Phần này bắt đầu nói về những phẩm tính tuyệt vời của tác giả bản Khẩn nguyện,
Kyobpa Jigten Sumgon. Như Konchog Norzang đã tán thán trước đây những phẩm tính lớn lao đến từ sự buông bỏ và nhận thức, ởđây, đã chia bản khẩn nguyện của tổ Jigten Sumgon thành năm phần. Điều này rất quan trọng bởi vì, khi chúng ta đi
theo sự hướng dẫn của một ai, chúng ta phải chắc chắn người dẫn phải là người
cũng đi theo chính bài giảng của Tổ. Nhận biết được những phẩm tính, chúng ta có thể thấy một người có đúng là một vị thầy có phẩm tính hay không, có phải người thực hiện lời nói của mình hay không?
Tổ Jigten Sumgon là người đáng được để ý vì người được khẩn nguyện và được
tiên đoán bởi đức Phật trong nhiền bản kinh và mật điển. Người được tiên đoán
vài lần sẽ có một chúng sinh nhận thức lớn sẽ xuất hiện ở vùng đất phía bắc Tây Tạng.
Một câu chuyện khác khẳng định dấu hiệu của tổ Jigten Sumgon liên quan đến Maliyadeva, một A La Hán của Sri Lanka. Vị này gặp em trai mình của Kashmiri
pandita Shakya Shri, và tiên đoán Kashmiri Shakya Shri sẽ đi đến Tây Tạng, nên nói rằng, “có một vùng đất ở Tây Tạng, gọi là Dri, nơi thiền sư Richen Pal (tên gọi khác của tổJigten Sumgon) cư ngụ. Vị này gửi những phẩm vật cúng dường tài bảo và thực phẩm cho Shakya Shri. Đến lượt, pandita đưa lại một khổ của Pháp và một trong những bông hòa mà ta đã gia trì vậy chúng sẽ không hỏng. Không cần phải dạy gì cho vị này cả. Vị Richen Pal này là tái sinh của ngài Long Thọ, người đã sống
400 năm sau khi đức Phật nhập diệt. Vị này sẽ hoạt động ở Tây Tạng và sẽ giải thoát một sốchúng sinh đặc biệt khó để giải thoát”
Sau đó Kashmiri Shakya Shri đến Lemoche, một tỉnh của Tsang, nơi ông ta làm một
món cúng dường bằng y áo cho tất cả các vịtăng và những vị mới tu tại đây. Một
người học trò của tổ Jigten Sumgon đến trễ và không còn y áo nào còn lại cả. Người học trò này cố kéo váy của Shakya Shri để vịnày chú ý nhưng một người trợ giáo
đã đẩy người học trò này ra, làm anh ta bịthương.
Vị bổn tôn chính của Shakya Shri chính là đức Tara, bà xuất hiện hàng ngày với vị
này. Tuy nhiên sau sự việc hôm đó, bà không xuất hiện bảy hôm liền. Ông khẩn cầu tha thiết vào ngày thứ tám bà xuất hiện nhưng quay lưng về phía ông ta. Ông ta khẩn khoản hỏi xin bà giải thích xem ông đã phạm sai lầm gì, bà trả lời “Qua người trợ giáo, con đã làm lấy máu của đệ tử ngài Long Thọ. Để tịnh hóa hành vi này, con cần phải sám hối trước 100 vị tăng không có y áo và cúng dường họ tất cả y áo”. Shaky Shri ngay lập tức hỏi thăm vịtăng bịthương về danh tính vị thầy dạy. Vịtăng
67
cho Shakya Shri biết vị thầy mình là tổ Jigten Sumgon. Vậy cả bà Tara lẫn vị A La
Hán Srilanka đều nhận tổ Jigten Sumgon chính là ngài Long Thọ.
Hoạt động chính của tổJigten Sumgon được ca ngợi. Người có khảnăng phân tích
rõ ràng những bài giảng bằng ba lời nguyện và tất cảđược tôn trọng. Tổđưa những
điểm tầm thường nhất của học thuyết thành thực hành, tổ duy trì và phát triển những bài giảng bằng cách mà ba lời nguyện được nhìn thấy trong sựhài hòa; nơi
không có lỗi lầm hay mâu thuẫn cho dù một quy tắc nhỏ bé nhất. Điều này được nói vì từ rất lâu, người Tây Tạng đã sử dụng sai lầm thực hành mật thừa như một
ý nghĩa để làm thỏa mãn những ham muốn bình thường. Dựa trên đó, Atisha đã có
khảnăng hài hòa mật điển và thực hành luận tạng một lần nữa và với truyền thống
được kết nối mạnh mẽ với dòng truyền thừa Kagyu và Gelugpa.
Tổ Jigten Sumgon có được nhận thức những ý nghĩa bài giảng của đức Phật mà không bị mâu thuẫn. Tổcó được năng lực tự thân, hay tựdo ý chí đối với kinh điển của đức Phật và những bình giảng đáng tin cây. Tổ nhận thức toàn hảo chúng vào có khảnăng hiểu sâu những ngữnghĩa này tận đáy tim. Tổ từng nói “ta không có thân từ kiếp trước của ngài Long Thọ, nhưng tất cả những gì ngài giảng rất rõ ràng trong tâm trí ta”
Tổ Jigten Sumgon nhận thực toàn hào cách an trụ của bản chất không tạo tác của tính không sâu sắc. Điều này đã đưa đến sự giác ngộ cuối cùng trong động Echung. Tiến đến gần hơn sự nhận thức của tổ, tôi khuyến khích mọi người đọc những bài
hát Vajra (kim cương) của tổ. Cả cuộc đời của tổ hồi hướng, vì lợi lạc của những chúng sinh khác, cho dù tới lúc tổ thiếu cả thức ăn và quần áo của riêng mình. Thiếu vắng ích kỷ và bám chấp vào ngã là dấu hiệu của nhận thức chân như.
TổJigten Sumgon đã hoàn thiện sự hợp nhất tính không và tướng, gọi là thân kim
cương của sự tích hợp, ngay trong đời này. Vô số những bổn tôn đã xuất hiện với tổ.
Bậc thầy của giáo Pháp, Jigten Sumgon, đã có một cuộc đời không thể tin nổi: khổ
hạnh, kỷ luật, và thực hành tôn giáo mà chúng ta thấy được trong cuộc đời người tựa như nhngx tia sáng của nguồn cảm hứng. Chỉ có một người như vậy mới có thể sáng tác được bảy khổthơ gần động thiêng Echung.
68