Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích các nhân tố tác động đến

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 26)

ri ro tín dng ca Ngân hàng thương mi

Khi phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng, có nhiều trường phái đưa ra các nhóm nhân tố khác nhau tùy theo các cách đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại:

1.1.2.1. Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu

Một số nghiên cứu cho rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại có thể được đo lường thông qua tỷ lệ nợ xấu là tỷ số của tổng nợ xấu chia cho tổng dư nợ cho vay như: Jin-Li Hu, Yang Li, Yung-Ho Chiu (2004), Fadzlan Sufian & Royfaizal R. Chong (2008), Nguyễn Thị Thái Hưng (2012), Rasidah M. Said và Mohd H. Tumin (2011), Tobias Olweny & Themba M. Shipho (2011). Điển hình là Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007) khi nghiên cứu các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Ấn Độ trong giai đoạn 1994 -2005 đã đưa ra các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng bao gồm cả yếu tố vi mô lẫn vĩ mô đó là: (i) sự tăng trưởng GDP; (ii) quy mô của ngân hàng; (iii) tăng trưởng tín dụng thực tế của ngân hàng; (iv) chi phí hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng phương pháp GMM (The Generalized Method of Moments) của Lars Peter Hansen (1982) khi phân tích độ trễ của các biến vi mô để khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng biến nội sinh để đảm bảo các ước lượng thu được vững và hiệu quả. Còn Yurdakul Funda (2014) thì chỉ dựa trên các yếu tố vĩ mô bao gồm: tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE- 100, tỷ giá ngoại tệ, tốc độ tăng trưởng GDP, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp.

Berger, Ạ&DeYoung, R., (1997) đã dựa trên ba giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu để nghiên cứu sựảnh hưởng của cấu trúc vốn đến rủi ro tín dụng. Trong đó:

-Giả thiết thứ nhất là “vận đen”: nợ xấu có thể nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng do biến động vĩ mô gây nên và khi ngân hàng dành nhiều nguồn lực hơn để xử lý các khoản vay có vấn đề thì hiệu quả chi phí sẽ thấp.

-Giả thiết thứ hai là sự yếu kém trong quản lý trong đó hiệu quả chi phí thấp là dấu hiệu của vấn đề quản lý. Yếu kém trong quy trình thẩm định tín dụng trước, trong và sau khi cho vay dẫn đến lựa chọn đối nghịch của ngân hàng và rủi ro đạo đức của khách hàng và làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng.

-Giả thuyết thứ ba là về sựđánh đổi giữa chi phí ngắn hạn và nợ có vấn đề trong dài hạn. Ngân hàng dành ít nguồn lực cho quá trình thẩm định và giám sát khoản vay sẽ làm tăng hiệu quả chi phí hoạt động trong ngắn hạn nhưng đánh đổi mức rủi ro nợ xấu cao trong tương laị

Còn Trần Chí Chinh (2012) xuất phát từ việc phân tích thực trạng tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011 (NHTM cổ phần ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương tín, NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, NHTM cổ phần Quân Đội) đã đưa ra 2 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại đó là nhóm nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng (chính sách tín dụng của ngân hàng, đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng, nguồn thông tin thu thập từ khách hàng), nhóm nhân tố xuất phát từ phía khách hàng (khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng không có thiện chí trả nợ ngân hàng, trình độ và năng lực quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay không hiệu quả, tình hình tài chính của khách hàng không tốt lại sử dụng vốn vay quá lớn). Và Ravi Prakash Poudel & Sharma Poudel (2013) trong công trình “Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công nghiệp Nepal” đã nghiên cứu 31 NHTM ở Nepal trong giai đoạn 2001-2011, kết quả hồi quy cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của

ngân hàng đó là: (i) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); (ii) Tỷ lệ lạm phát; (iii) Lượng cung tiền tệ; (iv) Thị trường lãi suất và (v) Sự biến động của tỷ giá hối đoáị

Ngoài ra, Ahlem & Fathi (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu của 85 ngân hàng thương mại tại 3 nước (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong giai đoạn 2004-2008, những quốc gia đã phải đối mặt với vấn đề tài chính sau cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn vào năm 2008. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động GMM kết hợp với hồi quy pooled OLS cho kết quả nghiên cứu là “Tốc độ tăng trưởng của GDP và Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)” có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu; còn “Tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất danh nghĩa” lại có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấụ Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime Poposki (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Đông Nam Châu Âụ Kết quả nghiên cứu với mẫu là 69 ngân hàng tại 10 quốc gia trong giai đoạn 2003-2010 cho thấy nếu tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ lạm phát cao và lãi suất danh nghĩa cao sẽ làm gia tăng nợ xấụ Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu, các ngân hàng lớn có thể giải quyết tốt vấn đề thông tin bất cân xứng.

Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch (2015) đã sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng động GMM để nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 2 nhóm nhân tố tác động đến RRTD là: (i) Nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm “Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP” có mối quan hệ ngược chiều với RRTD với mức ý nghĩa thống kê 1%; còn các nhân tố khác như: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, lãi suất danh nghĩa lại chưa tìm được ý nghĩa thống kê. (ii) Nhóm nhân tố vi mô bao gồm: Tỷ lệ nợ xấu năm trước cao có tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu trong năm hiện tại với mức ý nghĩa thống kê 1%; ROE có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu với mức ý nghĩa thống kê 10% vì lợi nhuận kém phản ánh chất lượng quản lý không tốt dẫn tới tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn; thu nhập ngoài lãi có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa thống kê 10%; tỷ lệ đòn bẩy có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 1%; ngoài ra kết quả nghiên cứu còn cho thấy tại các NHTM mà có quy mô lớn thì có nguy cơ xuất hiện RRTD sẽ cao hơn. Bên

cạnh đó, Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) đã xây dựng 2 mô hình gồm các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM thông qua tỷ lệ nợ xấu của 22 NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014. Đểđảm bảo tính bền vững của mô hình, tác giảđã sử dụng kết hợp 3 phương pháp ước lượng là hiệu ứng cốđịnh (FE), phương pháp Mômen tổng quát dạng sai phân (DGMM) của Arellano & Bond (1991) và phương pháp Mômen tổng quát dạng hệ thống (SGMM) của Arellano & Bover (1995), Blundell & Bond (1998). Kết quảước lượng cho thấy các yếu tố vi mô gồm: tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ, khả năng sinh lời, quy mô của ngân hàng và tăng trưởng tín dụng đều tác động đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng và có ý nghĩa thống kê; còn các yếu tố như: vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay/vốn huy động, dư nợ ngắn hạn lại không có ý nghĩa thống kê. Các yếu tố vĩ mô gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa thống kê 1%, còn tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê.

Cũng sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng động GMM để kiểm định tác động của các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam, Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015) sử dụng mẫu gồm 15 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 cho kết quả tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, kết quả kinh doanh trong quá khứ, quy mô của ngân hàng và Tỷ lệ cho vay trên/Tổng tài sản đều ảnh hưởng cùng chiều tới nợ xấu; còn tỷ lệ lạm phát tăng và Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản tăng lại làm giảm nợ xấu của ngân hàng. Còn Nguyễn Tuấn Kiệt và Đình Hùng Phú (2016) sử dụng dữ liệu bảng của 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 cho kết quả là các yếu tố vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế tác động tích cực làm giảm nợ xấu còn nợ công Chính phủ thì tác động tiêu cực làm tăng nợ xấụ Các yếu tố vi mô gồm nợ xấu kỳ trước, tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý tác động tích cực làm giảm nợ xấu còn quy mô tín dụng thì tác động tiêu cực làm tăng nợ xấụ Phạm Dương Phương Thảo và Nguyễn Linh Đan (2018) phân tích 27 NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2016 thì phát hiện thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng năm trước càng cao thì sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại càng gia tăng; các ngân hàng càng có tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng càng cao; chi phí hoạt động càng cao, lợi nhuận của ngân hàng càng cao thì sẽ giúp các ngân hàng giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.

Và yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 1% (độ tin cậy 99%). Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Phan Thị Diệu Thảo và Bùi Công Duy (2018) cho ra kết quả nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng RRTD, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến nợ xấụ Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế và khả năng sinh lời có tương quan âm với nợ xấụ Bên cạnh đó, bài viết cũng giải thích mối quan hệ cùng chiều của Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản với nợ xấu trái với kỳ vọng của nghiên cứụ

