Thể hiện thân phận ba chìm bảy nổi của người phụ nữ

Một phần của tài liệu TÍNH TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH (Trang 28 - 32)

Nguyễn Bính về nhiều về phụ nữ. Tuy là một nhà thơ nam nhưng ông lại thấu hiểu sâu sắc những thăng trầm, khổ đau của người phụ nữ. Khi mà lễ giáo phong kiến đã đè nặng lên thân phận họ, đè nặng lên những kiếp người. Suốt cả đêm dài lịch sử, người phụ nữ Việt Nam luôn luôn khát khao được giải phóng khỏi tình trạng đó.

(28) Tuổi son nhạt thắm phai đào,

Đầy thuyền hận, có biết bao nhiêu người! Em đừng khóc nữa, em ơi!

Dẫu sao thì sự đã rồi, nghe em! Một đi bẩy nổi ba chìm,

Trăm cay, ngàn đắng, con tim héo dần. Dù em thương chị mười phần,

Những đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là người phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Các tính từ cay, đắng, héo kết hợp với các trăm, ngàn, con tim … dần càng làm ta thêm thấm thía sự đắng cay, cực nhọc mà người phụ nữ phải chịu.

Tình duyên của những người con gái ấy cũng không được như ý: (29) Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng

(Mưa xuân)

Nguyễn Bính sử dụng tính từ nhỡ nhàng để chỉ duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì. Tính từ này cũng được ông sử dụng lại nhiều lần trong các bài thơ khác. Nó như tiếng thở dài, vừa than thân, trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên.

Từ đây, chúng ta thấy được được nghệ thuật sử dụng tính từ nhuần nhuyễn linh hoạt của Nguyễn Bính trong việc thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước hiện thực cuộc sống.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tôi đã trình bày kết quả khảo sát thống kê phân loại tính từ. Trong đó, chúng tôi khảo sát theo ba hướng như sau: khảo sát theo đặc trưng của tính từ, khảo sát theo cấu tạo ngữ pháp và khảo sát tính từ theo khả năng kết hợp. Qua khảo sát những bài thơ trong cuốn thơ Nguyễn

Bính nhà xuất bản Kim Đồng, tần số xuất hiện tính từ theo phân loại là 585

lượt dùng với những sắc thái ý nghĩa phong phú, chia làm nhiều tiểu loại khác nhau. Khảo sát về cấu tạo ngữ pháp, tính từ trong thơ Nguyễn Bính gồm có ba kiểu từ: từ đơn, từ láy, từ ghép. Qua khảo sát chúng tôi nhận

thấy, nhà thơ có thiên hướng dùng tính từ là từ đơn và từ láy nhiều hơn tính từ là từ ghép.

Qua khảo sát tính từ theo khả năng kết hợp, trong thơ Nguyễn Bính tính từ kết hợp nhiều với danh từ. Ngoài ra, tính từ còn kết hợp với động từ và phó từ để cho ra các đơn vị từ, cụm từ để tạo câu. Ngoài ra, trong

chương này cũng đề cập đến giá trị của việc sử dụng tính từ trong thơ Nguyễn Bính. Tính từ góp phần phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam đương thời, thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của nhà thơ.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý thuyết ngữ pháp chức năng và lý thuyết về ngữ nghĩa về từ loại và tính từ, nghiên cứu về tính từ trong tập thơ Nguyễn Bính, rút ra được kết luận sau:

1. Tần số xuất hiện của các tính từ rất lớn, được chia làm nhiều tiểu loại: tính từ chỉ phẩm chất, tính từ chỉ đặc trưng, tính từ chỉ tính chất, tính từ chỉ trạng thái. Ngoài ra, thi sĩ còn sáng tạo trong cách kết hợp: tính từ kết hợp với động từ, tính từ kết hợp với danh từ, tính từ kết hợp với phó từ,… tính từ là từ đơn, từ ghép, từ láy,… Trong đó mỗi tiểu loại lại thực hiện các chức năng nhất định trong việc thể hiện dụng ý sáng tạo của nhà thơ.

2. Việc sử dụng tính từ trong thơ Nguyễn Bính đem đến cho thơ ca Việt Nam tính chất dân dã, bình dị, gần gũi với đời sống, đồng thời làm cho nó mất đi cái vẻ trang trọng, góp phần tạo nên phong cách tác giả.

Một phần của tài liệu TÍNH TỪ TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w