An toàn lao động trong vệ sinh công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu vệ sinh công nghiệp (Trang 35 - 37)

III.1. Khái niệm

- Vệ sinh công nghiệp có thể được hiểu là sự kết hợp giữa vệ sinh thông thường và vệ sinh hiện đại. Đó là việc kết hợp giữa vệ sinh lau chùi, dọn dẹp bằng tay với máy móc, thiết bị, dụng cụ hiện đại, hóa chất chuyên dụng cùng những phương pháp tối ưu, những quy trình xử lý hiện đại …(theo nhu cầu phát triển).

Vệ sinh công nghiệp được chia thành hai loại hình sau:

- Làm sạch định kỳ tổng vệ sinh công trình (làm sạch toàn bộ công trình từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Hoạt động mang tính chất không thường xuyên, bao gồm: Tổng vệ sinh; Vệ sinh đánh bóng sàn; Giặt thảm/ ghế văn phòng; Vệ sinh kính, khung nhôm, tường mặt trong, mặt ngoài; Vệ sinh sau xây dựng.

- Làm sạch hàng ngày: Là làm sạch, vệ sinh từng phần hoặc toàn bộ công trình đang sử dụng, hoạt động mang tính chất lặp lại thường xuyên hàng ngày.

III.3. Đối tượng của vệ sinh công nhiệp

- Vệ sinh nhà máy, nhà xưởng, xí nghiệp, nhà ăn; - Vệ sinh trường học;

- Vệ sinh tòa nhà, văn phòng, chung cư; - Vệ sinh bệnh viện;

- Vệ sinh trung tâm thương mại.

III.4. Các nguyên tắc an toàn trong vệ sinh công nghiệp - Đảm bảo an toàn khi chuẩn bị và sử dụng dụng cụ vệ sinh

+ Vệ sinh công nghiệp không thể thiếu được sự hỗ trợ của các dụng cụ cũng như các trang thiết ị hiện đại, tối tân. Người sử dụng phải được đào tạo và nắm rõ nguyên tắc hoạt động của từng loại máy móc để tránh nhưng tai nạn đáng tiếc xảy ra, hiệu quả công việc cũng từ đấy được đảm bảo

+ Với những loại máy móc có khả năng sát thương, gây nguy hiểm cao thì cần phải có những khóa tập huấn nâng cao kỹ năng

+ Trước khi tiến hành vệ sinh phải đảm bảo có đủ đồ bảo hộ như quy định yêu cầu

- Đảm bảo an toàn khi thực hiện vệ sinh công nghiệp

Mỗi hạng mục công việc luôn có những yêu cầu riêng cần phải đảm bảo tuy nhiên không được bỏ qua các nguyên tắc an toàn sau:

+ Không sử dụng khăn ướt, nước để lau chùi các thiết bị điện tử, công tắc điện, hệ thống thang máy …

+ Không mang những vật có nguy cơ cháy nổ vào nơi làm việc và không được di chuyển các vị trí đồ đạc khi không được chỉ thị

+ Không hút thuốc , sử dụng chất nguy hiểm làm ảnh hưởng tới hiệu quả, năng suất làm việc

+ Không được quên đồ bảo hộ khi thực hiện vệ sinh tại các vị trí trên cao, mái tôn, … Kiểm tra kĩ càng các đồ bảo hộ trước khi sử dụng

- Đảm bảo an toàn khi sử dụng các hóa chất vệ sinh: Hóa chất vốn là công cụ không thể thiếu khi tiến hành xử lí vệ sinh công nghiệp. Những hóa chất thường sử dụng nhìn chung đều vô cùng độc hại khi tiếp xúc trực tiếp. Đòi hỏi mỗi người nhân viên phải thực hiện nghiêm túc từ đồ bảo hộ đến nguyên tắc pha chế liều lượng

- Những lưu ý về phòng chống cháy nổ

+ Phải nâng cao nghiệp vụ tập huấn kiến thức phòng chống cháy nổ cho mỗi nhân viên, mỗi cá nhân khi bắt đầu vào nhận việc.

+ Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn phải giữ nguyên tất cả các vật dụng phòng chống cháy nổ hoặc chỉ được di chuyển các vật dụng này đi chỗ khác nếu thực sự cần thiết. Không được để các vật dụng làm rào cản khi lên xuống cầu thang bộ để tránh những trường hợp khẩn cấp không sử dụng được.

+ Tuyệt đối không mang các chất, vật dụng gây cháy nổ và nguy hiểm vào khu vực đang tiến hành vệ sinh công nghiệp.

III.5. Quy trình vệ sinh công nghiệp Bước 1: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh

- Chuẩn bị tất cả các loại máy móc, dụng cụ cần thiết và hóa chất an toàn theo yêu cầu cụ thể của từng công trình cần vệ sinh.

- Hoá chất đã được pha chế đúng loại, đúng tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lưu ý:

- Dụng cụ làm vệ sinh sạch sẽ, còn sử dụng tốt phân theo loại.

- Máy móc, thiết bị điện khi sử dụng làm vệ sinh phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn điện.

Bước 2: Đặt biển báo thông báo

- Với những khu vực riêng biệt, không phải là khu vực có người đi lại thì không cần đặt biển báo.

- Với khu vực công cộng như nhà vệ sinh, sảnh… nơi tập trung mật độ đi lại đông đúc thì cần phải đặt biển báo.

Lưu ý cách đặt biển báo:

- Biển báo nguyên vẹn (không sứt mẻ, gãy hay mất chữ), sạch sẽ và đặt ngay ngắn hướng ra phía trước hoặc 2 đầu của khu vực cần làm vệ sinh và nơi dễ quan sát được.

- Nội dung biển báo phản ánh đúng công việc vệ sinh đang được thực hiện. Bước 3: Thực hiện làm vệ sinh

- Thực hiện làm vệ sinh theo các quy trình trên từng bề mặt và từng lĩnh vực vệ sinh riêng.

- Trong khi làm vệ sinh bất kỳ công trình nào cũng phải quan sát để kịp thời phát hiện tình huống phát sinh hoặc hỏng hóc để ghi nhận và báo cáo cấp trên chỉ đạo xử lý.

Bước 4: Kiểm tra sau vệ sinh

- Sau khi hoàn thành các bước vệ sinh của từng hạng mục, nhân viên vệ sinh sẽ kiểm tra lại 1 lượt từng khu vực, để đảm bảo việc vệ sinh của khu vực đạt tiêu chuẩn đã đề ra.

Bước 5: Hoàn tất công việc vệ sinh

- Thu dọn khu vực vừa vệ sinh cùng dụng cụ, máy móc.

- Đặt lại đồ đạc của từng khu vực trở về vị trí ban đầu (nếu bị thay đổi vị trí). - Điền đủ thông tin vào phiếu kiểm tra hoặc ghi sổ theo dõi (nếu có).

- Kiểm tra máy móc, dụng cụ đảm bảo tình trạng hoạt động tốt trước khi trả về kho hoặc cất vào nơi quy định. Nếu máy móc, dụng cụ hỏng hóc phải ghi vào sổ theo dõi và báo cáo Giám sát để có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo cho công việc vệ sinh lần sau.

Một phần của tài liệu Tài liệu vệ sinh công nghiệp (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w