Gần đây nhất, Nguyễn Thị Như Quỳnh và cộng sự (2018) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016. Nhóm tác giả sử dụng mô hình Pooled OLS, FEM, REM sau đó lựa chọn mô hình phù hợp là FEM. Các kiểm định khuyết tật của mô hình lần lượt được tiến hành, phát hiện mô hình FEM có hiện tượng phương sai thay đổị Để khắc phục tình trạng này, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares - FGLS) để đảm bảo hiệu quả của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy với mức ý nghĩa thống kê 1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng và tỷ lệ thất nghiệp tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấụ Đồng thời, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu năm trước tương quan thuận chiều với tỷ lệ nợ xấu hiện tạị Tuy nhiên, mối quan hệ giữa yếu tố quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời của ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu chưa được tìm thấỵ

1.1.2.2. Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Một số nghiên cứu khác lại đo lường rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ của dự phòng rủi ro tín dụng chia cho tổng tài sản của Ngân hàng. Quan điểm này cho rằng dư nợ cho vay chiếm chủ yếu trong tổng tài sản nên có thể sử dụng trực tiếp giá trị tổng tài sản để tính rủi rọ Các nghiên cứu giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến RRTD thông qua tỷ lệ dự phòng RRTD như: Hasan & Wall (2004); Chen & cộng sự (2005); Ashour (2011); Mohd Isa (2011); Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011); Nguyễn Thị Thu Hiền và Phạm Đình Tuấn (2014); Nguyễn Văn Thuận và Dương Hồng Ngọc (2015); Nguyễn Hoàng Bích Ngọc (2016)…. Hasan & Wall (2004) sử dụng mô hình tác động cốđịnh FEM để xem xét tác động của tỷ lệ nợ xấu, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận

trước thuế và dự phòng ảnh hưởng đến tỷ lệ dự phòng RRTD. Kết quả cho thấy các nhân tố này đều có tác động đến tỷ lệ dự phòng RRTD nhưng ý nghĩa thống kê giữa các nhóm ngân hàng là khác nhaụ Bằng phân tích hồi quy, Chen & cộng sự (2005) cho rằng ngoài nhân tố quy mô thì các nhân tố về dấu hiệu và đo lường tổn thất đều có ảnh hưởng đến dự phòng RRTD. Ashour (2011) xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận trước thuế và dự phòng, quỹ dự trữ, cơ cấu nợ phải trả, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ cho vay/Tiền gửi khách hàng và tổng tài sản đến tỷ lệ dự phòng RRTD. Nghiên cứu phát hiện bằng chứng về các ngân hàng giảm tỷ lệ dự phòng RRTD khi thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc và khi tỷ lệ cho vay/Tiền gửi caọ Nghiên cứu của Mohd Isa (2011) sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên REM để phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ dự phòng RRTD của các ngân hàng Malaysia trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kết quả là không đủ bằng chứng để kết luận các nhân tốước tính thu hồi nợ xấu và nợ xấu ảnh hưởng đến tỷ lệ dự phòng RRTD, nhưng thu nhập lãi và dư nợ tín dụng có mối tương quan tỷ lệ thuận, còn lợi nhuận lại có tương quan tỷ lệ nghịch. Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011) đã nghiên cứu 10 ngân hàng thương mại ở Tunisia - một đất nước mới nổi trong giai đoạn từ năm 1995 - 2008 đểđưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm cả yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các quyền sở hữu công cộng làm tăng rủi ro tín dụng Ngân hàng, quy mô của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro tín dụng. Hơn nữa, việc bảo đảm an toàn điều hoà vốn làm giảm rủi ro tín dụng, kết quả này giải thích cho sự sẵn sàng của 10 ngân hàng này phải tôn trọng các quy định của hệ thống ngân hàng ở Tunisiạ Bên cạnh đó, đặc điểm của các Ngân hàng thương mại cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ rủi ro thực hiện bởi các ngân hàng ở Tunisiạ Cuối cùng, các kết quả chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng GDP, lãi suất thị trường… cũng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng ở Tunisiạ

Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Thuận và Dương Hồng Ngọc (2015) đã phân tích các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2013. Dựa trên lý thuyết liên quan và khảo sát nghiên cứu trước về dự phòng rủi ro tín dụng ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, tác giả xây dựng mô hình và giả thuyết để phân tích và tìm ra các yếu

tố tác động đến dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy thu nhập lãi ròng cận biên (NIM), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, còn thu nhập/Tổng tài sản thì có tác động ngược chiều với tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu thu được, nghiên cứu đã cung cấp thông tin về các yếu tố tác động đến RRTD của các NHTM Việt Nam. Từđó đóng góp hữu ích cho các cơ quan và các nhà quản trị ngân hàng đề ra những chính sách cải

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)