Các hoạt động chủ yếu trong chuỗi cung ứng của Coca Cola chi nhánh Hà Nội

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCACOLA (Trang 26)

2.3.1. Thu mua

Thu mua nguyên vật liệu đảm bảo đầu vào phục vụ cho việc duy trì và phát triển sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên liệu được thu mua từ các nhà cung cấp uy tín và chọn lọc theo các điều kiện đã thỏa thuận khi ký kết hợp đồng.

Vai trò của thu mua nguyên liệu cho sản xuất:

- Tạo nguồn lực nguyên liệu đầu vào để triển khai toàn bộ hệ thống sản xuất. Đảm bảo bổ sung dự trữ kịp thời với cơ cấu hợp lý và chất lượng đảm bảo. Trên cơ sở đó, phải thoải mãn tốt chất lượng sản phẩm, vì nó ảnh hưởng đến doanh thu sản phẩm.

- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thu mua chiếm vị thế quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại. Do đó, chỉ cần tối ưu được chi phí thu mua là đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ảnh hưởng này của thu mua được gọi là nguyên lý đòn bẩy.

- Đồng thời thu mua còn giảm giá, tăng hiệu quả thu hồi vốn do làm tăng lợi nhuận và giảm vốn dùng cho mua.

Các nguyên tắc để tiến hành mua nguyên liệu:

- Nguyên tắc nhiều nhà cung ứng: nhằm tránh cho doanh nghiệp bị lệ thuộc vào nguồn cung ứng, do đó tránh được những rủi ro và bị nhà cung ứng đưa ra những điều kiện bất lợi, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Nguyên tắc cân đối lợi ích, tạo mối quan hệ lâu dài, bền vững giữa Coca Cola và nguồn cung, thực hiện tốt marketing các mối liên hệ.

- Nguyên tắc dịch vụ và chi phí Logistics: đảm bảo cung cấp hàng hóa để bổ sung dự trữ kịp thời, giảm chi phí cho toàn bộ quá trình cung ứng.

Hình 2.6. Bảng chu kỳ thu mua nguyên liệu đầu vào của Coca Cola

2.3.2. Sản xuất

Coca Cola đặt nhà máy sản xuất chi nhánh Hà Nội có địa chỉ tại: km 17, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội (thuộc Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam).

Sản xuất chính là khả năng tạo ra và lưu trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Nhà máy và nhà kho là những cơ sở vật chất trong sản xuất. Vấn đề cơ bản của những nhà quản lý Coca Cola khi ra quyết định sản xuất là làm thế nào để cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng và tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất.

Nếu phân xưởng và nhà kho được thiết kế với công suất quá lớn, các doanh nghiệp có thể linh hoạt và nhanh chóng đáp ứng được sự thay đổi về nhu cầu sản phẩm. Nếu hầu hết công suất của nhà máy và nhà kho được sử dụng thì chuỗi cung ứng khó có thể phản ứng kịp thời với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Nói cách khác, công suất dư thừa làm tiêu tốn tiền của, công suất đó là công suất vô ích, không mang lại doanh thu. Do đó, công suất càng dư thừa thì việc sản xuất càng kém hiệu quả. Các nhà máy có thể được xây dựng để thích nghi với một trong hai phương thức sản xuất.

- Tập trung sản phẩm: Nhà máy thực hiện một loạt các hoạt động để tạo ra một dòng sản phẩm, từ việc sản xuất các thành phần khác nhau của sản phẩm Coca Cola nguyên bản, rồi pha chế thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Tập trung chức năng: phương pháp này tập trung thực hiện chỉ một vài hoạt động: hoặc chỉ là sản xuất một nhóm thành phần của sản phẩm hoặc là chỉ thực hiện đóng gói sản phẩm.

Hình 2.7. Quy trình sản xuất Coca Cola

2.3.3. Tồn kho

Kho hàng thực hiện việc dự trữ và bảo quản hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất.

Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản lưu động và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của công ty.

Coca Cola quản lý hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng.

- Tồn kho nguyên vật liệu bao gồm: + Lá Coca

+ Vỏ chai PET, thùng carton, hộp giấy chất lượng cao + Đường tinh luyện

+ Máy móc, thiết bị

- Tồn kho sản phẩm dở dang bao gồm: + Các sản phẩm tại mỗi công đoạn + Sản phẩm chưa dán nhãn

- Tồn kho thành phẩm

Giữa sản xuất và phân phối cũng có sự cách biệt về không gian, do đó muốn giảm chi phí trong vận chuyển hàng hóa thì phải tạo lập những lô hàng lớn để vận chuyển. Coca Cola đặt kho nhà máy sản xuất tại Thường Tín, nhờ có kho mà có thể tập trung thu nhận hàng hóa sản xuất phân tán vào kho, tạo lập lô hàng lớn để vận chuyển.

