Thực trạng kiến thức trong điều trị dự phòng và kiểm soát HPQ ở bệnhnhân

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về kiểm soát hen phế quản của bệnh nhân hen phế quản tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 25 - 41)

nhân HPQ

2.3. 1 Kiến thức về điều trị dự phòng

Bảng 2.4: Hiểu biết về tầm quan trọng của điều trị dự phòng HPQ ở 2 nhóm nghiên cứu

p Không tham gia

CLB

Có tham gia CLB

n % n %

Biết HPQ phải điều trị

dự phòng 16 45.7 % 35 100 %

< 0.001 Không biết HPQ phải

điều trị dự phòng 19 54.3 % 0 0 Tổng 35 100 % 35 100 %

Tỷ lệ biết HPQ phải điều trị dự phòng của những BN tham gia câu lạc bộ cao hơn nhóm không tham gia câu lạc bộ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001

Bảng 2.5: Hiểu biết về thang điểm đánh giá mức độ kiểm soát hen ở nhóm tham gia câu lạc bộ hen phế quản

p Không tham gia

CLB

Có tham gia CLB

n % n %

Có biết thang điểm HPQ 1 2.9% 14 40%

< 0.001 Không biết thang điểm

HPQ 34 97.1% 21 60% Tổng 35 100% 35 100%

Tỷ lệ bệnh nhân có biết thang điểm HPQ trong nhóm có tham gia câu lạc bộ (40%) cao hơn nhóm không tham gia câu lạc bộ (2.9%). Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

2.3.2.Thực trạng thực hành về điều trị dự phòng và kiểm soát hen phế quản 2.3.2.1 Thực trạng điều trị dự phòng

Bảng 2.6: So sánh số bệnh nhân đã điều trị dự phòng có tham gia câu lạc bộ HPQ

p Không tham gia

CLB Có tham gia CLB n % n % Đã điều trị dự phòng thường xuyên 10 29.57% 32 91.4% < 0.001 Chưa điều trị dự phòng 25 71.43% 3 8.6% Tổng 35 100% 35 100%

Tỷ lệ bệnh nhân đã điều trị dự phòng trong nhóm có tham gia câu lạc bộ cao hơn nhóm không tham gia câu lạc bộ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001.

2. 3.2.2 Thực trạng về cách hiện thuốc dự phòng HPQ

Bảng 2.7: So sánh số bệnh nhân thực hiện thuốc đúng có tham gia câu lạc bộ HPQ.

p Không tham gia

CLB

Có tham gia CLB

n % n %

Thực hiện thuốc đúng 10 100% 32 97%

<0.05 Thực hiện thuốc sai 0 0% 1 3%

Tổng 10 100% 33 100% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

2.3.2.3 Thuốc dự phòng

Bảng 2.8: Thuốc dự phòng được dùng ở các bệnh nhân HPQ

Thuốc dự phòng

p Seretide Symbicort Ventolin Asthalin

Có tham gia CLB 21 9 2 1

> 0.05 Không tham gia CLB 5 4 1 0

Thuốc điều trị dự phòng chủ yếu là Seretide và Symbicort, không có sự khác biệt về tỷ lệ dùng các thuốc trong 2 nhóm.

2.3.2.4 Mức độ kiểm soát hen ở 2 nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.9: Bảng so sánh kết quả điều trị dự phòng kiểm soát HPQ ở 2 nhóm bệnh nhân

Kiểm soát hoàn toàn Kiểm soát một phần Không kiểm soát p Có tham gia CLB 33 2 0 p< 0.05 Không tham gia

CLB

0 5 30

Những bệnh nhân tham gia câu lạc bộ HPQ kiểm soát hen tốt hơn những bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05

2.3.2.5 Thực hiện dự phòng HPQ

Bảng 2.10: Thực hiện dự phòng HPQ ở nhóm bệnh nhân tham gia câu lạc bộ thường xuyên. p Tham gia CLB không thường xuyên Tham gia CLB thường xuyên Đã điều trị dự phòng 11 78.6% 21 100% < 0.05 Chưa điều trị dự phòng 3 21.4% 0 0% Tổng 14 100% 21 100%

Tỷ lệ BN đã điều trị dự phòng HPQ trong nhóm tham gia CLB thường xuyên cao hơn nhóm tham gia CLB không thường xuyên. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN

3.1 Thực trạng kiến thức và thực hành về kiểm soát hen phế quản Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu bao gồm tuổi, giới tính, khu vực sống, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thời gian mắc bệnh hen phế quản và các bệnh lý kèm theo.

