XẾP HẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TOÀN CẦU NĂM 2007-2008 3.1 Những điều chỉnh trong cách tính Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu 2007-

Một phần của tài liệu Xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu năm 2007 2008 (Trang 37 - 38)

3.1. Những điều chỉnh trong cách tính Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu 2007-2008

Trong bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) 2007-2008 đã có một vài sửa đổi. Những thay đổi trong GCI 2007-2008 gồm ba loại: số lượng các nước được xếp hạng tăng lên, sửa đổi về cấu trúc mô hình và về hệ thống số liệu để tính điểm.

Các nước được đưa vào trong GCI 2007-2008

Sáu nền kinh tế mới được bổ sung trong bảng xếp hạng này là Lybia, Oman, Pueto Rico, Ả rập Xêut, Syria, và Uzbekistan. Thêm vào đó, Secbia và Montenegro, trước đây là một nước, nay đã tách biệt. Do đó, tổng số các nước trong bảng xếp hạng đã tăng lên 131 nước.

Những sửa đổi về mô hình

Cách tính GCI đã được công bố từ bốn năm nay. Dù vẫn duy trì cấu trúc cơ bản và logic chung của mô hình, nhưng xếp hạng GCI 2007-2008 đã được cải tiến theo kinh nghiệm của các chuyên gia phân tích và tổng hợp.

So với năm 2005 và 2006, GCI 2007-2008 quay lại với mô hình 12 trụ cột, tương tự phiên bản được giới thiệu năm 2004. Đó là kết quả của hai thay đổi. Thứ nhất, trụ cột hiệu quả thị trường giờ đây được phân chia thành ba thành phần phụ (các thị trường hàng hoá, lao động và tài chính), điều này sẽ biểu thị tốt hơn những khác biệt trong các khía cạnh đa dạng của hiệu quả thị trường. Ba trụ cột này miêu tả rõ ràng các hiện tượng rất khác biệt. Như đã được giải thích, trụ cột lĩnh vực tài chính đánh giá mức độ dễ dàng đối với các công ty trong việc tiếp cận đễn đúng nguồn tài chính và phản ánh mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp vào các tổ chức tài chính của mình. Trụ cột thị trường lao động phản ánh sự linh hoạt của các quy định về lao động, và chế độ sử dụng nhân tài như thế nào.

Thị trường hàng hoá đánh giá mức độ các quy định chính phủ can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp tư nhân và phạm vi mà sự cạnh tranh giữa các công ty có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh. Việc tập hợp cả 3 lĩnh vực này trong một trụ cột sẽ không thể hiện được các bài học kinh tế quan trọng. Ví dụ, các nước có thể có điểm số rất tốt ở hai trong số các trụ cột, nhưng lại rất kém ở trụ cột thứ ba, sự khác biệt sẽ được thể hiện một cách rõ ràng khi thành tích thuộc mỗi lĩnh vực được chỉ rõ.

Thứ hai, độ lớn của thị trường, năm ngoái được biểu thị như một thành phần phụ của trụ cột thị trường hàng hoá, giờ đây trong bảng xếp hạng 2007-2008 được sắp đặt thành một trụ cột riêng, giống như xếp hạng chỉ số năm 2004. Điều này nêu bật tầm quan trọng then chốt của các cơ hội với tới thị trường nội địa và nước ngoài rộng lớn, cho phép phát huy hiệu quả kinh tế do quy mô.

Ngoài việc quay trở lại mô hình 12 trụ cột, trong bảng xếp hạng GCI 2007-2008 đã đưa vào các số liệu gần đúng hơn đối với một vài tham biến và ở nơi nào có thể, các

dữ liệu được cập nhật chính xác hơn. Trong bảng xếp hạng 2007-2008, còn đưa vào các dữ liệu khảo sát mới về một số khái niệm mà trước đây đã không được đưa vào trong mô hình. Ví dụ, ở trụ cột sự tinh xảo của thị trường tài chính, tham biến dữ liệu cứng (hard data) được giới thiệu để phản ánh sức mạnh quyền lợi pháp lý của các nhà đầu tư, và trong các trụ cột y tế và giáo dục tiểu học, bảng xếp hạng GCI đã giới thiệu một tham biến dữ liệu khảo sát phản ánh chất lượng giáo dục tiểu học. Ngoài ra, xếp hạng GCI 2007-2008 đã loại bỏ ra khỏi mô hình chỉ số tỷ giá hối đoái thực (RER).

Những sửa đổi về tiêu chuẩn sắp xếp vào các giai đoạn và hệ thống số liệu

Một sự thay đổi nữa trong xếp hạng 2007-2008 đó là sự phân chia các quốc gia theo các giai đoạn phát triển nhằm mục đích phản ánh cường độ sử dụng tài nguyên của nền kinh tế, dựa trên cơ sở tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm khoáng sản trong nền kinh tế.

Trong bảng xếp hạng GCI 2007-2008, các số liệu dùng để tính toán điểm số cuối cùng của các nước đã sửa đổi dựa trên cơ sở giai đoạn phát triển của các nước. Những giá trị sử dụng trước đây ba năm thu được từ phép hồi quy tăng trưởng, sử dụng các dữ liệu gần đúng của ba thập kỷ để phản ánh những hạng mục cơ bản trong bảng xếp hạng. Năm nay, các số liệu để tính điểm đã được tinh lọc nhờ vào các dữ liệu có sẵn trong ba năm trước đó. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các ước tính hợp lẽ cực đại của phương trình GDP bình quân đầu người, sử dụng các hệ số khác nhau cho các giai đoạn phát triển khác nhau. Đặc biệt, cách tính toán này chấp nhận những dữ liệu từ vài năm trước đó để biểu thị những giá trị thích hợp nhất. Các số liệu này gần như tương đương với các giá trị đã được sử dụng từ trước đến nay, tuy không giống một cách chính xác. Tuy nhiên, đây được coi là một sự cải tiến bởi chúng đã có một nền tảng tính toán kinh tế vững vàng dựa trên cơ sở có nhiều dữ liệu gần đây hơn.

Những sửa đổi về việc xử lý các dữ liệu lấy từ Khảo sát

Bảng xếp hạng GCI bao gồm 113 biến số, trong đó 79 tham biến lấy dữ liệu từ cuộc Khảo sát Ý kiến của các nhà Quản lý (Executive Opnion Survey) gọi tắt là Survey được Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện hàng năm. Năm nay, GCI giới thiệu phương pháp mới để tính toán điểm số các nước dựa vào giá trị các tham biến của cuộc Khảo sát. Trong bảng xếp hạng GCI, kỹ thuật trung bình động (moving average technique) đã được sử dụng, tức là tính giá trị trung bình từ các kết quả của cuộc Khảo sát năm 2007 và năm 2006. Các giá trị đã được xác định bằng cách mỗi ý kiến trả lời trong Khảo sát năm 2007 được đánh giá có hệ số giá trị cao hơn gấp 1,5 lần so với ý kiến trả lời của Khảo sát năm 2006.

Một phần của tài liệu Xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu năm 2007 2008 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)