tỉnh khóa XII.
- Báo cáo số 2414/BC-SYT ngày 17/9/2020 Kết quả cuộc họp xem xét tổ chức điểm khám, chữa bệnh tạicơ sở Trạm Y tế cũ thuộc xã Trà Trung, Trà Nham, Trà Quân. cơ sở Trạm Y tế cũ thuộc xã Trà Trung, Trà Nham, Trà Quân.
5 Công văn số 2607/SYT-TCCB ngày 27/11/2020 của Sở Y tế về việc dự thảo văn bản UBND tỉnh gửi BộY tế, BHXH Việt Nam hướng dẫn KCB BHYT tại các cơ sở Trạm Y tế xã cũ sau sáp nhập; Y tế, BHXH Việt Nam hướng dẫn KCB BHYT tại các cơ sở Trạm Y tế xã cũ sau sáp nhập;
Công văn số 6026/UBND-KGVX ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh về việc xin ý kiến hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các xã sau khi sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.
hướng dẫn thực hiện của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam. Vì vậy, hiện tại Sở Y tế chưa thể triển khai hoạt động khám, chữa bệnh tại cơ sở Trạm Y tế xã Bình Phú và Bình Tân (cũ) theo kiến nghị của cử tri.
64. Cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất vận hành đã gây tiếng ồn, bụi, mùi hôi, kim loại bay vào nhà dân, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đề nghị tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng đánh giá tác động môi trường để sớm khắc phục tình trạng trên.
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất do Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất làm chủ đầu tư được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2031/QĐ-BTNMT ngày 22/8/2017 và Quyết định số 3452/QĐ-BTNMT ngày 13/11/2018. Hiện nay, Khu liên hợp đã được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động.
Về công tác bảo vệ môi trường, đây là dự án thuộc diện giám sát đặc biệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo Quyết định số 2903/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Thành phần Tổ giám sát gồm đại diện các cơ quan: Tổng Cục Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Sở Tài nguyên và môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Công an tỉnh, UBND huyện Bình Sơn. Từ năm 2018 đến nay, Tổ Giám sát đã tiến hành 07 đợt giám sát 6 tại Khu liên hợp.
Qua kiểm tra, giám sát, Tổ giám sát đã yêu cầu Công ty Hòa Phát khắc phục các hạn chế, tồn tại trong quá trình vận hành, đặc biệt là vấn đề mùi hôi, khét khó chịu phát sinh từ hoạt động của Khu liên hợp. Theo đó, Công ty Hòa Phát cũng đã nỗ lực thực hiện các biện pháp khắc phục vấn đề mùi hôi, khét nhằm hạn chế tác động, ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Qua đó, cho thấy tiếng ồn, mùi hôi, khét phát sinh trong quá trình hoạt động của Khu liên hợp cũng đã được cải thiện, giảm về cường độ và tần suất. Tuy nhiên, đối với công nghệ luyện thép chế biến sâu từ quặng thì các vấn đề phát sinh mùi đặc trưng là không thể tránh khỏi. Do vậy, cần phải xúc tiến nhanh việc di dời người dân xung quanh khu vực Khu liên hợp để đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.
Liên quan đến nội dung này, ngày 12/6/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức buổi gặp gỡ, tiếp xúc để nghe và giải quyết kiến nghị của một số bà con Nhân dân thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn. Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao các Sở, ban ngành, địa phương và Công ty Hòa Phát tổ chức thực hiện các nội dung liên quan để giải quyết các kiến nghị, bức xúc của người dân tại Thông báo Kết luận số 215/TB-UBND ngày 15/6/2021.
Trong thời gian đến, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương cùng với Tổ giám sát đặc biệt của Bộ Tài
6() đợt 1 năm 2018 vào ngày 16/11/2018; đợt 1 năm 2019 vào ngày 12/4/2019; đợt 2 - năm 2019 vàongày 18/10/2019; đợt 1 năm 2020 vào ngày 05/3/2020; đợt 2 năm 2020 vào ngày 11/9/2020; đợt 3 ngày 18/10/2019; đợt 1 năm 2020 vào ngày 05/3/2020; đợt 2 năm 2020 vào ngày 11/9/2020; đợt 3 năm 2020 vào ngày 27/11/2020 và đợt 1 năm 2021 vào ngày 29/4/2021.
nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra và yêu cầu Công ty Hòa Phát tiếp tục rà soát, khắc phục các tồn tại để hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
65. Cử tri huyện Sơn Tây kiến nghị UBND tỉnh đề nghị Trung ương công nhận dân tộc Ca dong là một dân tộc riêng vì dân tộc Ca dong có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán đặc thù.
Việc công nhận một thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam thuộc thẩm quyền của Trung ương; trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần kiến nghị với Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các Bộ ngành TW xem xét công nhận dân tộc Ca dong là một dân tộc riêng. Theo thông tin từ UBDT; UBDT đã tổ chức khảo sát, nghiên cứu thực tiễn tại các địa bàn có đồng bào dân tộc Ca dong sinh sống; căn cứ trên các cơ sở pháp lý và dựa trên cơ sở khoa học để có thể công nhận một thành phần dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã xây dựng Đề án “Xác định thành phần, tên gọi các dân tộc và xây dựng các danh mục dân tộc Việt Nam” trình Chính Phủ để thống nhất thực hiện trên toàn quốc, đáp ứng mong mỏi của đồng bào hiện đang có vướng mắc về tên gọi và thành phần dân tộc. Ngày 22/5/2021, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã thông báo kết luận giao UBDT tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, bám sát mục tiêu, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; trên cơ sở khoa học, lý luận, thực tiễn; theo nguyên tắc giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn trọng những nội dung đã được thừa nhận trong thực tiễn đời sống xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đúng với quy định pháp luật hiện hành, tránh xáo trộn, gây tâm tư trong đồng bào dân tộc thiểu số để đề xuất phương án cụ thể. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ nêu trên; hiện nay UBDT đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan rà soát, hoàn thiện Đề án để trình Ban Bí thư theo quy định.
66. Cử tri huyện Nghĩa Hành phản ánh đường dây điện trung áp nằm trong khu dân cư thôn Long Bình, xã Hành Tín Tây nên không thể xây dựng được nhà tránh lũ cho Nhân dân.
Đường dây trung áp đi qua khu dân cư Long Bình, xã Hành Tín Tây thuộc Công trình đường dây 15kV; 0,4kV và TBA 15/0,4kV Tây Tín 1,2 do UBND xã Hành Tín Tây đầu tư xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử dụng năm 1994. Đến năm 2001, khi bàn giao tài sản lưới điện này cho Công ty Điện lực Quảng Ngãi quản lý vận hành, UBND xã Hành Tín Tây cam kết đã giải tỏa hành lang an toàn lưới điện của đường dây theo quy định hiện hành (Biên bản ngày 01/10/2021).
Như vậy, đường dây trung áp này hiện do Công ty Điện lực Quảng Ngãi quản lý vận hành có đầy đủ hồ sơ pháp lý; trường hợp khu dân cư Long Bình thuộc dự án xây dựng nhà tránh lũ nằm trong hành lang tuyến đường dây điện, đề nghị Chủ đầu tư dự án làm việc với Công ty Điện lực Quảng Ngãi để có phương án di dời đường dây trung áp nói trên.
67. Cử tri huyện Nghĩa Hành kiến nghị tỉnh có chính sách để tạo thuận lợi cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số được theo học tại các Trung tâm, Trường nội trú của tỉnh
Hằng năm, trên cơ sở chỉ tiêu học sinh được UBND tỉnh giao, căn cứ số học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS người dân tộc thiểu số tại các huyện trên địa bàn tỉnh và kết quả thi tuyển sinh vào 10 tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh, Trường Dân tộc nội trú tỉnh trình Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ chỉ tiêu học sinh tại các huyện, không có quy định ưu tiên chỉ tiêu tuyển sinh dành riêng cho con em người dân tộc thiểu số tại huyện Nghĩa Hành; số học sinh còn lại được thi tuyển hoặc xét tuyền vào trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Hành. Ngoài ra, đối với học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nếu có nhu cầu học tại Trung tâm thì đăng ký học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh vì UBND huyện Nghĩa Hành đã giải thể Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện.
68. Cử tri kiến nghị tỉnh sớm chỉ đạo Công ty cấp nước phối hợp với UBND thành phố có kế hoạch đầu tư cung cấp nước sạch cho một số khu vực nội thành và các xã thuộc khu vực phía Đông Bắc thành phố (Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa)
Trên cơ sở đề nghị của Công ty cổ phần Cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi, Sở Giao thông vận tải đã có Công văn số 2489/SGTVT-QLGT ngày 21/10/2020 không thống nhất phương án của Công ty đề xuất, vì không phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch cấp thoát nước của thành phố và đã đề nghị Công ty xây dựng phương án khác phù hợp hơn (Có thể đi dọc theo đường Hoàng Sa hoặc kết nối từ hệ thống cấp nước từ QL 24B để cấp nước cho Nhân dân). UBND tỉnh đề nghị Công ty cổ phần Cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi nghiên cứu, thực hiện theo ý kiến của Sở Giao thông vận tải tại văn bản nêu trên.
69. Cử tri thành phố Quảng Ngãi phản ánh cao trình của dự án Vsip vì san lấp mặt bằng quá cao so với mặt bằng hiện trạng và cao trình đường Võ Nguyên Giáp. Đề nghị tỉnh chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra.
Cao trình hiện trạng của đường Võ Nguyên Giáp tại khu vực dự án có cao trình từ 8,00m ở phía đông đến 8,50m ở phía Tây. Theo Quy hoạch được duyệt tỷ lệ 1/500 và thiết kế bản vẽ thi công được duyệt cho khu vực tái định cư phía Nam đường Võ Nguyên Giáp của dự án Khu Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi, giai đoạn 1A có cao trình tim đường trung bình là 8,25m và cao trình san lấp cho các lô đất trung bình là 8,50m. Vì vậy, cao trình san lấp của Dự án tương đương cao trình hiện trạng của đường Võ Nguyên Giáp.
Qua kiểm tra thực tế thì Công ty Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi (Chủ đầu tư) cơ bản thực hiện xây dựng tuân thủ theo bản vẽ Quy hoạch chi tiết 1/500 cũng như bản vẽ thiết kế cơ sở đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, tại một số lô đất khu Tái định cư phía Nam có cao độ san nền cao hơn so với hồ sơ thiết kế tầm 0,3m – 0,5m, nguyên nhân là đất dự trữ để phục vụ
san nền cho những khu vực đang vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đã cam kết sẽ thi công cao độ san nền đúng theo hồ sơ thiết kế và quy hoạch được duyệt.
Hiện nay, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đang thi công hệ thống thu gom nước mưa dọc ranh dự án theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, phục vụ thu gom nước cho khu dân cư hiện trạng đảm bảo không bị ngập úng cục bộ. Tuy nhiên, hệ thống thu gom nước mưa này thi công chưa hoàn thiện do vướng giải phóng mặt bằng nên dẫn đến ngập cục bộ một số vị trí khu dân cư xóm Đồng trong đợt mưa do ảnh hưởng cơn bão số 5.
Trước mắt, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đã thực hiện những biện pháp xử lý kịp thời để thoát nước cho các hộ dân xóm Đồng ngay trong khi mưa lớn xảy ra như: đào mương tạm, khơi dòng chảy để thu gom nước vào hệ thống thoát nước mưa của Dự án. Đến thời điểm hiện tại đã xử lý xong, không còn ngập cục bộ đối với khu dân cư hiện hữu khi có mưa lớn xảy ra.
Để giải quyết dứt điểm, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Quảng Ngãi tập trung giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án, đảm bảo Chủ đầu tư đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng cơ sở của dự án.
UBND tỉnh kính báo cáo./.
Nơi nhận: