Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn
nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Pierre brouillt và Bemarrd faroult (2003) [25] đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
Theo Zaneta, Laureckiene (2006) [26]: phòng bệnh viêm đường sinh dục cần: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú. Trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kỹ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc. Sau khi lợn đẻ xong cần phải bơm rửa bằng nước đun sôi để nguội pha thuốc tím 0,1% hay nước muối sinh lý 0,9%. Sau đó bơm hoặc đặt kháng sinh như: Penicillin 2 - 3 triệu UI; Tetracyclin hay Sulfanilamid 2 - 5g hoặc Carbazole 4 - 6 viên vào tử cung để chống viêm.
- Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.
- Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis,... bằng cách dùng vắc xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sảy thai.
Gardner và cs (1990) [29], Smith và cs (1995) [32] cho rằng, tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
Andrew Gresham (2003) [27] đã điều tra tình hình mắc bệnh viêm tử cung, viêm vú ở lợn nuôi tại Vương Quốc Anh, kết quả cho thấy bệnh viêm tử cung, viêm vú ở lợn thường liên quan đến yếu tố dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh viêm tử cung, viêm vú truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh viêm tử cung, viêm vú xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như: Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Parvovirus và
Leptospira (đặc biệt là Leptospira interrogans serovar Bratislava).
- Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.
- Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis,... bằng cách dùng vắc xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sảy thai.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Lợn nái đẻ và nuôi con giống Yorkshire, Landrace, Duroc.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: trại lợn S1 Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An, xóm Côn Sơn - Hạ Sơn - Quỳ Hợp - Nghệ An.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 28/05/2020 đến ngày 28/11/2020.
3.3. Nội dung thực hiện
-Thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn. -Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn.
-Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con.
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn. - Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại. - Số lượng lợn được tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh. - Số lượng lợn con được chẩn đoán và điều trị bệnh. - Số lượng lợn con được can thiệp thủ thuật.
3.4.2. Phương pháp thực hiện các chỉ tiêu
3.4.2.1. Thực hiện Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn tại trại
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái mang thai, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái
mang thai, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật như sau:
* Quy trình chăm sóc nái mang thai
Lợn nái mang thai được nuôi chủ yếu ở chuồng mang thai. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày. Lợn nái mang thai được ăn loại thức ăn theo đúng tiêu chuẩn của công ty, khẩu phần ăn phân theo tuần mang thai, thể trạng, lứa đẻ như sau:
Đối với nái mang thai từ tuần 1 đến tuần mang thai 3 ăn thức ăn với tiêu chuẩn 1,5 - 2kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái mang thai từ tuần 4 đến tuần mang thai 15 ăn thức với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái mang thai từ tuần 16 trở đi ăn thức ăn với tiêu chuẩn 3,5 - 4kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.
Thức ăn cho lợn nái nuôi con được quy định như sau:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày. + Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.
+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%. + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
* Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa
- Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi: Những kết quả nghiên cứu cho thấy 65% số chết sau khi sinh xảy ra vào lúc lợn con 4 ngày tuổi. Cần chùi sạch nhớt ở mồm lợn con và giúp nó bắt đầu thở. Cần lau khô lợn con và đặt chúng nằm dưới nguồn nhiệt bổ sung và giúp chúng được bú lần đầu tiên. Nhiệt độ không khí trong chuồng đẻ 21 - 230C làm cho lợn con đẻ ra không bị lạnh cóng đột ngột. Chỗ nằm của lợn con phải là khu vực được sưởi ấm (đèn sưởi hoặc sưởi bằng khí nóng hoặc sưởi nóng trong nền chuồng ở nhiệt độ 30 - 330C). Tốc độ thông gió cũng cần được khống chế để loại trừ độ ẩm nhưng không gây nên gió lùa cho lợn con.
- Ngay sau khi đẻ, phải cắt dây rốn và nếu vẫn còn ướt, xử lý với cồn iod, dung dịch 2%.
- Mài 8 răng nanh để đề phòng làm tổn thương vú lợn mẹ và làm rách mặt lợn khác khi chúng đánh nhau.
- Giai đoạn từ 1 ngày đến 3 tuần tuổi: Việc chăm sóc, quản lý trong thời kỳ này bao gồm cả phòng chống thiếu máu, chống ỉa chảy, thiến và cắt đuôi.
