1. Đối tượng
- Đối tượng của đề án là lãnh đạo và các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp của An Giang.
- Lãnh đạo và các cấp chính quyền của tỉnh An Giang:
+ Lãnh đạo tỉnh: căn cứ trên nội dung của đề án để định hướng triển khai xây dựng tỉnh An Giang theo hướng đô thị thông minh và chỉ đạo các sở ban ngành, đơn vị các cấp thực hiện.
+ Các Sở Ban ngành liên quan: Căn cứ nội dung đề án để thực hiện cụ thể hóa các nội dung triển khai các chương trình theo lĩnh vực được phân cơng tại đơn vị mình.
+ Thành phố Long Xuyên, Châu Đốc và một số địa phương tiêu biểu tại An Giang: căn cứ trên nội dung của bản đề án để phối hợp triển khai hiện thực hóa các nội dung đồng thời phản hồi, đánh giá về hiệu quả triển khai trên cả phương diện về quản lý nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Người dân, doanh nghiệp:
+ Các nội dung của đề án có thể được lựa chọn, chắt lọc để công bố rộng rãi cho người dân, doanh nghiệp cũng như thu thập ý kiến phản hồi, đóng góp và chung tay xây dựng, vận hành đơ thị thông minh.
2. Phạm vi
- Phạm vi nghiên cứu của đề án giai đoạn 2019-2025 tập trung vào thí điểm tại thành phố Long Xuyên, Châu Đốc và một số địa phương tiêu biểu tại An Giang. Các lĩnh vực thực hiện: Chính quyền điện tử; Du lịch; An ninh-Quốc phịng; Y tế; Giáo dục; Mơi trường; Quy hoạch đơ thị; Giao thông vận tải; Nông nghiệp. Các lĩnh vực ưu tiên triển khai quy mơ tồn tỉnh: chính quyền điện tử, du lịch, an ninh -Quốc phòng trật tự, y tế, giáo dục, thí điểm một số lĩnh vực cịn lại.
- Giai đoạn 2022-2025 mở rộng quy mô triển khai các lĩnh vực đề cập trên. - Định hướng đến năm 2030: mở rộng quy mô các lĩnh vực khác.