1. Thanh tra thi
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cử thanh tra thi tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo đến làm nhiệm vụ giám sát, đôn đốc việc thực hiện Quy định trong tất cả các khâu của kỳ thi tuyển sinh.
a. Đối tượng khen thưởng: công chức, giáo viên, học sinh và người làm cơng tác phục vụ có thành tích trong tổ chức kỳ thi.
b. Hình thức khen thưởng:
- Tuyên dương trước Hội đồng ra đề thi, Tổ làm phách và lên điểm, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo và thông báo về đơn vị công tác, học tập;
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy khen. c. Hồ sơ và thủ tục:
Hội đồng ra đề thi, Tổ làm phách và lên điểm, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo là đơn vị có trách nhiệm xem xét, quyết định khen thưởng trong phạm vi quyền hạn và lập hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những công chức, giáo viên, học sinh, học viên có thành tích.
3. Xử lý thơng tin phản ánh về tiêu cực trong kỳ thi
a. Cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy định thi thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo: - Người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm quy định thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thơng tin và bằng chứng đã cung cấp, khơng được lợi dụng việc làm đó để gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi;
- Người có bằng chứng về vi phạm quy định thi báo ngay cho nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy định thi để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận và xử lý các tố cáo vi phạm quy định thi được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.
b. Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng về vi phạm quy định thi: - Ban Chỉ đạo thi tuyển sinh lớp 10.
- Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo.
c. Đối với tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông tin và bằng chứng về vi phạm quy định thi:
- Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, bảo quản bằng chứng theo quy định; xác minh tính xác thực của thơng tin và bằng chứng theo thẩm quyền hoặc thơng tin, bằng chứng đến cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý;
- Triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn tiêu cực, vi phạm quy định thông tin đã được cung cấp;
- Xử lý theo theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, cấp có thẩm quyền để xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định thi.
4. Xử lý vi phạm
a. Đối với những người tham gia kỳ:
* Công chức, viên chức tham gia cơng tác thi có hành vi vi phạm quy định thi thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức theo một trong các hình thức sau đây:
- Khiển trách đối với người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ;
- Đình chỉ cơng tác thi ngay sau khi bị phát hiện; đồng thời xử lý cảnh cáo đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:
+ Ra đề sai hoặc ra đề ngồi chương trình;
+ Mang những tài liệu, vật dụng trái phép vào khu vực làm đề, phòng thi, phòng chấm thi; + Thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho kỳ thi, làm ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi;
+ Thiếu trách nhiệm khi coi thi, để cho thí sinh quay cóp, mang và sử dụng tài liệu, vật dụng trái phép trong phòng thi;
+ Chấm thi không đúng hướng dẫn chấm thi hoặc cộng điểm có nhiều sai sót.
- Đình chỉ cơng tác thi ngay sau khi bị phát hiện; đồng thời tùy theo mức độ vi phạm có thể hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:
+ Gian lận, làm sai lệch sự thật về hồ sơ của thí sinh; + Trực tiếp giải bài cho thí sinh trong lúc đang thi; + Làm lộ số phách bài thi;
+ Đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh;
+ Làm mất bài thi của thí sinh khi thu bài, vận chuyển, bảo quản, chấm thi; + Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm của thí sinh;
+ Làm sai lệch điểm trên bài thi, trên phiếu chấm thi.
- Đình chỉ cơng tác thi ngay sau khi bị phát hiện, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:
+ Làm lộ đề thi; mua, bán đề thi;
+ Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào khu vực thi trong lúc đang thi; + Gian lận thi có tổ chức.
Các hình thức xử lý vi phạm quy định trên do Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ ra quyết định theo các quy định về xử lý kỷ luật hiện hành và đề nghị của Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo.
* Những người không phải là công chức, viên chức tham gia cơng tác thi có hành vi vi phạm quy định thi (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi), nếu có đủ chứng cứ, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và quy định của pháp luật có liên quan;
* Trong q trình tổ chức kỳ thi, khi phát hiện sai phạm, cấp ra quyết định thành lập các Hội đồng thi có thẩm quyền đình chỉ cơng tác thi đối với Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo; Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo có thẩm quyền đình chỉ cơng tác thi đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi tại Hội đồng do mình phụ trách;
b. Đối với thí sinh:
- Cảnh cáo trước Hội đồng coi thi, nếu chép bài của thí sinh khác hoặc cho thí sinh khác chép bài của mình bằng bất cứ hình thức nào, trừ 50% số điểm của bài thi.