Về yếu tố tuổi, các bệnh nhân trong nghiên cứu được chia làm 3 nhóm đối tượng: < 20 tuổi, 20 – 60 tuổi và > 60 tuổi. Trong đó, đa số gặp bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 20 – 60 tuổi chiếm 67.1% (biểu đồ 2.1). Đây là những đối tượng tuợng trong độ tuổi lao động, đóng góp nhiều sức lao động cho gia đình và xã hội. Việc mắc hen phế quản làm suy giảm chất lượng cuộc sống và làm giảm năng suất lao động, cũng như chi phí cho việc nghiên cứu của Hiệp hội hen và dị ứng Hoa Kỳ AAFA (Asthma and Allergy Foundation of American), tỉ lệ HPQ gặp ở người > 65 tuổi vào khoảng 10% dân số chiếm > 1.5 tỉ người. HPQ chiếm tỉ lệ không nhỏ trong các bệnh mạn tính đường hô hấp hay gặp ở người già (viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn, …) [20].

Các đối tượng trong nghiên cứu chủ yếu sống ở vùng thành thị và nông thôn chiếm 91.4%, trong đó, thành thị chiếm nhiều hơn cả 61.4%, nông thôn là 30% (bảng 2.1). Số liệu thống kê trong nghiên cứu cho thấy, số bệnh nhân ở thành thị trong nhóm tham gia câu lạc bộ HPQ cao hơn hẳn số bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ, cao gấp hơn 2 lần (biểu đồ 2.3). Điều này có thể giải thích là bệnh nhân ở thành thị có điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe, do chất lượng cuộc sống ở thành thị tốt hơn vùng nông thôn, người dân quan tâm nhiều hơn đến vấn để sức khỏe của bản thân và gia đình. Tỉ lệ bệnh nhân trong nghiên cứu sống ở miền núi và biển đảo rất thấp. Tỉ lệ này thấp không hẳn vì tỉ lệ bị bệnh của người dân ở vùng này thấp, có thể do khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân vùng này kém, bệnh nhân không có điều kiện đến các cơ sở khám chữa bệnh và cũng do hạn chế của nghiên cứu này, số lượng đối tượng nghiên cứu còn hạn chế chưa đủ để bao quát hết số lượng lớn bệnh nhân.

Một vấn đề nữa là thời gian mắc bệnh HPQ, 65.7% bệnh nhân có thời gian mắc HPQ trên 5 năm (biểu đồ 2.6), đây là khoảng thời gian dài đối với các bệnh nhân HPQ, nếu không dự phòng và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng của bệnh (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD…) ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, chi phí điều trị và gánh nặng lớn cho xã hội. Việc tư vấn tốt, dự phòng hiệu quả là rất cần thiết không chỉ đối với bản thân bệnh nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội.

Các bệnh lý kết hợp với hen phế quản là một trong những đặc điểm lâm sàng quan trọng. Một bệnh nhân hen phế quản có thể không mắc bệnh kết hợp hoặc kết hợp với một hoặc nhiều hơn một bệnh. Trong nghiên cứu này, đa số bệnh nhân có hen phế quản đều kèm theo viêm mũi dị ứng (chiếm 43.04%) (bảng 2.3). Viêm mũi dị ứng là một trong những yếu tố nguy cơ tiến triển thành hen phế quản, làm hen phế quản khó kiểm soát hơn, việc điều trị các bệnh lý kèm theo là rất cần thiết đối với bệnh nhân hen phế quản để đạt được hiệu quả trong điều trị dự phòng và kiểm soát cơn hen. Đứng thứ 2 trong nghiên cứu này là bệnh tăng huyết áp chiếm 18.99%, tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng nhiều. Theo thống của WHO 2005, tần số THA nói chung trên Thế giới ở các nước phát triển là 41%, các nước đang phát triển là 32%, ở Việt Nam là 18.3% (khoảng 11 triệu dân). Bệnh lý kết hợp đứng thứ 3 trong nghiên cứu này là trào ngược dạ dày thực quản, đây cũng là bệnh làm cơn hen phế quản dai dẳng khó kiểm soát, cần được điều trị đồng thời cùng hen phế quản.

