IV. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀ
1. Tỷ số tài chính – Công cụ dùng trong phân tích tài chính
TÍCH TÀI CHÍNH
1. Tỷ số tài chính – Công cụ dùng trong phân tích tài chính chính
1.1. Nhóm tỷ số thanh toán – Liquidity Ratio
Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)
Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả hết được các khoản nợ.
Tỷ số thanh toán hiện hành (RC) =
RC < 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính không tốt, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không.
Tỷ số thanh toán nhanh (RQ) =
Một công ty có RQ < 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.
Lưu ý, khi sử dụng tiền mặt để mua hàng tồn kho không ảnh hưởng đến tỷ số thanh toán hiện hành, nhưng làm giảm tỷ số thanh toán nhanh, cho thấy rằng hàng tồn kho kém thanh khoản so với tiền mặt.
Tỷ số thanh toán tức thời
Tỷ số thanh toán tức thời = ề Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng công ty có thể trả được các khoản nợ nhanh đến đâu, vì những tài sản có tính thanh khoản cao nhất là tiền và các khoản tương đương tiền.
1.2. Nhóm tỷ số hoạt động – Activity Ratio
Số vòng quay các khoản phải thu (Receivable turnoverratio)
Số vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.
Vòng quay các khoản phải thu =
Tỷ số kỳ thu tiền bình quân thể hiện số ngày mà khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân = =
Khi phân tích, nếu kỳ thu tiền bình quân càng lớn thì số vòng quay khoản phải thu càng bé, chứng tỏ một là doanh nghiệp đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng, hai là có dấu hiệu khách hàng không trả tiền cho doanh nghiệp.
Số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio)
Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho cho thấy tình hình luân chuyển hàng tồn kho trong kỳ. Một vòng quay được tính từ lúc hàng ở trong kho cho đến lúc đưa ra bán và có doanh thu.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho =
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.
Số quay vòng hàng tồn kho = Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Hiệu quả sử dụng TCSĐ (Sales-to-Fixed asset Ratio)
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định =
Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản =
Hiệu quả sử dụng vốn cổ phần
Hiệu quả sử dụng vốn cổ phần đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần.
Hiệu quả sử dụng vốn cổ phần =
1.3. Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios)
Tỷ số nợ trên tài sản (Debt Ratio)
Tỷ số này cho thấy bao nhiêu tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ vay.
Tỷ số nợ =
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-equity ratio)
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết nguồn vốn từ việc đi vay của doanh nghiệp bằng bao nhiêu % nguồn vốn của chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên, các doanh nghiệp dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần =
Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu được sử dụng để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu.
Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu =
Khả năng thanh toán lãi vay (Time interest earned ratio)
Tỷ số này đo lường khả năng đảm bảo chi trả chi phí lãi vay của một công ty như thế nào.
Khả năng thanh toán lãi vay =
Tỷ số đảm bảo tiền mặt (Cash Coverage)
Tỷ số đảm bảo tiền mặt =
Chỉ số này là thước đo cơ bản khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và thường được dùng là thước đo đo lường dòng tiền sẵn có dùng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính.
Tỷ số nợ phải chịu lãi trên EBITDA
Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả các khoản nợ phát sinh lãi. Tỷ số này hiện đang được sử dụng khá phổ biến trong các bản phân tích báo cáo tài chính và trong các hợp đồng vay nợ.
Tỷ số nợ phải chịu lãi trên EBITDA = 1.4. Nhóm tỷ số sinh lợi (Profitability ratios)
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Net profit margin ratio)
Chỉ tiêu này nói lên 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lãi ròng.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Biên EBITDA (EBITDA Margin)
Biên EBITDA =
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio - ROA): Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 100 đồng tài sản công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) =
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cố phần (Return on equity ratio - ROE)
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì tỷ số này cho thấy khả năng tạo lãi của 100 đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) =
1.5. Các chỉ tiêu đo lường giá trị thị trường (Market Value Measures)
Tỷ số giá trên thu nhập (Price earnings ratio)
Tỷ số PE cho thấy các nhà đầu tư sẵn lòng trả bao nhiêu cho 1 đô la thu nhập hiện hành của công ty.
Tỷ số giá trên thu nhập (PE) =
Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Market to book ratio)
Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu so với giá gốc của cổ phiếu.
Tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách =
Vốn hóa thị trường (Market Capitalization)
Đây là một con số hữu ích đối với những nhà đầu tư tiềm năng của công ty.
Vốn hóa thị trường=Giá thị trường mỗi cổ phần x Số lượng cổ phần đang lưu hành
Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value)
EV là một thước đo cho biết phải mất bao nhiêu tiền để có thể mua toàn bộ cổ phần đang lưu hành của công ty và trả hết nợ vay.
EV = Giá trị vốn hóa thị trường + Giá trị vốn hóa của nợ phải chịu lãi – Tiền mặt
Bội số giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value Multiples)
Bội số này đặc biệt hữu ích bởi vì tỷ số này cho phép so sánh công ty này với công y khác khi có sự khác biệt về cấu trúc vốn (chi phí lãi vay), thuế hay chi tiêu vốn.
Bội số giá trị doanh nghiệp =