QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VỀ DÂN SỐ

Một phần của tài liệu LUẬTDÂN SỐ (Trang 32 - 36)

GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VỀ DÂN SỐ

Điều 50. Nội dung quản lý nhà nước về dân số

hành văn bản quy phạm pháp luật về dân số và tổ chức triển khai thực hiện. 2. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dân số và tổ chức triển khai thực hiện.

3. Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số. 4. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở cung cấp dịch vụ dân số về biện pháp, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn.

5. Chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, chế độ chính sách đối với người làm công tác dân số.

6. Quản lý các dịch vụ dân số và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về dân số.

8. Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác dân số.

9. Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình dân số và việc thực hiện pháp luật về dân số.

10. Quản lý, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số.

11. Hợp tác quốc tế về dân số.

12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.

Điều 51. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân số.

2. Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dân số.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về dân số quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện quản lý nhà nước về dân số theo sự phân công của Chính phủ.

4. Chính phủ quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về dân số và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về dân số.

5. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dân số ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Điều 52. Trách nhiệm của của Nhà nước, cơ quan, tổ chức về dân số

1. Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hóa công tác dân số, bảo đảm điều kiện thực hiện công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình; tạo điều kiện cho các thành viên thực hiện chính sách, pháp luật về dân số; b) Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách dân số; phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số cho các thành viên thuộc quyền quản lý;

c) Cung cấp các loại hình dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản theo quy định;

d) Lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển của cơ quan, tổ chức;

đ) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật về dân số, tạo điều kiện để các thành viên thực hiện chính sách, pháp luật về dân số;

e) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cấp có thẩm quyền việc thực hiện công tác dân số;

f) Cơ quan Thống kê Trung ương có trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin, số liệu về dân số, bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số theo quy định của pháp luật về thống kê; cung cấp thông tin, số liệu phục vụ việc lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển, bao gồm số liệu dân số có tính dự báo trước ngày 31/7 hằng năm; số liệu dân số chính thức trước ngày 31/12 hằng năm.

Điều 53. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận về dân số

1. Tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, hội viên và toàn xã hội thực hiện chính sách, pháp luật về dân số.

2. Giám sát, phản biện xã hội, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về dân số.

3. Tham gia thực hiện công tác dân số trong hệ thống tổ chức của mình. 4. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ngoài việc thực hiện quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình dục, mang thai ngoài ý muốn cho trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, không lựa chọn giới tính khi sinh.

5. Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ngoài việc thực hiện quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền, vận động hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, không lựa chọn giới tính khi sinh, phát huy và chăm sóc người cao tuổi, nâng cao chất lượng dân số.

Điều 54. Trách nhiệm của gia đình, cá nhân về dân số

1. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật này.

2. Tạo điều kiện giúp đỡ các thành viên trong gia đình thực hiện chính sách, pháp luật dân số phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập, nuôi dạy con.

3. Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số; quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 55. Khen thưởng và xử lý vi phạm về dân số

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác dân số thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư có biện pháp khuyến khích khen thưởng những cá nhân, gia đình thực hiện tốt công tác dân số.

2. Xử lý vi phạm về dân số

a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

b) Chính phủ quy định việc xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật này.

Chương VIII

Một phần của tài liệu LUẬTDÂN SỐ (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w