Bảng 9. Phản hồi TTT
Đối tượng Mong chờ Không mong chờ Sao cũng được
Bác sỹ 14 2 0
Điều dưỡng 24 0 0
Hộ sinh 8 0 0
Tổng cộng 46 2 0
Nhận xét: có 46/48 (95,8%) CBYT được khảo sát mong chờ phản hồi TTT từ Khoa
Dược, có 2 CBYT (4,2%) không mong chờ phản hồi TTT từ khoa Dược.
Kết quả thời gian mong chờ phản hồi TTT từ khoa Dược được thể hiện dưới đây:
Bảng 10. Thời gian mong chờ phản hồi TTT từ khoa Dược
STT Nội dung BS ĐD HS Tổng cộng Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) 1 Trả lời ngay 12 85,7 22 91,7 8 100 42 91,3 2 Trong ngày 2 14.3 2 8,3 0 0 4 8,7 3 Trong 2-3 ngày 0 0 0 0 0 0 0 0 4 Trong 1 tuần 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 14 24 8 46
Nhận xét: theo kết quả khảo sát, 91,3% CBYT có mong muốn khoa Dược trả lời ngay
câu hỏi TTT, 8,7% mong chờ trả lời câu hỏi TTT trong ngay
21
Bảng 11. Các hình thức trả lời/ phản hồi TTT mong muốn nhận được
STT Nội dung Tần suất Tỷ lệ (%)
1 Qua điện thoại/ zalo/ email 39 48,1 2 Trao đổi trực tiếp 32 39,5 3 Phiếu trả lời thông tin 10 12,3
Tổng cộng 81
Nhận xét: Hình thức cán bộ y tế mong muốn nhận TTT nhất là trao đổi qua điện thoại/ zalo/ email (48,1%), tiếp theo là trao đổi trực tiếp (39,5%), phản hồi bằng phiếu trả lời thông tin chiếm tỷ lệ thấp (12,3%)
22
Phần 4. BÀN LUẬN
Thông tin thuốc có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ bệnh nhân. Thông tin thuốc được cung cấp chính xác, kịp thời giúp cho việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay với những tiến bộ vượt bậc của y học, hoạt động thông tin thuốc phải tự thay đổi để đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Tổng kết, đánh giá nhu cầu và tình hình hoạt động thông tin thuốc giúp góp phần định hướng cho hoạt động thông tin thuốc được hiệu quả
Nghiên cứu được tiến hành dưới hai hình thức là thu thập câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp cán bộ y tế, đã khảo sát các loại hình câu hỏi thông tin thuốc thu được từ hoạt động dược lâm sàng và nhu cầu liên quan đến câu hỏi thông tin thuốc của cán bộ y tế tại bệnh viện với hi vọng sẽ đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện
4.1 Các loại hình câu hỏi thông tin thuốc thu được từ hoạt động Dược lâm sàng
Số câu hỏi thu thập được từ tháng 7/2020 đến tháng 8/2020 là 47 câu hỏi (trung bình 23,5 câu hỏi/ tháng). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2010 [6]. Số lượng câu hỏi TTT dao động ở giữa các khoa/ phòng, chiếm tỷ lệ cao nhất ở khu vực Phòng khám (20,8%). Điều đó chứng tỏ lượng nhu cầu thông tin thuốc của các bác sỹ không cố định. Nó phát sinh trong quá trình điều trị bệnh nhân, phụ thuộc vào thực tế lâm sàng nên yếu tố không ổn định là điều dễ thấy. Trên thực tế, do khó khăn về nguồn nhân lực, các dược sĩ lâm sàng hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, ngoài công tác dược lâm sàng nói chung và công tác thông tin thuốc nói riêng, họ còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nên thời gian dành cho hoạt động dược lâm sàng và thông tin thuốc bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Theo đó, số lượng câu hỏi thông tin thuốc thu thập được cũng bị ảnh hưởng. Tại khoa khám, do đặc thù công tác KCB cho bệnh nhân ngoại với tầng số cao hơn so với nội trú nên việc TTT với đối tượng là bác sỹ nhiều hơn so với các khoa phòng khác. Tháng 7 và tháng 8/2020 là thời gian triển khai đơn vị thận nhân tạo, trực thuộc khoa Hồi sức TCCĐ, do đó, số lượng câu hỏi TTT cao hơn so với các khoa khác.
Tiến hành phân loại các câu hỏi TTT, các nội dung cần thông tin rải rác hầu hết các lĩnh vực chuyên biệt của thông tin thuốc. Điều này cho thấy tính đa dạng của các câu hỏi
23
thông tin thuốc trên lâm sàng. Các câu hỏi TTT về Biệt dược/ hoạt chất được quan tâm nhiều nhất (21,6%). Số lượng câu hỏi liên quan đến Biệt dược/ hoạt chất cao có thể liên quan đến việc cung ứng thuốc, thuốc còn tồn kho hay hết, biệt dược thay thể thuốc đang sử dụng,… Việc này cho thấy, việc TTT về các mặt hàng thuốc mới, thuốc hết, thuốc thay thế chưa được thông tin kịp thời cho nhân viên y tế kê đơn, lãnh thuốc… Nhu cầu TTT về chỉ định và liều dùng chiếm trung bình trên 10% nội dung. Với tình hình thanh quyết toán hiện nay, các bác sỹ quan tâm nhiều đến việc chỉ định như thế nào cho đúng theo hướng dẫn để tránh xuất toán BHYT. Do sự tiến bộ của y học, nhận thức của các bác sỹ về tầm quan trọng hiệu chỉnh liều thuốc cho các đối tượng đặc biệt được tăng cường, việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy gan, suy thận đang rất được lưu tâm. Song do hạn chế về thời gian và nguồn thông tin cung cấp cho lĩnh vực này không sẵn có khiến cho nhu cầu về loại hình câu hỏi này tăng cao. Kết quả nghiên cứu này có nhiều điểm không tương đồng với một số nghiên cứu khác được tiến hành trước đó. Tại Bệnh viện Bạch Mai nhóm câu hỏi TTT liên quan đế việc hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận được quan tâm nhiều nhất (tỷ lệ tương ứng là 44,0 và 20,6%) [6]. Việc không tương đồng các số liệu này có thể xuất phát từ quy mô bệnh viện và phân hạng bệnh viện, cũng như sự khác biệt về thời gian nghiên cứu. Tại mỗi thời điểm, mỗi mô hình bệnh tật, mỗi quy mô bệnh việ, nhu cầu TTT tại mỗi đơn vị sẽ khác nhau.