- Đình chỉ thi và cho điểm 0 (khơng điểm) để tính điểm xét tuyển nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau:
+ Mang vào phòng thi tài liệu, vật dụng trái với quy định này hoặc vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thơng tin có thể có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi;
+ Nhận bài giải sẵn của người khác;
+ Chuyển giấy nháp, bài thi cho thí sinh khác hoặc nhận giấy nháp, bài thi của thí sinh khác; + Cố tình khơng nộp bài thi, dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác để nộp làm bài thi của mình hoặc có bài thi giống nhau do chép bài của nhau.
- Hủy kết quả thi và cấm thi từ 1 đến 2 năm, nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau: + Hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ của các Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo;
+ Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực coi thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho kỳ thi; + Khai man hồ sơ thi hoặc nhờ người thi hộ.
- Nhắc nhở trước phòng thi hoặc trước Hội đồng coi thi những vi phạm khác ngoài quy định này. c. Đối với người thi hộ:
Hủy kết quả thi tuyển sinh vào các cơ sở giáo dục tại các kỳ thi cùng năm; - Buộc thôi học nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục;
- Đề nghị truy cứu trách nhiệm hình, sự tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm. d. Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền kỷ luật đối với thí sinh dự thi:
* Hồ sơ:
- Tại các Hội đồng coi thi:
+ Biên bản tại thời điểm vi phạm, có chữ ký của hai giám thị trong phịng thi;
+ Biên bản xét kỷ luật của Hội đồng coi thi (ghi rõ hình thức vi phạm, mức kỷ luật và mức trừ
điểm hoặc hủy kết quả của bài thi);
+ Tài liệu và các vật chứng thu được. - Tại các Hội đồng chấm thi:
+ Biên bản của tổ chấm thi;
+ Biên bản xét kỷ luật của Hội đồng coi thi (ghi rõ hình thức vi phạm, mức kỷ luật và mức trừ điểm hoặc hủy kết quả của bài thi);
+ Bài thi của thí sinh vi phạm. * Thẩm quyền:
- Chủ tịch Hội đồng coi thi:
+ Xem xét, quyết định và cơng bố các hình thức kỷ luật đối với thí sinh: khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ thi trước Hội đồng coi thi;
+ Lập biên bản về các trường hợp kỷ luật khác không thuộc quyền hạn của Hội đồng coi thi để báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Chủ tịch Hội đồng chấm thi:
+ Xem xét và thực hiện việc trừ điểm đối với các biên bản kỷ luật của các Hội đồng coi thi chuyển đến;
+ Xem xét kỷ luật theo biên bản của các tổ chấm chuyển lên; + Xét kỷ luật và lập biên bản đề nghị mức kỷ luật.
- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tập hợp tồn bộ hồ sơ để thực hiện các việc sau: gửi đến Hội đồng chấm thi những hồ sơ kỷ luật có liên quan đến điểm bài thi, kết quả thi của các Hội đồng coi thi trước ngày tổ chức chấm thi; thành lập Hội đồng kỷ luật và tiến hành xét kỷ luật đối với các trường hợp kỷ luật từ hủy kết quả bài thi trở lên.
e. Đối với những người có trách nhiệm duyệt kết quả thi mà cố tình làm sai lệch thì tùy theo mức độ, tính chất và hậu quả, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định hình thức kỷ luật từ khiển trách đến cách chức hoặc đề nghị truy tố trước pháp luật.
f. Sau khi các Hội đồng thi kết thúc công việc, nếu phát hiện những hành vi vi phạm thì thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, trình người có thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm theo quy định trên.
g. Các hình thức xử lý kỷ luật phải được cơng bố trước các Hội đồng thi, thông báo về trường phổ thơng nơi thí sinh theo học, thơng báo cho gia đình thí sinh biết, thơng báo đến địa phương nơi cư trú, cơ quan nơi công tác.