Tóm lại, hen phế quản là bệnh mạn tính gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh, mọi ngành nghề, không liên quan đến trình độ văn hóa, và có thể có các bệnh khác kèm theo vì vậy cần phải điều trị một cách toàn diện. Kiến thức về kiểm soát hen phế quản

HPQ là bệnh cần được theo dõi lâu dài, nhiều tháng, nhiều năm. Việc tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt về HPQ là rất quan trọng trong việc theo dõi bệnh, dự phòng và kiểm soát cơn hen. Những bệnh nhân tham gia câu lạc bộ về HPQ có hiểu biết tốt hơn về bệnh, biết cách tránh tiếp xúc với các dị nguyên, các yếu tố làm khởi phát cơn hen, đặc biệt là phối hợp tốt với bác sĩ trong việc dự phòng và kiểm soát cơn hen phế quản.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% bệnh nhân tham gia câu lạc bộ HPQ đều biết HPQ là bệnh phải điều trị dự phòng thường xuyên, trong khi các bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ 54.3% không biết điều này (bảng 2.4). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. 45.7% bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ biết phải điều trị dự phòng bệnh nhưng đa số không dự phòng thường xuyên hoặc dự phòng không đúng theo như chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Điều này làm tăng tỉ lệ xuất hiện cơn hen, và nguy hiểm hơn là cơn hen ác tính khi gặp yếu tố thuận lợi tăng cao.

Để đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản từ năm 2005 thang điểm ACT (Asthma Control Test) đã được áp dụng rộng rãi trên thực hành lâm sàng ở Mỹ và một số nước trên thế giới, việc thực hiện bộ câu hỏi này tại Việt Nam là một tất yếu trong xu hướng cập nhật những tiến bộ y học của Thế giới nhanh chóng vào Việt Nam. Tuy nhiên, các bệnh nhân tham gia câu lạc bộ có đến 60% là không biết về thang điểm này và 100% bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ không biết (bảng 2.5). Vì vậy, cần phải tư vấn và cập nhật kiến thức về điều trị dự phòng và kiểm soát HPQ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân HPQ và cả cộng đồng.

Kết quả nghiên cứu trên 35 bệnh nhân HPQ tham gia câu lạc bộ, 100% bệnh nhân đều nhận thức được là phải điều trị dự phòng hen phế quản. Đây có thể coi là thành công bước đầu của câu lạc bộ trong việc tuyên truyền nâng cao hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng trong công tác điều trị dự phòng và kiểm soát bệnh.

Thực trạng thực hành trong điều trị kiểm soát HPQ

Số liệu thống kê bảng 2.6 cho thấy, 91.4% bệnh nhân tham gia câu lạc bộ hen phế quản đã điều trị dự phòng thường xuyên, bệnhnhân chưa dự phòng hoặc dự phòng không thường xuyênchỉ có 8.6% bệnh. Trong khi đó, bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ chỉ có 29.5% bệnh nhân đã điều trị dự phòng thường xuyên còn lại 71.43% bệnh nhân chưa điều trị dự phòng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Các bệnh nhân hen phế quản nếu dùng thuốc dự phòng thường xuyên và theo đúng sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia sẽ kiểm soát được sự xuất hiện của cơn hen kịch phát, ngăn cản cơn hen nguy kịch, giảm số bệnh nhân phải nhập viện hàng năm vì hen phế quản. Điều này cho thấy tầm quan trọng và hiệu quả của câu lạc bộ hen phế quản trong việc tư vấn bệnh hen phế quản.

Để kiểm soát hiệu quả cơn hen hiệu quả, ngoài việc thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng đóng vai trò rất quan trọng, hít thuốc thế nào cho đúng để thuốc vào được bên trong mà không bị mất thuốc một cách lãng phí rất cần thiết. Có 42 trong số 70 bệnh nhân trong nghiên cứu thực hiện thuốc đúng, trong đó, 76.2% bệnh nhân có tham gia câu lạc bộ, bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ chỉ bằng 1/3 (23.8%) (bảng 2.7). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.01. Phần lớn bệnh nhân dự phòng bằng Seretide và Symbicort (39/70 bệnh nhân) (bảng 2.8). Đây là thuốc kết hợp giữa ICS và LABA có hiệu quả tốt trong điều trị sự phòng hen phế quản hiện nay được nhiều bác sĩ lựa chọn sử dụng cho bệnh nhân. Thuốc tốt nhưng nếu sử dụng không đúng sẽ gây lãng phí và gây ảnh hưởng đến việc dự phòng cơn hen cho bệnh nhân. Các câu lạc bộ hen phế quản ngoài tư vấn về bệnh còn hướng dẫn kĩ hơn bệnh nhân về cách sử dụng thuốc thế nào cho đúng, theo dõi chẽ bệnh, đo chức năng hô hấp đánh giá một phần hiệu quả điều trị dự phòng và kiểm soát hen phế quản. Đây chính là một trong những mục đích ra đời của câu lạc bộ hen phế quản.