- Nên dùng loại thuốc nào có hiệu quả với chủng vi khuẩn ở cơ sở chăn nuôi. Tiểu khí hậu chuồng nuôi khô, ấm, không có gió lùa là quan trọng trước hết để giảm ỉa chảy. Vệ sinh cũng rất quan trọng cho việc làm giảm tỷ lệ mắc
ỉa chảy ở lợn con. Tẩy uế và khử trùng chuồng lợn đẻ sau mỗi lô lợn đẻ cũng giúp cho việc phòng ngừa.
- Những lợn đực dùng để bán thịt cũng cần được thiến sớm. Để giảm stress, nên thiến lợn trước 2 tuần tuổi.
- Giai đoạn từ 3 tuần tuổi đến cai sữa: Tuổi cai sữa cho lợn có sự thay đổi tùy theo đàn, tùy theo chuồng trại có sẵn, tùy cường độ của trại.
- Chỉ cai sữa cho những lợn cân nặng trên 5,5kg.
- Cai sữa trong thời gian trên 2 - 3 ngày, cai sữa trước cho những ổ đông con. - Đối với những lợn 3 tuần tuổi, tạo nhiệt độ môi trường 27 - 290 C. Tránh những thay đổi mạnh về nhiệt độ, đề phòng gió lùa, thậm chí đối với lợn con lớn hơn.
- Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể.
- Hạn chế số lượng trong một ngăn rào đến 30 con hoặc ít hơn, nếu được. - Hạn chế mức ăn vào trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra ỉa chảy sau cai sữa. - Cứ 4 - 5 lợn con thì đặt 1 máng ăn và cứ 20 - 25 lợn con thì lắp 1 vòi nước uống.
3.4.2.2. Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn tại trại * Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:
+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét).
+ Rắc vôi giữa lối đi, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Virkon S 3 lần/tuần, pha với tỷ lệ 1l/100 lít nước.
Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng cách ly Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi đường đi
Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Phun sát trùng + quét vôi đường đi Quét hoặc rắc vôi đường đi
Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi Thứ 5 Phun ghẻ Phun sát trùng + xả vôi xút gầm Phun ghẻ Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái mang thai. Sau khi xuất lợn con, các tấm đan nhựa được xịt vệ sinh sạch sẽ.
Khung chuồng cũng được cọ sạch, sau đó phun sát trùng ủ chuồng 3 - 5 ngày bằng dung dịch TH4 được pha với tỷ lệ 1l/50l nước. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô chuồng sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái mang thai lên.
* Quy trình phòng bệnh tại trại bằng vắc - xin
Bảng 3.2. Lịch phòng vắc - xin cho lợn nái sau đẻ
Ngày
sau đẻ Tên vắc - xin Mục đích phòng
Đường đưa vắc - xin
Liều lượng
(ml)
14 ngày Farowsuar B Khô thai, lepto,
đóng dấu Tiêm bắp 5
21 ngày RhiniSeng Hội chứng viêm
teo mũi Tiêm bắp 2
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
Bảng 3.3. Lịch tiêm phòng vắc - xin lợn con theo mẹ Ngày tuổi Vắc - xin/thuốc
/chế phẩm Phòng bệnh
Đường đưa thuốc
Liều lượng (ml/con)
1 - 3 ngày Previron Thiếu sắt Tiêm 1
3 - 4 ngày Baycox 5% Cầu trùng Uống 1
7 - 10 ngày PRRS Tai xanh Tiêm bắp 2
17 - 21ngày Ingelvac Myco + Ingelvac Ciro
Suyễn + Hội chứng
còi cọc Tiêm bắp 2
(Nguồn: Kỹ thuật trại)
3.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô
chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia cùng kỹ thuật trại điều trị một số bệnh sau:
* Bệnh viêm tử cung lợn
- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu hơi vàng.
- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái. - Điều trị: dùng các thuốc sau để điều trị: + Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT
+ Oxytocin: 5ml/con
+ Hanalgin-C: 1ml/10kgTT + Catosal: 5ml/30kgTT
Tiêm bắp: 1lần/ngày, điều trị trong 3 ngày.
* Bệnh viêm vú
+ Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.
+ Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, Streptococcus, Staphylococcus, Klebsiella...
+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.
- Điều trị:
Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.
- Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/lần. hoặc Pendistrep LA: 1ml/10kgTT/lần để hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, nâng cao sức đề kháng.
- Dùng khăn mềm thấm nước ấm xoa bóp nhẹ vài lần/ ngày cho vú mềm dần. - Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh Vetrimoxin - LA: 1ml/10 kg