Kết quả hoạt độngkinh doanh của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ppt (Trang 46 - 52)

II. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY

3.Kết quả hoạt độngkinh doanh của Tổng công ty

Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty trong 3 năm qua thể hiện ở biểu sau:

Biểu 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

T T

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2000 Năm 2001 Năm 2002 Collected by Hai

1

2

3

4

5

Sản lượng xăng dầu Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân 1000 m3 Tỷ Đồng Tỷ Đồng Tỷ Đồng 1000Đ/ng_tháng 5.743 18.833 -800 3.800 1.578 5.701 20.047 150 5.360 1.684 6.731 24.545 120 7.135 1.600

Qua số liệu biểu trên chúng ta thấy:

- Sản lượng xăng dầu bán tăng trưởng bình quân gần 9%/ năm. Mức tăng trưởng về sản lượng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mặc dù có 10 doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu lớn như Petec, Saigon Petro, Vinapeco, Petechim, Petro Mekong… nhưng Tổng công ty vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm giữ 60% thị phần, giữ vững vị trí là doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

- Doanh thu bán hàng cũng đạt mức tăng trưởng tương ứng, trong đó sự tăng trưởng doanh thu các hoạt động kinh doanh khác cũng rất mạnh ( năm 2001 đạt 2200 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2000 là 30%)

- Lợi nhuận: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Tổng công ty không ổn định phụ thuộc rất nhiều về chính sách giá, thuế của nhà nước; Lợi nhuận năm 1999 đạt rất cao nhưng năm 2000 lại lỗ 800 tỷ Đồng do giá xăng dầu thế giới tăng cao, việc điều chỉnh giá bán tối đa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân nên nhà nước không điều chỉnh giá bán

Collected

mà chủ động dùng lãi của xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa. Tuy nhiên, lợi nhuận các hoạt động kinh doanh khác của Tổng công ty luôn tăng trưởng ( năm 2000 lợi nhuận hoạt động kinh doanh khác đạt 134 tỷ Đồng)

- Nộp ngân sách: Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp nhà nước có số nộp ngân sách lớn nhất mỗi năm từ 4000 đến 7000 tỷ đồng, số nộp ngân sách mỗi năm phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thuế, phụ thu của nhà nước. - Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên qua các năm; tiền lương bình quân năm 2000 tăng lên 80% so với tiền lương bình quân năm 1996, thu nhập bình quân năm 2000 tăng 74% so với năm 1996. Như vậy, mức tiền lương và thu nhập trên đảm bảo đời sống cho người lao dộng ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng của xã hội, làm cho người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Tổng công ty hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra. Trong những năm qua Tổng công ty không những đảm bảo mục tiêu ổn định và duy trì mức thu nhập thoả đáng cho người lao động mà thường xuyên nghiên cứu việc đổi mới việc phân phối tiền lương và thu nhập giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa các đơn vị thành viên với nhau và giữa những người lao động trong từng đơn vị thành viên nhằm từng bước đưa tiền lương thực sự trở thành động lực chính kích thích người lao động.

Tổng công ty là một doanh nghiệp lớn, chịu sự điều tiết rất chặt chẽ của nhà nước về chính sách giá, thuế, phụ thu; Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm không thể hiện rõ nét. Chỉ tiêu sản lượng xuất bán và doanh thu tăng trưởng ở mức cao qua các năm đã phần nào phản ánh sự cố gắng của Tổng công ty nhưng chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách hàng năm không ổn định là phản ánh thiếu chính xác hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp

III. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY

1. Tình hình quản trị nhân sự tại tổng công ty ( Xem biểu 4)

Collected

Biểu 4: Cơ cấu nguồn nhân lực

Chỉ tiêu

Năm 2000 Năm 2001 Năm2002

Collected

* Số lượng lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp

* Trình độ

- Trên đại học - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp/ CNKT - Chưa đào tạo

* Giới tính - Nam - Nữ 18.584 14.454 4.130 34 3.225 3.261 10.297 1.767 13.541 5.043 17.820 13.796 4.024 38 3.641 2.276 10.945 912 12.915 4.905 17.062 13.325 3.737 45 3.592 4.474 8.157 434 12.286 4.776

Qua số liệu ở biểu ta thấy, tổng số lao động trong Tổng công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2001 là 17.820 người giảm 764 người so với năm 2000; Năm 2002 là 17.062 người giảm 758 người so với năm 2001.

Nguyên nhân của việc giảm lao động là do một số lao động của Tổng công ty được chuyển sang các công ty cổ phần và do chủ trương giảm biên chế đồng thời giải quyết và khuyến khích cán bộ công nhân viên nghỉ chế độ của Tổng công ty. Đi sâu phân tích ta thấy:

Xét theo vai trò lao động

Collected

- Lao động trực tiếp của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ( xấp xỉ 77,8%) Số lao động trực tiếp giảm dần qua các năm. Năm 2001 giảm 658 người so với năm 2000, năm 2002 giảm 471 người so với năm 2001.

Nguyên nhân giảm là do: Số lao động trực tiếp được chuyển sang các công ty cổ phần và hàng năm Tổng công ty đưa thêm các thiết bị tự động hoá vào hoạt động

- Số lao động gián tiếp của Tổng công ty tập trung ở các bộ phận chức năng và cũng có sự suy giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2001 giảm 106 người so với năm 2000, năm 2002 giảm 287 người so với năm 2001

Xét theo trình độ nhân sự

Số lượng cán bộ công nhân viên ở Tổng công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 17,5% ( năm 2000) và thường giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến lãnh đạo cấp cơ sở.

Qua biểu ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tăng dần qua các năm còn số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ sơ cấp/CNKT và chưa đào tạo giảm mạnh năm 2002. Nguyên nhân là do công tác đào tạo của Tổng công ty được chú trọng và thực hiện tốt chứ không phải là do số lượng tuyển dụng lao động đầu vào tăng.

Xét theo giới tính

Nói chung lao động nam chiếm tỉ trọng lớn trong Tổng công ty và giữ tương đối ổn định qua các năm ( khoảng 73%). Lao động nam chủ yếu tập trung ở các công ty thành viên chuyên sản xuất, khai thác cũng như ở các công việc có độ phức tạp như: Cơ khí, vận tải, hoá dầu, các kho, bể chứa… Còn lao động nữ trong Tổng công ty chiếm tỉ trọng ít hơn khoảng 27,5%, thường là lao động gián tiếp, tập trung ở các khối phòng ban chức năng.

Xét theo cơ cấu tuổi

Biểu 5: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của tổng công ty

Collected

Khoảng tuổi Tổng số Phần trăm ( %) 20 – 30 31 – 40 41 – 50 51 – 60 3.716 4.609 6.281 3.978 20,0 24,8 33,8 21,4 Tổng 18.584 100,0

( Trích báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2000 của Tổng công ty) Đội ngũ lao động của Tổng công ty có tuổi đời khá trẻ. Khoảng tuổi 20 – 40 của Tổng công ty chiếm 44,8%. Do đặc điểm của Tổng công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh nên đến sau năm 2000 độ tuổi người lao động trong khoảng 20 – 40 chiếm đa số là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới. Đội ngũ lao động này tuy năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng kinh nghiệm của họ còn bị hạn chế điều mà rất cần thiết cho cạnh tranh trên thị trường.

Nhóm tuổi 51 – 60 còn chiếm tỉ lệ cao 21,4%, những người do đủ năm về hưu nhưng chưa đủ tuổi về hưu và chưa muốn về nên họ vẫn tiếp tục làm việc. Vì vậy cơ cấu tuổi như trên có ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả quản trị nhân sự của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ppt (Trang 46 - 52)