Đối với bệnh viên, khoa phòng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin k ở người bệnh sau mổ thay van cơ học tại phòng khám tim mạch – bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 27 - 31)

4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ TTĐT CHO NGƯỜI BỆNH DÙNGTHUỐC CHỐNG ĐÔNG KHÁNG VITAMIN K

4.2 Đối với bệnh viên, khoa phòng:

- Cần xây dựng mô hình quản lý những NB sau thay van tim cơ học tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh Viện Tỉnh Phú Thọ giống như mô hình CLB THA, đái tháo đường …để nâng cao hiệu quả TTĐT cho NB. Vì khi sinh hoạt chung như câu lạc

bộ “THA và các bệnh lí Tim mạch ” hiện nay những NB sau phẫu thuật van cơ học không được cập nhật riêng về kiến thức của mình. Bên cạnh đó cần tăng cường số buổi sinh hoạt câu lạc bộ 1 tháng/ 1 lần (vì hiện nay bệnh viện mới tổ chức được 1 quý/ 1 lần) để NB có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau.

- Nên đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin cho NB, bên cạnh việc tư vấn, GDSK cũng cần có các tài liệu hướng dẫn chuẩn phát cho NB trong quá trình điều trị và tái khám để cho NB có các kiến thức hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị thuốc chống đông một cách hiệu quả nhất.

- Tăng cường nhân lực để CBYT không bị quá tải công việc có thời gian để tư vấn, GDSK cho NB.

- Đối với khoa phòng cần xây dựng các quy định cụ thể về GDSK cho NB, đồng thời cần xây dựng nội dung GDSK cho từng bệnh cụ thể được bệnh viện phê duyệt nội dung về các bệnh gặp trong khoa để CBYT có tài liệu thống nhất tư vấn, GDSK cho NB.

4.3..Đối với người bệnh và gia đình:

- NB cần chủ động hơn trong việc tự tìm hiểu những kiến thức về bệnh và chế độ điều trị thuốc chống đông qua CBYT, sách, tài liệu hướng dẫn về thuốc chống đông để từ đó tự ý thức cho mình trong việc TTĐT thuốc chống đông một cách tốt nhất, cải thiện về lối sống, nhất là chế độ ăn hạn chế rau, không uống rượu/bia. - Người nhà NB cần thường xuyên quan tâm, giúp đỡ NB tuân thủ điều trị, thường xuyên nhắc nhở NB uống thuốc đúng giờ và đầy đủ, giúp đỡ NB trong việc thực hiện chế độ ăn uống hàng ngày, cải thiện chế độ sinh hoạt thích hợp và đưa NB đến khám định kì theo lịch hẹn của CBYT.

5. KẾT LUẬN

5.1.Về thực trạng TTĐT thuốc chống đông kháng vitamin k tại phòng khám Tim mạch- BVĐK Tỉnh Phú Thọ:

100% NB sau phẫu thuật thay van cơ học có dùng thuốc chống đông kháng Vitamin k tại phòng khám Tim mạch- BVĐK Tỉnh Phú Thọ đến tái khám định kì theo hẹn của NVYT

NB được khám, tư vấn, GDSK tại cơ sở y tế hiện đại, khang trang, trang thiết bị phục vụ NB đầy đủ, được đội ngũ “chăm sóc khách hàng” của bệnh viện gọi điện thăm hỏi và nhắc lịch tái khám theo hẹn vì vậy NB yên tâm khi khám tại đây.

Kiến thức tự chăm sóc của NB sau phẫu thuật thay van tim có dùng thuốc chống đông kháng vitamink đã có nhưng chỉ ở mức độ chung chung, vì vậy còn một số NB chưa TTĐT thuốc như: thỉnh thoảng quên uống thuốc, quên uống thuốc trong tuần vừa qua, quên uống thuốc ngày hôm qua, tự ý ngừng thuốc khi thấy khó chịu do thuốc hoặc khi thấy kết quả xét nghiệm INR đã được kiểm soát, khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc và cảm thấy bị phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc.

Trình độ hiểu biết của mỗi NB khác nhau nên tiếp thu kiến thức còn hạn chế nên CBYT chưa xây dựng được cách thức tư vấn, GDSK phù hợp với từng đối tượng người bệnh cụ thể. Bên cạnh đó tại phòng khám chưa có quy định cụ thể về việc tư vấn, GDSK cho NB và chưa có tài liệu GDSK thống nhất về bệnh và CBYT chưa được đào tạo về tư vấn, GDSK nên CBYT chưa có kĩ năng sâu và chưa thống nhất trong tư vấn, GDSK cho NB.

5.2.Chúng tôi có đưa ra một số giải pháp để tăng cường sự TTĐT thuốc chống đông kháng vitamin K cho NB sau phẫu thuật thay van cơ học như sau:

CBYT cần dành đủ thời gian tư vấn, hướng dẫn và nhắc nhở NB tuân thủ chế độ điều trị thuốc chống đông, hướng dẫn cách theo dõi và phát hiện các biến chứng khi dùng thuốc chống đông, chế độ ăn uống cho NB trước khi ra viện, trong tất cả các lần tái khám để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị nói chung cúng như TTĐT thuốc với NB thay van tim cơ học.

Cần xây dựng mô hình quản lý những NB sau thay van tim cơ học tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh Viện Tỉnh như mô hình: CLB THA và các bệnh lí tim mạch, đái tháo đường …để nâng cao hiệu quả TTĐT cho NB.

Nên đa dạng hóa các hình thức cung cấp thông tin cho NB, bên cạnh việc tư vấn, giáo dục sức khỏe cũng cần có các tài liệu hướng dẫn chuẩn phát cho NB trong quá trình điều trị và tái khám để cho NB có các kiến thức hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị thuốc chống đông một cách hiệu quả nhất.

NB cần chủ động hơn trong việc tự tìm hiểu những kiến thức về bệnh và chế độ điều trị thuốc chống đông qua CBYT, sách, tài liệu hướng dẫn về thuốc chống đông để từ đó tự ý thức cho mình trong việc TTĐT thuốc chống đông một cách tốt nhất, cải thiện về lối sống, nhất là chế độ ăn hạn chế rau, không uống rượu/bia.

Người nhà NB cần thường xuyên quan tâm, giúp đỡ NB tuân thủ điều trị, thường xuyên nhắc nhở NB uống thuốc đúng giờ và đầy đủ, giúp đỡ NB trong việc thực hiện chế độ ăn uống hàng ngày, cải thiện chế độ sinh hoạt thích hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng tuân thủ điều trị thuốc chống đông kháng vitamin k ở người bệnh sau mổ thay van cơ học tại phòng khám tim mạch – bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)