V phía các nhà phát hành ề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay (Trang 38)

Từ sở thích, thói quen và ý thức của người nghe được nhóm tiến hành khảo sát, nghiên cứu. Nhóm xin đưa ra một số giải pháp cho các nhà phát hành nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình:

- Nên có nhiều chính sách để giảm số tiền khách hàng phải chi trả như giảm giá khi đăng ký nghe nhạc độc quyền theo dài hạn,..., điều này sẽ thu hút được thêm nhiều người dùng, mở rộng được độ phổ biến của nền tảng nghe nhạc và tăng sự thành công của các nhà phát hành. - Giảm thời lượng và tần suất quảng cáo để tăng độ hài lòng, chất lượng trải nghiệm của khách hàng.

- Khai thác thêm ở lĩnh vực âm nhạc thư giãn, giải trí vì hầu hết phần lớn người nghe tìm tới âm nhạc đều có mục đích này.

- Các nhà phát hành nền tảng nghe nhạc trực tuyến nên phát triển thêm thời gian trải nghiệm nghe nhạc chất lượng cao miễn phí nhằm tạo sự hứng thú và khơi gợi tò mò ở người dùng, từ đó góp phần kích thích ý thức chi tiền để sử dụng âm nhạc chất lượng cao của người dùng.

2. K t lu n 5. ế ậ

Có thể thấy, bài tiểu luận đã trình bày được thời gian nghe nhạc mỗi ngày, mục đích nghe nhạc và ý thức sẵn lòng chi trả để sử dụng các nền tảng nghe nhạc trực tuyến nhằm quan sát được thói quen nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay thông qua hơn 200 bạn trẻ đến từ nhiều độ tuổi, giới tính khác nhau.

-Từ biểu mẫu khảo sát cho thấy phần lớn người tham gia khảo sát có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi chiếm 62.5 %. Độ tuổi từ 19 đến 20 tuổi chiến 24%, dưới 16 tuổi chiếm 9.5% và người tham gia khảo sát có độ tuổi trên 20 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4%.

-Về thời gian nghe nhạc trong 1 ngày, ta thấy mức nghe nhạc trung bình từ 1 3 tiếng/ngày chiếm - tỷ lệ cao nhất là 45%. Thời gian nghe nhạc dưới 1 tiếng/ngày chiếm 22.5%, từ 3 5 tiếng chiếm - 18% và tần suất nghe nhạc trên 5 tiếng/ ngày là thấp nhất với 14.5%.

- Về mục đích nghe nhạc, giải trí, thư giãn, chill là mục đích được chọn nhiều nhất bởi người tham gia khảo sát với 95% tỷ lệ chọn.

- Về quảng cáo, 86% người tham gia khảo sát đều cảm thấy khó chịu và phiền toái khi bị quảng cáo cắt ngang lúc nghe nhạc, còn lại là 14% cảm thấy bình thường khi gặp những quảng cáo lúc nghe nhạc.

- Về độ sẵn lòng chi trả tiền cho các nền tảng nghe nhạc độc quyền, không quảng cáo. Ta thấy không có sự chênh lệch lớn giữa những người đồng ý chi trả tiền (59%) với những người không đồng ý chi trả tiền (41%).

Tóm lại, có thể kết luận rằng: mặc dù quảng cáo hầu như gây khó chịu và ảnh hưởng đến trải nghiệm người nghe nhưng số người không đồng ý chi tiền cho các nền tảng nghe nhạc vẫn còn khá cao cho thấy ý thức bảo vệ bản quyền âm nhạc chưa thực sự được người dùng quan tâm, ngoài ra vấn nạn nhạc “lậu” sẽ còn tồn tại lâu dài và khó giải quyết. Không những vậy, việc thay đổi các thói quen không tốt khi nghe nhạc sẽ gặp nhiều trở ngại khi suy nghĩ của giới trẻ đang bị những suy nghĩ lạc hậu trước đây “lấn át” ví dụ như coi “giải trí miễn phí” là một điều hiển nhiên, đây sẽ là một bài toán khó dành cho các nhà phát hành và các nhà hoạt động bên lĩnh vực nghệ thuật, giải trí. Vì vậy, hãy thay đổi suy nghĩ từ ngay hôm nay để hình thành và phát triển một thói quen, một hệ tư tưởng tốt đẹp hơn. Điều này sẽ mang lại hiệu quả tích cực đối với thị trường âm nhạc Việt Nam và việc thực hiện chỉ còn là vấn đề thời gian!

Tài liệu kham khảo

Wikipedia. Âm nh c. Tạ ại địa ch ỉ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_nh%E1%BA%A1c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát tình hình nghe nhạc trực tuyến của giới trẻ hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)