Trong 35 bệnh nhân, có 2 nhóm tham gia câu lạc bộ là tham gia thường xuyên (21 bệnh nhân) và tham gia không thường xuyên (14 bệnh nhân), trong đó 100% bệnh nhân tham gia thường xuyên dự phòng hen phế quản thường xuyên, nhóm bệnh nhân không tham gia thường xuyên, 11 bệnh nhân dự phòng thường xuyên, 3 bệnh nhân không dự phòng thường xuyên. Các bệnh nhân tham gia câu lạc bộ chủ yếu là kiểm soát cơn hen hoàn toàn (33/35 bệnh nhân), số nhỏ là kiểm soát 1 phần (2/35 bệnh nhân) (bảng 2.9). Trong khi đó, đa số bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ chưa kiểm soát được cơn hen phế quản (30/35 bệnh nhân), còn lại là chỉ kiểm soát được một phần. Đây là một kết quả hết sức tích cực, đánh giá cao vai trò của câu lạc bộ tư vấn hen phế quản, phản ánh được mặt tích cực của câu lạc bộ, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân hen phế quản

KẾT LUẬN

* Thực trạng kiến thức và thực hành về kiểm soát HPQ Kiến thức:

- 100% bệnh nhân HPQ tham gia câu lạc bộ nhận thức được HPQ là bệnh cần phải điều trị dự phòng thường xuyên.

- 100% bệnh nhân HPQ tham gia câu lạc bộ nhận thức được tầm quan trọng của điều trị dự phòng trong kiểm soát cơn HPQ.

Thực hành:

- 22/35 bệnh nhân tham gia câu lạc bộ thường xuyên.

- 91.4% bệnh nhân tham gia câu lạc bộ hen phế quản đã điều trị dự phòng thường xuyên, bệnh nhân chưa dự phòng hoặc dự phòng không thường xuyên chỉ có 8.6%. Trong khi đó, bệnh nhân không tham gia câu lạc bộ chỉ có 29.5% bệnh nhân đã điều trị dự phòng thường xuyên còn lại 71.43% bệnh nhân chưa điều trị dự phòng.

- Đa số bệnh nhân kiểm soát hoàn toàn cơn hen phế quản (33/35 bệnh nhân). 1. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao kiến thức và thực hành cho người bệnh Người bệnh hen phế quản cần được tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị để người bệnh hiểu biết rõ ràng về bệnh, từ đó hiểu được tầm quan trọng của điều trị dự phòng, và dự phòng thường xuyên, mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Câu lạc bộ hen phế quản đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc điều trị duy trì và kiểm soát cơn hen phế quản. Cần phổ biến rộng rãi hơn để ngày càng có thêm nhiều bệnh nhân HPQ tham gia câu lạc bộ HPQ.

Bệnh nhân HPQ phải hiểu được tầm quan trọng của điều trị dự phòng trong kiểm soát cơn hen. Vì vậy, phải có thêm phương pháp để các bệnh nhân hen phế quản có cơ hội tiếp cận với các thông tin về bệnh, cập nhật phương pháp mới trong điều trị dự phòng và kiểm soát cơn hen ngoài mô hình câu lạc bộ HPQ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ môn Dị ứng học, Trường Đại học Y Hà Nội (1998), “Chuyên đề dị ứng học”, NXB Y học, HN, tập I, tr.60 – 67.

2. Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai – Dự án phòng chống Hen phế quản (2007), “Hen phế quản và dự phòng hen phế quản”, NXB Y học, tr. 13 – 225. 3. Bộ Y tế (2010), “Hướng dẫn chẩn đoán và điểu trị hen phế quản”, NXB Y

học, tr. 4 – 36.

4. Lê Khắc Bảo (2012), “Kiểm soát hen – chìa khóa trong quản lý hen” , Bộ môn Nội Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Mai Lan Hương (2006), “Một số yếu tố liên quan đến độ nặng của bệnh và hiệu quả của Seretide trong điều trị dự phòng hen phế quản trẻ em, luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 1 – 75.

6. Nguyễn Năng An (1999 – 2000), “Mấy thành tựu chủ yếu trong nghiên cứu cơ chế và điều trị hen phế quản”, công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai 1999 – 2000, NXB Y học, 1, tr. 466 – 470.

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về kiểm soát hen phế quản của bệnh nhân hen phế quản tại bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 25 - 41)