Chỉ số ROE cho biết:
Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.
Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn.
Cụ thể:
Chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.
Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số ROE thông thường sẽ ở mức 15.4%.
Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.
1.6. 4.3. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI (Return On Investment) (Return On Investment)
Khái niệm: Chỉ số ROI (Return on Investment) – Là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay tỉ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư dự đoán và nhằm đo lường hiệu quả vốn đầu tư.
Công thức tính:
ROI = (Lợi nhuận đầu tư – chi phí đầu tư) / chi phí đầu tư)
Ý nghĩa:
ROI có thể cho thấy mức độ hiệu quả của tiền đầu tư đang được sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
1.6. 4. 4. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (biên lợi nhuận ròng) ROS (biên lợi nhuận ròng) ROS
KHÁI NIỆM:
Chỉ số này thể hiện 1 đồng doanh thu thuần sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Công thức tính
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =--- Doanh thu thuần