- Nhận xét kết quả tính khẩu phần ăn (tỉ lệ năng
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến
- Các khu vực bếp phải có biển đề rõ ràng
- Có sự cách biệt giữa các khu tiếp nhận nguyên
liệu, sơ chế, chế biến, chia ăn với khu vệ sinh, thay trang phục, khu nhà ăn (nếu có) để tránh ô nhiễm chéo
- Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải bền vững,
dễ lau chùi, tẩy trùng; phải làm bằng các vật liệu nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm ra thực phẩm
- Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến
- Đủ dụng cụ chế biến, đủ nước sạch
- Thường xuyên quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp
- Thùng rác có nắp đậy và được xử lý hàng ngày
- Không để súc vật và bất kỳ loại thuốc hoặc hóa chất nào ở trong bếp
- Nếu đun bếp than thì than củi chứa riêng ở
ngoài bếp, cửa lò lấy xỉ than ở ngoài bếp. Đậy kín thực phẩm và nước sạch khi chọc lò để đảm bảo vệ sinh
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến
- Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm phải an
toàn, phù hợp, dễ làm sạch, tẩy trùng và bảo dưỡng
- Các chất dùng để tẩy rửa và sát trùng dụng cụ chứa
thực phẩm phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, cách biệt với nơi chế biến, bảo quản thực phẩm. Chỉ sử dụng chất tẩy rửa dụng cụ đã được Bộ y tế cho phép.
- Kho chứa, đựng và bảo quản thực phẩm phải được
thiết kế phù hợp và thuận lợi cho quá trình chế biến thực phẩm, dễ áp dụng các biện pháp xử lý vệ sinh, tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến
- Hệ thống thông gió phải phù hợp với đặc thù của cơ sở để phòng ngừa hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm do
không khí hay nước ngưng tụ; hướng thông gió phải đảm bảo gió không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch. Hệ thống thông gió được thiết kế an toàn, dễ bảo
dưỡng và kiểm tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời và làm vệ sinh