III. Phương pháp nghiên cứu
131 125 95,42 56 55 98,21 Qua kết quả phân tích ở bảng 3 ta thấy tỷ lệ nhiễm ve ở các giống bò (giống
1.7.2. Ảnh hưởng của thời tiết đến số lượng trứng và thời gian nở trứng của ve Boophilus microplus.
Bảng 7: Kết quả sự ảnh hưởng của thời tiết đến số lượng trứng và thời gian nở trứng của ve B. microplus.
Chỉ tiêu Số ve nuôi thí nghiệm
Số trứng (quả) Thời gian nở (ngày) Xmin - Xmax X Xmin - Xmax X ± mx
9 - 10 10 1968 - 3456 2688 15 - 17 16,2 ± 0,26
11 - 12 10 1536 - 2208 1930 22 - 25 22,7 ± 0,35
Qua kết quả phân tích ở bảng 5 chúng tôi thấy rằng khả năng sinh sản của ve cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, cụ thể là:
Ở lô 1: Nhiệt độ biến động từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88%.
Số lượng trứng trung bình là 2688 trứng /ve và giao động từ 1968 – 3456 trứng. Thời gian nở trứng trung bình là 16,2 ngày và giao động từ 15 – 17 ngày. Ở lô 2: Nhiệt độ biến động từ 18 – 290C, ẩm độ từ 51 – 83%.
Số lượng trứng trung bình là 1930 trứng /ve, giao động từ 1536 – 2088 trứng. Thời gian nở trứng trung bình là 22,7 ngày và giao động từ 22 - 25 ngày. Như vậy chúng ta thấy rằng ở lô 1ve được nuôi vào tháng 9 – 10, thời tiết nóng ấm, thuận lợi cho sự phát triển của ve, số lượng trứng trung bình tương đối cao, hơn nữa thời gian nở trứng ngắn.
Còn ở lô 2 được nuôi vào tháng 11 – 12, thời tiết chuyển sang lạnh và khô hanh hơn, nhiệt độ giảm xuống 18 – 290C và ẩm độ 51 – 83%, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và quá trình trao đổi chất của ve đồng thời khí hậu khô hanh cũng làm cho bề mặt trứng bị khô, thậm chí trứng có thể bị teo lại, từ đó làm cho số lượng trứng giảm xuống rõ rệt và thời gian nở trứng cũng kéo dài hơn.
Theo Phan Trọng Cung, 1977 cũng cho rằng: Ở nước ta tùy theo mùa, thời gian nở trứng mất 12 – 28 ngày, mùa nóng ẩm tháng 5 – 8 thời gian này là 27 ngày. Cũng theo Phan Trọng Cung và cộng sự, 1977, “độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nở trứng. Trứng của ve Boophilus microplus ở ẩm dưới 70% thì trứng ngừng nở và trên 100% thì không nở. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất để trứng nở là 85 – 950F, ẩm độ 95%”.
Qua đây chúng tôi nhận thấy nhiệt độ và độ ẩm càng thấp thì số lượng trứng /ve càng giảm và thời gian nở trứng sẽ kéo dài, tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao cũng sẽ ảnh
hưởng xấu khả năng sinh sản của ve và ở Tây Nguyên vào tháng 9 – 10 nhiệt độ từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88% cũng là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của ve.