Hình 2.8. Kho tập trung thu nhận và vận chuyển

Tập trung vận chuyển lô hàng lớn ở khoảng cách lớn từ nguồn hàng đến kho đặt ở vị trí phân phối, sau đó cung ứng lô hàng nhỏ với khoảng cách nhỏ cho khách hàng phân tán.

Hình 2.9. Kho tập trung vận chuyển và phân phối lô hàng

2.3.4. Địa điểm

Dựa theo quá trình phát triển thị trường của Coca Cola, sự tăng trưởng cơ cấu quy mô trên thị trường mục tiêu, và nhu cầu về dịch vụ Logistics. Coca Cola đã xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng để đặt vị trí theo các điều kiện sau:

Nhân tố điều kiện giao thông vận tải:

- Mạng lưới các con đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển và phân phối hàng hóa.

- Sự phát triển của các loại phương tiện vận tải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp giúp quá trình vận chuyển diễn ra thuận tiện, dễ dàng.

- Cước phí vận chuyển thấp vì đã xem xét xu hướng chuyển dịch chi phí vận tải khi xác định địa điểm phân bố giữa nguồn hàng và thị trường. Cho thấy địa điểm được xác định nằm trong khu vực nhu cầu thị trường.

Nhân tố nguồn hàng:

- Số lượng, qui mô, cơ cấu đủ điều kiện đáp ứng cho thị trường mục tiêu vì sản xuất và phân phối tại chỗ.

- Vị trí phân bổ nguồn hàng thuận lợi cả về địa điểm và khoảng cách.

Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnh hưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn.

Quyết định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động của chuỗi cung ứng.

Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của Coca Cola về việc sản xuất và phân phối sản phẩm đến thị trường. Khi định được địa điểm, số lượng, và kích cỡ thì chúng ta xác định được số lượng kênh phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.

2.3.5. Phân phối

Thành viên kênh phân phối:

- Người sản xuất: Sản xuất, cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng; Dự trữ kho bãi, phân phối và cung cấp dịch vụ khách hàng.

- Nhà bán buôn: tổ chức mua hàng hóa với số lượng lớn và bán cho nhà bán lẻ hoặc sử dụng kinh doanh; phân phối vật chất, vận chuyển, bảo quản, dự trữ tồn kho với số lượng lớn, sắp xếp phân loại hàng hóa, đặt và nhận đơn hàng, thông tin bán hàng.

- Nhà bán lẻ: gồm các tổ chức, cá nhân hóa bán hàng hóa cho người tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng của các hộ gia đình; trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

- Người tiêu dùng cuối cùng: cá nhân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho đời sống và sự tồn tại của mình; là người trực tiếp sử dụng sản phẩm.

Dòng chảy kênh phân phối: - Dòng vật chất và thu hồi sản phẩm

Hình 2.10. Sơ đồ dòng vật chất trong kênh phân phối

Hình 2.11. Sơ đồ dòng thu hồi sản phẩm, bao bì trong kênh phân phối

Hình 2.12. Sơ đồ dòng chuyển quyền sở hữu trong kênh phân phối

- Dòng thông tin

Hình 2.13. Sơ đồ dòng thông tin trong kênh phân phối

- Dòng đặt hàng

Hình 2.14. Sơ đồ dòng đặt hàng trong kênh phân phối

- Dòng thanh toán

CHƯƠNG 3 – LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

3.1. Xác định nhiệm vụ kế hoạch

Nhiệm vụ:

Tổ chức phân phối các đơn đặt hàng khu vực nội thành Hà Nội (Ngày đặt hàng: 5/6/2021)

ST T

Loại hàng Địa chỉ giao hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu

thời gian giao 1 Coca Cola (1,5l) /lốc 6 chai Cty TNHH Nguồn Sống Việt (453 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, HN) 2,500 lốc 88,200 VND 220,500,000 VND Trước ngày 14/6/202 1 2 Coca Cola (330 ml) /thùng 24 lon NPP Coca Cola Vân Vân (76 Trung Văn, Thanh Xuân, HN) 650 thùng 179,600 VND 116,740,000 VND Trước ngày 13/6/202 1 3 Coca Cola (330 ml) /thùng 24 lon Kho Vinmart (72 Nguyễn Trãi, Nhân Chính, Thanh Xuân HN) 200 thùng 189,600VND 37,920,000VND Trướcngày 13/6/202 1

