Địa điểm và thời gian tiến hành

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)

- Địa điểm: tại trại lợn Hoàng Văn Viện, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vinh Phúc.

- Thời gian: từ 28/05/2020 đến 28/11/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Hoàng Văn Viện, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vinh Phúc.

- Tham gia phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại.

- Tham gia chẩn đoán và điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại. - Tham gia các công tác khác của trại.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại.

- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con. - Theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

- Công tác vệ sinh phòng bệnh.

- Chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con. - Thực hiện các công việc khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

*Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Tìm hiểu thông tin, lấy số liệu từ phòng kế toán của trại, tiến hành thu thập thông tin từ quản lý và kỹ sư của trại kết hợp với theo dõi tình hình thực tế để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.

Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng nái đẻ Trước đẻ Sau đẻ Trước cai sữa Cai sữa

Sau cai sữa

(Nguồn: Kỹ thuật trại cung cấp)

*Quy trình chăm sóc lợn con theo mẹ

Sau khi đẻ 24 giờ lợn con được tiến hành mài nanh, cắt đuôi đồng thời cho uống kháng sinh và tiêm sắt.

Ngày thứ 3 sau khi sinh, cho lợn con uống thuốc để phòng bệnh cầu trùng, lợn con được uống Pig-cox với liều lượng 1 ml/con tương đương với 50 mg Toltrazuril/con. Nhằm nâng cao khối lượng cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con cần cho tập ăn sớm lúc 5 ngày tuổi. Vào

+Ngày đầu tiên: dùng 2 ngón tay lấy thức ăn tập ăn + Ngày thứ 2: dùng 3 ngón tay lấy thức ăn tập ăn + Ngày thứ 3: dùng 4 ngón tay lấy thức ăn tập ăn

+ Ngày thứ 4: Có thể cho ăn lượng thức ăn bằng khoảng 1 nắm tay. Cứ cho ăn như vậy hết thì lại bổ sung.

Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên. Lợn con được 5 ngày tuổi tiến hành thiến, xử lý viêm rốn. Xử lí hernia với lợn con trên 10 ngày tuổi.

Lợn con 7 - 10 ngày tuổi làm vắc-xin mycoplasmavac phòng bệnh suyễn. Lợn con 14 - 16 ngày làm vắc-xin circo phòng hội chứng còi cọc. Lợn con 21 - 26 ngày tiến hành cai sữa.

* Quy trình tiêm phòng cho lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại

Để đảm bảo cho sức khỏe đàn lợn và sự an toàn của trại thì phòng bệnh là khâu không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh xảy ra tại trại. Để phòng bệnh tốt trại đã thực hiện tiêm phòng vắc- xin kết hợp với các biện pháp vệ sinh phòng bệnh khác như tiêu độc môi trường chăn nuôi bằng nước sát trùng, dội nước vôi cống rãnh, mặc quần áo bảo hộ.

Bảng 3.2. Lịch phòng bệnh bằng vắc-xin áp dụng tại trại

(tiêm bắp) Loại lợn Lợn con Lợn nái

hậu bị

Lợn nái mang

thai

(Nguồn: Kỹ thuật trại cung cấp)

Bảng trên thể hiện, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn của trại hằng năm đạt được 100%. Như vậy việc tiêm phòng bằng vắc-xin thường xuyên được tiến hành trong trại để phòng một số bệnh. Đồng thời việc tiêm phòng vắc-xin cũng là biện pháp bắt buộc trong ngành chăn nuôi thú y, nhất là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn tạo điều kiện ổn định số lượng lợn trang trại.

Định kỳ hằng năm vào tháng 3, 7, 11 tiêm phòng bệnh tai xanh; tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh giả dại Begonia cho tổng đàn, tháng 1, 6 tiêm bắp 2 ml/con, đồng thời tẩy kí sinh trùng.

*Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc đàn lợn tại trại

Trong quá trình thực tập tại trại em được trực tiếp tham gia chăm sóc nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa. Tham gia vệ sinh, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình của công ty Greenfeed như sau:

Lợn nái chuẩn bị sinh được chuyển lên trên chuồng đẻ trước ngày sinh 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lên chuồng đẻ, lợn phải được tắm rửa, vệ sinh

sạch bằng nước pha sát trùng. Lợn chuyển lên có kèm theo thẻ nái và được ghi đầy đủ thông tin trên bảng mỗi ô chuồng. Thức ăn được cho ăn với tiêu chuẩn 3 kg/con/ngày, chia làm 4 bữa sáng, trưa, chiều, đêm.

Lợn nái chửa trước dự kiến 3 ngày sinh, giảm tiêu chuẩn ăn xuống còn 2 kg/con/ngày.

Khi lợn nái đẻ không cho ăn. Sau khi đẻ xong cho ăn 0,5 kg, ngày đầu tiên sau đẻ cho ăn 1 kg. Những ngày tiếp theo tăng dần lượng thức ăn mỗi ngày thêm 1 kg và chia làm 4 bữa sáng, trưa, chiều và đêm. Cứ như vậy cho đến ngày thứ 7 sau đẻ. Từ ngày thứ 7 trở đi cho lợn nái ăn với khẩu phần 2,4+0,4 x (số con đang nuôi). Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc căn cứ vào khả năng ăn có thể căn chỉnh khẩu phần cho phù hợp.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê thường sử dụng trong chăn nuôi thú y và phần mềm Microsoft Excel 2010.

Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ lợn con mắc bệnh qua các tháng, theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo độ tuổi, theo dõi tỷ lệ lợn con mắc bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ khỏi bệnh, các chỉ tiêu sinh sản được tính theo công thức:

Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

- Số con sơ sinh/lứa (BQ 1 nái) sẽ được tính như sau:

Số con đẻ ra / tổng số nái Số con sơ sinh /lứa =

Hệ số lứa đẻ

- Số con cai sữa/lứa (BQ 1 nái) sẽ được tính như sau:

Tổng số con cai sữa / tổng số nái Số con cai sữa/lứa/nái =

- Tiêu tốn thức ăn /1 lợn con cai sữa (kg):

Tổng KL thức ăn dùng cho lợn mẹ Tiêu tốn thức ăn/1 lợn

= và con cai sữa (kg)

con cai sữa (kg)

Số lượng lợn con được cai sữa (kg)

- Tiêu tốn thức ăn /1 kg lợn con cai sữa (kg):

Tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con cai sữa (kg)

- Tỷ lệ lợn con hao hụt từ sơ sinh đến cai sữa:

Tỷ lệ lợn con hao hụt từ sơ sinh đến cai sữa (%)

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ tháng 6/2020 - 11/2020

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại từ tháng 6/2020- 11/2020 thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả thống kê lợn nuôi tại trại

TT Loại lợn 1 Đực giống 2 Lợn nái hậu bị 3 Lợn nái sinh sản 4 Lợn con sơ sinh 5 Lợn con cai sữa 6 Lợn thịt Tổng

Qua bảng thống kê 4.1 trên cho thấy: trong 6 tháng thực tập số lượng lợn của trại tính đến tháng 11/2020 có tổng là 3541 trong đó có 5 lợn đực giống, 50 lợn nái hậu bị, 295 lợn nái sinh sản, 540 lợn con sơ sinh, 456 lợn con cai sữa và 2245 lợn thịt.

Đực: Duroc có 5 con, 1 con sử dụng làm đực thí tình, 4 con sử dụng để khai thác tinh. Đực thí tình thường là đực già đã qua quá trình khai thác, chất lượng tinh kém, mùi nồng, tuổi khoảng 3,5 - 4 tuổi, còn đực khai thác là những con có chất lượng tinh tốt, khả năng khai thác cao, tuổi khoảng 1,5 - 2 tuổi.

Mặc dù tình hình dịch bệnh bên ngoài rất phức tạp diễn biến rộng nhưng với sự quan tâm chú trọng của chủ trại, việc áp dụng đúng, tốt nội quy, quy trình vệ sinh khử trùng chăm sóc phòng trị bệnh đàn lợn của trại và công tác quản lý tốt của kỹ thuật nên cơ cấu đàn lợn tại trại vẫn luôn giữ được ở mức ổn định.

4.2. Kết quả chăm sóc nuôi dưỡng lợn tại trại

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, em trực tiếp tham gia nuôi dưỡng lợn nái chửa, nái đẻ, lợn con theo mẹ, lợn con cai sữa. Kết quả thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng

Tháng 6 7 8 9 10 11 Tổng

Bảng 4.2 cho thấy: số lượng lợn em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng thực tập là: lợn nái đẻ và nuôi con 279 con, lợn con theo mẹ: 3036 con, lợn con cai sữa: 2858 con. Em đã được học hỏi và mở mang kiến thức rất nhiều

về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, cách chăm sóc, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn cho thật tốt.

Với công việc khi em được thực hiện trên chuồng đẻ thao tác thường làm là: gạt máng cho nái ăn, làm công tác vệ sinh, đỡ đẻ, thao tác hộ lý lợn con sau sinh và chăm sóc nái đẻ, nái nuôi con.

Trong quy trình chăn nuôi, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn. Chính vì vậy cần cho lợn ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo từng giai đoạn của lợn, nhất là đối với lợn nái.

4.2.1. Kết quả tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

Tháng 6/2020 7/2020 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 Tổng

Bảng 4.3 cho thấy: số lượng lợn nái đẻ bình thường và số con đẻ phải can thiệp em đã theo dõi 279 nái đẻ trong đó nái đẻ bình thường 261 con chiếm tỷ lệ 93,5% có 18 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 6,45%.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lợn khó đẻ. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, lợn ăn quá nhiều vào kỳ cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không

được thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của cơ thể mẹ không tốt. Tuy nhiên chủ yếu là do thời tiết quá nóng dẫn đến việc lợn khó đẻ. Số lợn nái đẻ phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

- Do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái mang thai nên làm cho cơ thể mẹ bị suy nhược, sức khỏe kém. Trong quá trình đẻ, sức rặn đẻ của lợn yếu, cổ tử cung co bóp yếu nên không đẩy được thai ra ngoài.

- Cổ tử cung bị lộn ra ngoài.

- Trong quá trình mang thai lợn ăn quá nhiều tinh bột, protein dẫn đến béo cũng là nguyên nhân gây đẻ khó.

- Do cấu tạo các tổ chức phần mềm: cổ tử cung, âm đạo giãn nở không bình thường nên việc đẩy con ra ngoài gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống khung xương chậu hẹp hay bị biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thường hay bị cốt hóa.

- Do bào thai: chiều hướng, tư thế của thai không bình thường.

- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp hoặc do quá ít thai, làm thai quá to không phù hợp với kích thước xương chậu và đường sinh dục của lợn mẹ.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu và chăm sóc lợn nái sau sinh. Nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý công tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo bảng thức ăn, những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1 kg/ngày tùy thể trạng của lợn.

Trong quá trình thực tập, em đã có thời gian 6 tháng chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con theo mẹ trên chuồng đẻ, ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng em đã theo dõi tình hình sinh sản lợn nái tại trại. Kết quả thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu vê khả năng sinh sản của đàn lợn nái

Tháng theo dõi 6/2020 7/2020 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 Trung bình

Bảng 4.4 cho thấy: số lượng lợn con đẻ ra cao nhất ở tháng 7 năm 2020 là 15 con. Nhưng đến tháng 8 và tháng 9 năm 2020 số lượng lợn con đẻ ra là 13 con, thấp hơn so với tháng 7 năm 2020, trung bình số con đẻ ra/lứa đạt 13,5 con, khối lượng lợn sơ sinh trung bình đạt 1,4 kg/con, trung bình số lợn con còn sống đến cai sữa đạt 12,5 con/ổ, khối lượng lợn cai sữa trung bình đạt 6,5 kg/con. Do vậy trong quá trình công tác vệ sinh phòng bệnh chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý nên không chênh lệch quá lớn về số lượng lợn con đẻ ra. Xác định thời điểm phối giống tỷ lệ thụ thai thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con lứa/năm của lợn nái đẻ được nhiều hơn đạt tỷ lệ an toàn 100%.

Nguyên nhân dẫn đến số lượng lợn con bị bệnh và chết cũng một phần là do kỹ thuật đỡ đẻ không tốt dẫn đến ảnh hưởng sức sống của lợn con, cũng có

thể là do lợn mẹ đè chết con, do loại thải những con gầy yếu, không đủ tiêu chuẩn về cân nặng, một số lợn con bị nhiễm trùng và mắc một số bệnh.

4.2.3. Tiêu tốn thức ăn của lợn con cai sữa tại trại

Bảng 4.5 là kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đến cai sữa, khối lượng thức ăn của cả lợn nái và lợn con theo từng tháng hay từng lứa đẻ. Cùng với đó là lượng thức ăn tiêu tốn cho một lợn con cai sữa và khối lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg khối lượng lợn con cai sữa.

Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn của lợn con cai sữa tại trại (kg)

Tháng 6 7 8 9 10 11

Qua bảng 4.5 cho thấy: Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 6 có 49 nái và 548 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 3562 kg, tiêu tốn hết 22824,32 kg thức ăn, thức ăn tiêu tốn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 41,65 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 6,41 kg.

Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 7 có 41 nái và 412 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 2595,6 kg, tiêu tốn

hết 19082,08 kg thức ăn, thức ăn tiêu tốn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 46,31 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 7,35 kg.

Lợn mẹ nuôi con từ sơ sinh cho đến lúc cai sữa trong tháng 8 có 56 nái và 572 lợn con cai sữa, tổng khối lượng lợn con cai sữa là 3718 kg, tiêu tốn hết 26066,48 kg thức ăn, thức ăn tiêu tốn của một lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 45,27 kg thức ăn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg lợn con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa là 7,01 kg.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39)