ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN 1 Hiệu quả về chính trị

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN Phát triển Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019 - 2025 (Trang 35 - 36)

1. Hiệu quả về chính trị

Đề án được triển khai thực hiện sẽ giúp cho hệ thống thông tin cơ sở được củng cố, hoàn thiện qua đó tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động, tích cực đưa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; thông tin kịp thời về sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương tới người dân đồng thời giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội qua đó nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao dân trí của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội củng cố niềm tin của nhân dân với cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo nên sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, góp phần cùng địa phương và cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

2. Hiệu quả về kinh tế

Việc triển khai thực hiện các nội dung trong đề án sẽ tăng cường khả năng được tiếp cận thông tin người dân từ đó nắm bắt được thực trạng và định hướng phát triển kinh tế của địa phương; có thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật, góp phần đổi mới tư duy, nâng cao năng lực sản xuất, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương đồng thời cũng quảng bá được văn hóa, phong cảnh và các sản phẩm của địa phương tới đông đảo nhân dân cả nước (qua trang thông tin điện tử cơ sở) qua đó thúc đẩy thương mại du lịch để phát triển kinh tế địa phương.

3. Hiệu quả văn hóa - xã hội

- Thực hiện Đề án sẽ mang lại hiệu quả văn hóa - xã hội rất lớn. Đó là rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa các vùng miền đặc biệ là đối với bà con vùng sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn, đáp ứng nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân, qua đó, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống cách mạng, những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, địa phương, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Việc thưc hiện đề án cũng sẽ đóng góp tích cực cho việc quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh tới cơ sở, từng bước tạo kênh thông tin hai chiều giữa chính quyền và người dân góp phần thực hiện các mục tiêu trong Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

4. Hiệu quả về trật tự an ninh quốc phòng

Với việc tăng cường nội dung và chất lượng thông tin đến người dân, Đề án sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân, đấu tranh chống các luận điệu sai trái và “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phòng, chống các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, mại dâm, mua bán người; phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên cơ sở đó đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở cơ sở.

5. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhànước nước

Khi đề án được triển khai sẽ đảm bảo tính tích hợp, hội tụ về công nghệ thông tin đến cấp xã, xây dựng mô hình chuẩn về công nghệ - kỹ thuật cho hệ thống truyền thanh cơ sở; phát triển Trang thông tin điện tử của các xã, tăng cường hiệu quả tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên cơ sở, góp phần tiết kiệm chi phí, tăng thời gian và hiệu quả khai thác các loại tài nguyên sẵn có, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN Phát triển Thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019 - 2025 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w