DỰ BÁO DOANH THU 375,160,000 VND

Bảng 3.1. Đơn hàng của Coca Cola trong ngày 5/6/2021

Kế hoạch thực hiện :

1. Tiếp nhận đơn hàng và chuẩn bị đơn hàng 2. Bao gói hàng hóa

3. Xây dựng phương án vận chuyển

4. Giấy tờ cần thiết trong phân phối hàng hóa nội địa

3.2. Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

3.2.1. Tiếp nhận đơn hàng và chuẩn bị đơn hàng

1- Xác nhận đơn hàng:

ST

T Khách hàng giao hàngĐịa chỉ Khoảng cách Đơn hàng đơn hàngGiá trị Ngày giaohàng

1 Cty TNHH

Nguồn Sống Việt Ngưu, Hai453 Kim Bà Trưng, HN 14 km Coca Cola (1,5l) /lốc 6 chai/ 2,500 lốc 220,500,000 VND Trước ngày14/6/2021 2 NPP Coca Cola

Vân Vân Văn, Thanh76 Trung Xuân, HN 16 km Coca Cola (330 ml) /thùng 24 lon/ 650 thùng 116,740,000 VND Trước ngày13/6/2021 3 Kho Vinmart- Royal city 72 Nguyễn Trãi, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN 15 km Coca Cola (330 ml) /thùng 24 lon/ 200 thùng 37,920,000 VND Trước ngày 13/6/2021 Bảng 3.2. Xác nhận đơn đặt hàng 2- Chuẩn bị đơn hàng

- Sau khi sản xuất xong thành phẩm, kiểm tra số lượng, phân loại hàng hóa theo đơn đặt hàng.

- Lấy hàng vận chuyển phải phù hợp với lịch giao hàng và hợp đồng, đảm bảo các điều kiện giao nhận vận chuyển thuận tiện.

- Chuẩn bị hàng hóa lên phương tiện vận tải. Xác định trách nhiệm vật chất về hàng hóa vận chuyển giữa các bên có liên quan: người giao, người nhận và vận chuyển hàng hóa, tận dụng trọng tải và dung tích của phương tiện vận tải, đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

3.2.3. Bao gói hàng hóa

Yêu cầu đối với bao bì khi đóng gói hàng hóa:

- Các chai phải được bịt kín không cho chất lỏng chảy ra ngoài dù bị dốc ngược. - Phù hợp với loại hình vận chuyển: xe tải

- Kích thước phù hợp để dễ dàng trong việc lưu kho bãi, trên pallet, trên phương tiện vận tải

- Đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ dẻo dai để chịu được sự va chạm, kéo, đẩy, trong quá trình lưu trữ, vận chuyển, và bốc xếp.

- Bảo vệ sản phẩm tránh bị biến mùi, ẩm mốc, hư hỏng. Quy trình bao gói hàng hóa:

- Sau khi phân loại hàng hóa theo đơn đặt hàng, sắp xếp theo đơn đặt hàng để đóng gói. - Hệ thống Robot sắp xếp sản phẩm lên Pallet, sau đó đi qua máy quấn màng co để đảm bảo sản phẩm không bị trày xước đến tay người tiêu dùng.

- Hàng hóa được đóng gói cẩn thận khi chuyển đến khách hàng. Các kiện hàng được đóng gói trong các bao bì, thùng carton lớn hơn để đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa. - Dán nhãn hàng hóa dễ vỡ

Quy cách đóng gói hàng hóa theo đơn hàng:

- Có 3 đơn vị mua hàng gồm 2 nhà phân phối và 1 nhà bán lẻ Lựa chọn phương án đóng gói theo nhóm (bulking packaging). Phương án này tương ứng với các đơn vị nhà phân phối và nhà bán lẻ.

- Đóng gói vào các thùng giấy, carton rồi được Robot tập hợp trên pallet, xếp riêng thành từng khu A, B, C.

3.2.4. Tổ chức phương án vận chuyển hàng hóa

1- Đánh giá, lựa chọn loại hình vận chuyển

Có 2 phương án vận chuyển: sử dụng đội xe riêng và thuê ngoài. So sánh 2 loại hình vận tải để lựa chọn phương án vận tải tốt nhất dựa trên các tiêu chuẩn: chi phí, thời gian vận chuyển, độ tin cậy thời gian vận chuyển, khả năng vận chuyển các loại hàng, tính linh hoạt, và độ an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

- Mức độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn:

+ 1: Kém nhất + 2: Bình thường + 3: Quan trọng nhất

- Đánh giá kết quả thực hiện mỗi tiêu chuẩn theo mức độ 1-3:

+ 1: Kém + 2: Trung bình + 3: Tốt

Tiêu chuẩn Độ quan

trọng (1-3)

Đội xe riêng Đội xe thuê ngoài Điểm tiêu chuẩn Tổng điểm Điểm tiêu chuẩn Tổng điểm Chi phí 3 3 9 2 6

Thời gian vận chuyển 1 2 2 2 2

Độ tin cậy 3 3 9 2 9

Khả năng vận chuyển 2 3 6 3 6

Tính linh hoạt 2 2 4 3 4

Độ an toàn 2 2 4 2 4

Tổng - - 34 - 31

Phương án vận tải: Lựa chọn loại hình vận chuyển bằng đội xe riêng của Coca Cola

2- Chính sách vận chuyển

- Vận chuyển bằng đội xe riêng của Coca Cola chi nhánh Hà Nội. - Cước phí vận chuyển:

+ Miễn phí vận chuyển đối với: Đơn đặt hàng có giá trị trên 30.000.000 đồng

+ Đơn hàng có giá trị dưới 30.000.000 đồng có khoảng cách >5km tính từ kho của nhà máy: Phí vận chuyển 15.000đ/km tính từ km5 trở đi

- Đảm bảo giao hàng cho khách hàng khu vực Hà Nội không quá 3 ngày đối với thời gian yêu cầu nhận hàng; khách hàng ngoại thành không quá 5 ngày đối với thời gian yêu cầu nhận hàng.

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa khi giao: không gây hư hỏng hàng hóa, bảo quản hàng hóa còn nguyên vẹn như trong hợp đồng.

- Trường hợp giao hàng chậm trễ: Văn phòng đại diện chi nhánh Hà Nội sẽ chủ động liên hệ sớm nhất để thông báo về tình trạng vận chuyển của đơn hàng kèm theo lý do cụ thể (bồi thường nếu có).

3- Tổ chức phương án vận chuyển

Kích thước các loại xe tải:

Loại xe Kích thước (m) Trọng tải (tấn) Số khối (m3)

Xe tải 1 tấn 3.85 x 1.6 x 1.6 1 6 Xe tải 1.25 tấn 3.3 x 1.6 x 1.6 1.25 7 Xe tải 1.5 tấn 3.2 x 1.55 x 1.55 1.1 7 Xe tải 2 tấn 6 x 2 x 2 1.8 24 Xe tải 2.5 tấn 4 x 1.7 x 1.8 2.2 13.6 Xe tải 3.5 tấn 4.9 x 2 x 1.8 3.2 17.64 Xe tải 5 tấn 6.2 x 2.2 x 2.5 4.5 34 Xe tải 8 tấn 9.3 x 2.35 x 2.6 7 50 Xe tải 10 tấn 9.5 x 2.4 x 2.5 9.7 55

Bảng 3.4. Bảng tham khảo kích thước các loại xe tải

Kích thước từng đơn vị hàng: Sản phẩm Số lượng Kích thước 1 ĐVSP (m) Khối lượng 1 ĐVSP (kg) Khối lượng đơn hàng (kg) Chai nhựa PET

1,5l (lốc) 2,500 lốc 0.18 x 0.12 x 0.24 9,2 23,000

Lon 330ml (thùng)

650 thùng 0.35 x 0.24 x 0.15 8,1 5,265

(thùng)

Bảng 3.5. Bảng kích thước và khối lượng từng đơn vị hàng

Đề xuất phương án vận chuyển: - Số đơn hàng: 3

Lập kế hoạch giao hàng dựa vào thông số xe; kích thước, khối lượng đơn hàng; và khoảng cách giao hàng:

- Số lượng đơn hàng của Cty TNHH Nguồn Sống Việt lớn (23T) => chia làm 2 xe (1 xe

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC CHUỖI CUNG ỨNG CỦA COCACOLA (Trang 26)