Với các nguồn cơ sở dữ liệu như Dược thư Quốc gia Việt Nam, Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt, tài liệu, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận, có 2,1% nội dung không tìm thấy câu trả lời và 12,8% nội dung không được trả lời đầy đủ. Trong đó nội dung không tìm thấy câu trả lời liên quan đến lĩnh vực đánh giá sử dụng thuốc. Do các câu hỏi này thường xuất phát từ thực tế lâm sàng nên tương đối cụ thể và phức tạp, đòi hỏi có sự so sánh, đánh giá trong khi những nguồn cơ sở dữ liệu phổ biến hiện có chỉ có thể đưa ra những nội dung trả lời chung nhất. Ngoài ra độ ổn định, cách dùng cũng là lĩnh vực có tỷ lệ tìm thấy câu trả lời không đầy đủ khá cao. Đây cũng là khiếm khuyết trong những nguồn tài liệu tra cứu hiện có do không đề cập đến. Cán bộ Dược lâm sàng phải tìm kiếm thêm thông tin từ các nguồn khác để trả lời các câu hỏi TTT liên quan đến độ ổn định, cách dùng, đánh giá sử dụng thuốc (như nguồn Internet…) tuy nhiên các nguồn này là nguồn TTT có độ tin cậy không cao.
24
4.2 Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ y tế
100% cán bộ y tế đều cho rằng TTT rất cần thiết hoặc có cần thiết cho công việc của mình. Cán bộ y tế sử dụng TTT nhẳm mục đích ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh là nhiều nhất (68,1%), tiếp theo là mục đích bổ sung kiến thức chuyên môn (21,7%). Mục đích vận dụng trong nghiên cứu khoa học ít được sử dụng nhất (10,1%). Bác sỹ có mức độ tìm TTT thường xuyên nhiều hơn hai đối tượng còn lại là điều dưỡng và hộ sinh. Nguồn tài liệu thương xuyên được CBYT tra cứu TTT là từ Internet (39,8%), nguồn tra cứu tiếp theo là thông tin từ khoa Dược (34,3%). Tuy hình thức trao đổi với đồng nghiệp là hình thức tìm kiếm câu trả lời nhanh và tiện lợi nhất nhưng trong nghiên cứu này, hình thức trao đổi với đồng nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (15,7%). Do đặc tính nhanh, cập nhật, tiện lợi, thông tin phong phú nên hình thức truy cập qua Internet được nhiều bác sỹ lựa chọn. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ câu trả lời chính xác nhận được từ các nhóm thông tin y dược trên mạng Internet thấp hơn rất nhiều [6].
Các khó khăn thường gặp trong việc tra cứu TTT ở các đối tượng nghiên cứu cho thấy, 39,7% cho rằng mất nhiều thời gian, 3,8% cho rằng không biết tìm thông tin ở đâu và có 6,4% ý khiến cho rằng không có khó khăn gì trong việc tra cứu TTT. Trong những năm gần đây, nhận thức của cán bộ y dược về vấn đề thông tin thuốc có nhiều cải thiện. Có 46/48 (95,8%) CBYT được khảo sát mong chờ phản hồi TTT từ Khoa Dược, mong muốn được nhận câu trả lời từ một đơn vị chuyên biệt về thông tin - đó là đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện khi họ có thắc mắc trong điều trị. Điều đó chứng tỏ các bác sỹ đã phần nào hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của đơn vị thông tin thuốc và họ sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm trong công tác điều trị với các dược sỹ. Các câu hỏi thông tin thuốc trên lâm sàng gắn liền với tình trạng bệnh nhân và quá trình điều trị nên có tính cấp bách. Đó là lý do các bác sỹ mong muốn nhận được câu trả lời ngay đối với 91,3% CBYT có mong muốn khoa Dược trả lời ngay câu hỏi TTT, 8,7% mong chờ trả lời câu hỏi TTT trong ngày. Phần lớn cán bộ y tế mong muốn nhận TTT nhất khi có câu trả lời là trao đổi qua điện thoại/ zalo/ email (48,1%), tiếp theo là trao đổi trực tiếp (39,5%), phản hồi bằng phiếu trả lời thông tin chiếm tỷ lệ thấp (12,3%). Do sự phát triển của công nghệ thông tin nên điện thoại và thư
25
điện tử cũng là hình thức phản hồi mong muốn nhất được lựa chọn. Hình thức trao đổi trực tiếp tuy tiện lợi nhất song đòi hỏi thời gian và nguồn nhân lực lớn. Do tính không tiện lợi nên hình thức trả lời bằng phiếu thông tin ít được sự ủng hộ. Nghiên cứu này có xu hướng giống với nghiên cứu Khảo sát các loại hình câu hỏi thông tin thuốc thường gặp trên lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai [6].
26
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT