IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA
1) Xác định chi phí vật liệu trong giá dự thầu (VL)
Chi phí vật liệu trong giá dự thầu bao gồm: chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển cần thiết... góp phần trực tiếp cấu tạo nên khối lượng công tác xây lắp tính toán. Mức giá các loại vật tư, vật liệu được nêu trong giá dự thầu chưa bao gồm khoản thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng ứng trả khi mua vật tư vật liệu phục vụ xây lắp công trình.
- Chi phí vật liệu chính gồm cả các khâu hao hụt. Khối lượng này được tính theo định mức nội bộ của nhà thầu hoặc định mức của Bộ Xây dựng công bố. Theo quy định chung về tính giá xây dựng thì tất cả các hao hụt ngoài công trường đã được tính vào giá vật liệu, quy định này nhằm tránh hạch toán chồng chéo chi phí. Giá vật liệu theo thị trường đến chân công trình, giá ở đâu rẻ hơn thì nhà thầu chọn mua.
- Đối với chi phí vật liệu phụ thường tính theo tỷ lệ so với chi phí vật liệu chính, khoản này thường chiếm từ 5% ÷10% chi phí vật liệu chính.
Chi phí vật liệu trong giá dự thầu được tính bình quân theo công thức sau:
Trong đó:
- Vi: lượng hao phí vật liệu chủ yếu thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự toán;
- Givl: giá của một đơn vị vật liệu thứ i (i=1÷n) được xác định đảm bảo nguyên tắc: + Phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật liệu, yêu cầu sử dụng vật liệu của công trình, dự án;
+ Phù hợp với nhu cầu, kế hoạch dự kiến sử dụng vật liệu của công trình về tiến độ, khối lượng cung cấp; thời điểm lập, mặt bằng giá thị trường tại nơi xây dựng công trình và được tính đến hiện trường công trình theo hướng dẫn tại mục 1.2.1.2 Phụ lục IV – TT11/2021/TT-BXD.
- KVL: hệ số tính chi phí vật liệu khác (nếu có) so với tổng chi phí vật liệu chủ yếu xác định trong định mức dự toán.