và các quy tắc ứng xử văn hóa trong gia đình. Thực hiện hiệu quả Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình, trong đó nhấn mạnh nội dung giáo dục đạo đức, lối sống. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực gia đình. Chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình. Duy trì, nhân rộng các mô hình hiệu quả tại cộng đồng về xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.
Sáu là, kết hợp hài hòa giữa các quy ước, hương ước của làng xã với việc xây dựng, thực hiện quy ước xây dựng nông thôn mới. Hương ước đóng vai trò như một “bộ luật” riêng chưa hoàn chỉnh của làng xã nhằm duy trì và cố kết cộng đồng trước mọi thách thức của lịch sử. Hiện nay, nhận thức của các gia đình về nếp sống văn minh trong xây dựng nông thôn mới ở các làng quê dần được thay đổi. Việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước nông thôn mới cần được đặt dưới sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước nhằm bảo đảm nội dung của hương ước, quy ước phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không vi phạm quyền con người, quyền công dân.
KẾT LUẬN
Với một nước nông nghiệp đang phát triển như Việt Nam, thì nông nghiệp vẫn là một lĩnh vực kinh tế hết sức quan trọng không chỉ trong giảm nghèo mà còn đối với sự phát triển của quốc gia, và trong quá trình phát triển này người nông dân vẫn có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn. Để nông nghiệp, nông dân có thể đảm nhận tốt vai trò quan trọng như nhận định của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương khoá X “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”
Xây dựng nông thôn mới đã góp phần tạo nên những biến đổi nhiều mặt đối với đời sống gia đình nông thôn, với sự thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cải thiện mức sống, tạo thêm những việc làm mới, giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động phi nông nghiệp.
Bên cạnh mặt tích cựcxây dựng nông thôn mới cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc, do thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, hàng vạn hộ nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm nên một bộ phận gia đình nông dân có thu nhập thấp và mức sống giảm dần; các tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển; môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng; làm gia tăng phân tầng xã hội về thu nhập và đời sống trong nội bộ dân cư nông thôn.
Thế hệ nông dân hiện tại được xem là “tầng lớp quá độ” chịu tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới và tác động này sẽ còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Khi con em những người nông dân hôm nay lớn lên không còn đất canh tác nhưng nếu không được học hành tử tế, không được đào tạo nghề thì trong tương lai gần áp lực đối với thế hệ trẻ về việc làm, về cuộc sống thật khó hình dung hết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tống Văn Chung (2011), Giáo trình cơ sở xã hội học nông thôn Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
2. Bùi Quang Dũng, Nguyễn Trung Kiên, Bùi Hải Yến và Phùng Thị Hải Hậu (2015), "Chương trình xây dựng nông thôn mới: một cái nhìn từ lịch sử chính sách", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (91).
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toaàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toaàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2009), Gia đình học, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội
8. Thanh Lê (2001), Xã hội học gia đình, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
9. Trương Giang Long, Nguyễn Thành Long (2011), Liên kết “4 nhà” - giải pháp cơ bản góp phần xây dựng nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
10. Trịnh Duy Luân, Helle Rydstrom, Wil Burghoorn (2008), Gia đình Nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 79. Chu Tiến Quang, Lê Xuân Đình (2007), “Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong phát triển nông thôn mới bền vững”, Tạp chí Cộng sản, (125).
11. C.Mác, Ph.Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội 12. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Sự thật, Hà Nội.
13. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 14. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 15. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội
16. Hoàng Bá Thịnh (Chủ biên) (2015), Giáo trình gia đình học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
18. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội
19. Biến đổi của gia đình nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)
20. Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA XHH - CTXH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN
Học kỳ I Năm học: 2021-2022 Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 Nhận xét: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Điểm đánh giá của CBChT1: Bằng số: ... Bằng chữ: ... Nhận xét: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Điểm đánh giá của CBChT2: Bằng số: ...
Bằng chữ: ...
Điểm kết luận: Bằng số... Bằng chữ:...
Thừa Thiên Huế, ngày …… tháng …… năm 20…
CBChT1 CBChT2