1.3.2.1. Dân tộc
Dân số thuộc dân tộc Kinh là 339.308 người, chiếm 43,23%. Trong 47 dân tộc thiểu số sống trên toàn tỉnh, 6 dân tộc có dân số trên 10 nghìn người là: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay, Sán Dìu (trong đó dân tộc Tày có dân sốđông nhất với 205.624 người); 13 dân tộc có dân số dưới 5 người, trong đó Ơ Đu, Si La, Mảng, Lự, Chơ Ro, Xinh Mun, Hà Nhì, Chu Ru là những dân tộc có dân số thấp nhất (1 người). Địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số là các huyện vùng cao như Lâm Bình, Na Hang…
1.3.2.2. Dân số và lao động
Tổng số dân của tỉnh Tuyên Quang là 792.900 người, trong đó, dân số nam là 399.224 người, chiếm 50,35% và dân số nữ là 393.676 người, chiếm 49,65%. Tuyên Quang là tỉnh có số dân đứng thứ 6 so với 14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, sau Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình. Sau 5 năm, quy mô dân số Tuyên Quang tăng thêm 36.696 người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2015 - 2020 là 0,84%/năm.
Mật độ dân số của Tuyên Quang là 135 người/km2. Tuyên Quang là tỉnh có mật độ dân số đứng 5 trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc sau Bắc Giang, Phú Thọ,Thái Nguyên, Hòa Bình.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Tuyên Quang đạt 480.497 người, trong đó lao động nam 246.393 người chiếm 51,28%; lao động nữ 234.104 người chiếm 48,72%, lực lượng lao động ở khu vực thành thị 54.542 người chiếm 11,35%; lực lượng lao động ở nông thôn 425.955 người chiếm 88,65%.
1.3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2015 - 2020 (giá CĐ 2010) đạt 6,45 %/năm. Năm 2020, tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành đạt 34.624 tỷ đồng (tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015). Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng bình quân 4,3 %/năm.
Kinh tế của tỉnh dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, bước đầu hình thành các khu, các cụm công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư và xây dựng, bộ mặt thành thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Văn hóa xã hội phát triển mạnh, an ninh trật tự được giữ vững. Đời sống của người dân trong tỉnh từng bước được nâng cao.
1.3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng a) Giao thông, vận tải
* Đường bộ: Quốc lộ: Thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 250,55 km gồm (QL.2, QL.2C, QL.279); triển khai cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh với quy mô đường cấp III dài 20,3 km từ ngã ba xã Trung Sơn, huyện Yên Sơn đến Trạm Kiểm lâm xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn. Hoàn thành xây dựng 3/3 cầu lớn (cầu Kim Xuyên, huyện Sơn Dương, cầu Tứ Quận, huyện Yên Sơn, cầu Ba Đạo, huyện Na Hang).
- Đường tỉnh: Cải tạo, nâng cấp 231,65 km đường tỉnh gồm (ĐT.185, ĐT.186, ĐT.187, ĐT.188, ĐT.189); 76,06 km đường đô thị; 227,49 km đường huyện.
- Đường giao thông nông thôn: Thông qua các chương trình, dự án (Chương trình xây dựng nông thôn mới, 135, Di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang,...) để đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo hiệu quả, khai thác sử dụng lâu dài. Kết quả đến nay đã đầu tư nhựa hoá đường từ trung tâm cấp huyện, đến trung tâm cấp xã và đầu tư mở mới đường đến trung tâm các thôn bản được 877,3 km; thực hiện bê tông hóa được 2.409 km đường giao thông nông thôn đặc biệt là chủ trương bê tông hoá đường giao thông nông thôn. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn; 99,57% thôn, bản (2.086/2.095 thôn, bản) có đường ô tô đến trung tâm.
- Đầu tư xây dựng bến xe, điểm đỗ, dừng xe: Đã và đang triển khai 03/11 bến, trong đó hoàn thành 01 bến xe khách thị trấn Sơn Dương đưa vào sử dụng năm 2011; đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng 02 bến xe, trong đó 01 bến xe khách phía Nam thành phố Tuyên Quang; 01 bến xe khách xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương.
- Vận tải khách công cộng bằng xe buýt: Đã đưa vào hoạt động 03 tuyến xe buýt 3/4 tuyến xe buýt đạt 75% (Tuyến 01: TT Sơn Dương - TP Tuyên Quang - Đại học Tân Trào; tuyến 02: Trung tâm huyện Yên Sơn - Thành phố Tuyên Quang - Km20 QL.2 đường Tuyên Quang - Hà Nội; tuyến 03: Tp Tuyên Quang (khu hành chính thành phố) - Trung tâm thành phố Tuyên Quang - QL2 - Km 31 - Đèo gà - Thị trấn Vĩnh Lộc).
Tuy nhiên, tiến độ một số công trình giao thông còn chưa đạt mục tiêu quy hoạch đề ra như:
- Một số công trình phụ thuộc nguồn vốn của trung ương còn chậm triển khai so với mục tiêu kế hoạch đề ra như tuyến đường cao tốc (Tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Đoan Hùng dài 18km) và Đường sắt Thái
Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái theo Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Đoan Hùng đã được Bộ Giao thông vận tải đưa vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam.
* Giao thông thủy: Giao thông thủy được quan tâm đầu tư xây dựng. Do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, bằng các hình thức kêu gọi, thu hút đầu tư, tỉnh đã thực hiện: Bến khách ngang sông đã đầu tư 03/03 bến thuỷ đạt 100%; 02/07 bến khách ngang sông đạt 28,57%; chuẩn bị đầu tư xây dựng 01/02 cảng sông đạt 50% (đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 01 doanh nghiệp đầu tư xây dựng bến thủy nội địa thôn Phú Lương, xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương.
b) Mạng lưới cấp điện
Hệ thống thiết bị lưới điện tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, vận hành an toàn thông suốt, đảm bảo truyền tải điện năng từ Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang vào lưới điện quốc gia đi các tỉnh lân cận như Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn và truyền tải điện năng từ Trung Quốc tới các tỉnh miền núi phía Bắc. Trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có 100% số xã, phường dùng điện lưới quốc gia, số hộ được dùng điện lưới quốc gia đạt 97,5%. Việc cung cấp điện cho các thôn đặc biệt khó khăn như Thôn Pác Củng, thôn Bản Gioòng - xã Thượng Nông (huyện Nà Hang)…cũng được đặc biệt quan tâm, góp phần bảo đảm cung cấp điện an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Lim xẹt bản địa phân bố tự nhiên tại tỉnh Tuyên Quang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung vào nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu, đặc điểm cấu trúc, tái sinh của loài Lim xẹt tại khu vực nghiên cứu.
- Về địa điểm: đề tài lựa chọn 3 huyện có phân bố tự nhiên của loài Lim xẹt là: huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình và huyện Na Hang.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và vật hậu loài Lim xẹt - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh
- Đề xuất một số giải pháp phát triển cây Lim xẹt tại khu vực nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Công tác chuẩn bị
Để quá trình điều tra được thuận lợi tôi tiến hành chuẩn bị các nội dung sau: - Lập kế hoạch điều tra ngoại nghiệp và nội nghiệp.
- Thu thập tài liệu, bản đồ khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị bảng biểu, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết phục vụđiều tra, và xử lý mẫu: máy ảnh, thước đo, kẹp tiêu bản, giấy báo, cồn, túi nilon, etiket...
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài liệu có liên quan tại khu vực nghiên cứu, bao gồm: Bản đồ hiện trạng rừng, các báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng trên địa bàn.
2.3.3. Phương pháp điều tra
Mục đích của đề tài là nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Lim xẹt vì vậy, dựa trên các thông tin từ người dân, kết quảđiều tra sơ bộ, đề tài tiến hành lập ô tiêu chuẩn ở những địa điểm có loài Lim xẹt phân bố. Cụ thể: đề tài đã lựa chọn 3 huyện nghiên cứu là huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình, huyện Na Hang, mỗi huyện tiến hành lập 12 ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 1000m2 (25mx40m). Tổng số OTC đã lập là 36 OTC.
40
25
- Điều tra tầng cây gỗ
Trên các ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điều tra tầng cây gỗ gồm các nội dung sau: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 6 cm bằng cách đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3) Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20 cm, sai số đo cao ± 10 cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10 cm; (5) Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu), kết quả được ghi vào biểu điều tra tầng cây gỗ.
- Điều tra cây tái sinh
Lập 5 ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m) tại 4 góc của ô tiêu chuẩn và trung tâm ô tiêu chuẩn đểđiều tra các yếu tố sau: (1) Xác định tên loài; (2) Xác định nguồn gốc tái sinh; (3) Chất lượng sinh trưởng cây tái sinh; (4) Chiều cao cây tái sinh; (5) Phân bố cây tái sinh.
Phân cấp chất lượng cây tái sinh:
+ Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình.
