Câu 3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ theo BLDS 2015, ai là chủ tài sản thì phải chịu rủi ro đối với tài sản đó12, vấn đề trên được quy định tại Điều 162 và Điều 441 của Bộ luật này.
Về chủ thể phải chịu rủi ro đối với tài sản13:
Một là, chủ sở hữu phải chịu rủi ro về chính tài sản thuộc sở hữu của mình,
chỉ trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Hai là, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản đó
trong phạm vi quyền của mình, chỉ trừ trường hợp khác có thoả thuận khác với chủ sở hữu tài sản của Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, người chịu rủi ro đối với tài sản ở đây gồm có chủ sở hữu của tài sản đó và trừ trường hợp có thoả thuận khác theo quy định của pháp luật đề ra.
Về thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản14:
Một là, bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên
mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Hai là, đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó
phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hồn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
12 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II, tr.159. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II, tr.159.
13 Điều 162 BLDS 2015.
Câu 3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ cơ sở pháp lý tại Điều 238 BLDS 2015, khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thơng qua hợp đồng mua bán thì khi đó, quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu sẽ chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.
Đối với trường hợp này thì khi chủ sở hữu (bà Thuỷ) chuyển giao quyền sở hữu ghe xồi của mình cho người khác (bà Dung) thơng qua hợp đồng mua bán thì lúc đó, quyền sở hữu đối với ghe xồi của bà Thuỷ đã chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của bà Dung. Như vậy, tại thời điểm cháy chợ, bà Dung là chủ sở hữu số xồi.
Câu 3.3. Bà Dung có phải thanh tốn tiền mua ghe xồi trên khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại thời điểm giao nhận ghe xoài, bà Dung và bà Thuỷ đã hoàn thành các thủ tục đăng ký đứng tên bà Dung theo đúng quy định pháp luật thì mọi rủi ro, hư hại hoặc tổn thất, trong trường hợp này là ghe xồi bị hư do cháy chợ, thì bà Dung là người phải chịu mọi rủi ro liên quan đến tài sản.
Ngược lại, nếu hai bên chỉ mới giao nhận ghe nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng ký thì xét trên giấy tờ, bà Thuỷ vẫn là chủ sở hữu của chiếc ghe xoài và chịu rủi ro trong vụ tai nạn cháy chợ này. Ngoài ra, trong trường hợp thủ tục sang tên chưa thể thực hiện ngay khi bàn giao thì để phịng ngừa rủi ro, bà Thuỷ có thể thoả thuận với bà Dung về việc chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm bàn giao ghe theo quy định tại khoản 2 Điều 411 của BLDS 2015.
Như vậy, trong trường hợp này, bà Dung có thể khơng phải thanh tốn tiền mua ghe xồi vì chưa có căn cứ cho rằng hai bên đã hồn thành thủ tục đăng ký mua bán ghe xồi, khi đó bên bán là bà Thuỷ phải chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký mua bán.
1. Bộ luật Dân sự 2005. 2. Bộ luật Dân sự 2015. 3. Luật Đất đai 2013.
4. Luật Nhà ở 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2019. 5. Luật Thương mại 2005.
6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.