- Điều tra cây bụi thảm tươi
Điều tra cây bụi, dây leo và thảm tươi trong các ô dạng bản đã lập với các chỉ tiêu: tên loài, chiều cao cây bụi, số bụi, số khóm.
- Điều tra về đất
Đề tài đã đào 3 phẫu diện đại diện cho khu vực phân bố của loài Lim xẹt, kích thước phẫu diện (1,2x0,8x1,0m) và mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độẩm….
- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái
Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi địa điểm quan sát 9 cây Lim xẹt trung bình (cây tiêu chuẩn) đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không cong queo, sâu bệnh, trên mỗi cây đánh dấu 3 cành tiêu chuẩn trung bình ở 3 vị trí tán: ngọn, giữa và dưới tán. Quan sát, mô tả hình thái các bộ phận của cây Lim xẹt.
Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, máy, máy đo cao laze,…
- Điều tra vật hậu
Phương pháp quan sát, mô tả, theo dõi trực tiếp tại hiện trường: Bằng mắt thường quan sát trực tiếp vật hậu trong quá trình điều tra thực địa. Quan sát sự biến đổi các bộ phận (cành, chồi, hoa, quả) của loài. Phương pháp nghiên cứu vật hậu học được thực hiện theo giáo trình “Thực vật rừng” (2000) của Lê Mộng Chân và theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), về đặc điểm vật hậu và hạt giống cây rừng Việt Nam. Các chỉ tiêu theo dõi là thời kỳ nảy lộc, ra hoa kết quả, quả chín, chu kỳ sai quả, sản lượng quả.
- Thu thập mẫu đảm bảo số lượng mẫu đầy đủ, đầy đủ các tiêu chí dùng đểđịnh loại mẫu vật như lá, hoa, quả, hạt.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu bằng chương trình SPSS 20.0 và phần mềm Excel 7.0.
- Tổng hợp các biểu điều tra và mô tả chi tiết về các đặc điểm các bộ phận của loài Lim xẹt.
- Tính trị số trung bình của các cá thể Lim xẹt theo phương pháp bình quân cộng. Các chỉ tiêu cần tính: D1,3 (cm), Hvn (m), Hdc (m), Dt (m).
* Xác định tổ thành tầng cây gỗ
Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng.
Để xác định tổ thành tầng cây gỗ, đề tài sử dụng phương pháp tính tỷ lệ tổ thành theo phương pháp của Daniel Marmillod.
2 % G % N % IV 1 i i + = (2-1) Trong đó:
IVi% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng: Important Value) của loài i Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTV rừng
Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng
Theo Daniel M., những loài cây có IV% ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1999), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Cần tính tổng IV% của những loài có trị số này lớn hơn 5%, xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi tổng IV% đạt 50%.
* Phương pháp xác định chỉ số đa dạng sinh học:
- Chỉ sốđa dạng Simpson (1949) Cd = = s i N Ni 1 2 (2-2) Trong đó:
Cd = Chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson, Ni = số lượng cá thể của loài thứ i; N = tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài - Hệ số Shannon-Wiener H’ = - *ln( ) 1 i s i i p P = (2-3) Trong đó:
Pi là độ nhiều tương đối của loài i (Pi = Ni/N) S là tổng số loài và N là tổng số cá thể điều tra
* Mô tả cấu trúc tầng thứ rừng nơi loài Lim xẹt phân bố như sau:
- Cấu trúc tầng là chỉ tiêu cấu trúc hình thái thể hiện sự sắp xếp không gian phân bố của thực vật theo chiều thẳng đứng. Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ được tiến hành mô tảđặc điểm thảm thực vật trong quá trình điều tra thực địa.
* Sai số chuẩn Standart Error:
n S SE =
Trong đó: S là độ lệch chuẩn; n: số lượng mẫu 1 ) ( 2 − − = n x x S x là giá trị của bộ dữ liệu x̄ là giá trị trung bình của bộ dữ liệu n là số phần tử của tập số liệu
* Tổ thành cây tái sinh
Xác định tỷ lệ tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n% .100 ni ni m 1 i = = (2-4)
Nếu: ni ≥5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành
ni < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành.
* Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:
dt S n ha N =10.000× / (2-5)
với Sdt là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
* Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình, xấu nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu và diễn biến của rừng trong tương lai.
Đánh giá cây tái sinh triển vọng: dựa vào chất lượng cây tái sinh và sinh trưởng của nó để đánh giá, cụ thể cây tái sinh triển vọng ở đây là cây có chất lượng sinh trưởng từ trung bình đến tốt và có chiều cao lớn hơn chiều cao tầng cây bụi, thảm tươi.
* Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao