Đoàn cũng trao 40 suất quà cho học sinh của các trường THPT và sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Mỗi suất quà cho học sinh trị giá 1,5 triệu đồng, quà cho sinh viên trị giá 2 triệu đồng. Đoàn công tác trao tặng 30 triệu đồng tiền mặt cho Trường tiểu học Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy để trường khắc phục, sửa chữa cơ sở vật chất sau lũ. Tổng giá trị toàn bộ quà tặng lần này tại Quảng Bình là hơn 400 triệu đồng.
Anh Bùi Quang Huy - bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn, chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam - nói sau lũ, việc đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân vùng lũ là vô cùng cần thiết. "Những phần quà này được trao để hỗ trợ người dân vùng lũ. Mong người dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống", anh Bùi Quảng Huy nói.
Cũng trong ngày 21-11, Trung ương Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương Huế, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị cùng Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho người dân bị ảnh hưởng lũ lụt tại xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa.
Đoàn đã khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho gần 1.000 người dân trên địa bàn xã, tặng 1.000 phần quà cho học sinh cùng nhiều phần quà như tiền mặt, máy lọc nước cho người dân trên địa bàn với tổng kinh phí 600 triệu đồng. Về đầu trang
https://tuoitre.vn/trung-uong-doan-tang-100-may-loc-nuoc-cho-nguoi-dan-vung-lu- quang-binh-20201121163924474.htm
9.“Bỏ nhà” đi cứu nhau - tình người tỏa sáng trong mưa lũ miền Trung
(Vov.vn 22/11, Văn Ngân)
Mặc dù bão lũ dồn dập đổ về đe dọa đến tính mạng, tài sản nhưng nhiều người dân ở miền Trung vẫn không quản ngại để lại nhà mình để cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn khác - minh chứng cho tình người trong mưa bão, lũ dữ.
Từ đầu tháng 10 đến nay, các tỉnh miền Trung đã phải đối mặt với nhiều cơn bão, lũ lớn, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Tính đến nay đã có hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, rất nhiều người bị thương nặng; hàng vạn ngôi nhà ngập chìm trong bão lũ; nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã hy sinh anh dũng trong lúc vượt lũ dữ, nguy cơ lở núi để cứu dân… Nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế bị sụp đổ hoặc ngập sâu trong lũ lớn. Tài sản của người dân miền Trung gần như mất trắng.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và tổ chức UN Women (Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ), mỗi khi thiên tai xảy ra, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất lại là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên khi mưa
không quản hiểm nguy cùng chính quyền và nhân dân địa phương đi cứu người, hỗ trợ đồng bào của mình.
Trong chuyến đi thực tế cùng đoàn Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, tổ chức UN Women và đặc biệt là cùng với Đoàn thiện nguyện của VOV thăm, tặng quà người dân tại một loạt các tỉnh miền Trung mới đây. Tận mắt thấy những mất mát to lớn của người dân, chúng tôi cũng thấy được những tấm gương tỏa sáng trong mưa lũ. Bà Phạm Thị Sương (62 tuổi, thôn Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chia sẻ: “Đời tôi chưa bao giờ chứng kiến lũ lớn khủng khiếp đến như thế. Mặc dù sống tại dải đất miền Trung - nơi thường xuyên hứng chịu thiên tai, kiến thức về ứng phó với mưa lũ đã ngấm vào xương máu, tuy nhiên lũ về quá nhanh và lớn quá mức tưởng tượng khiến chúng tôi đối phó không kịp. Dòng nước quá mạnh cuốn trôi thóc, gạo, tài sản cho dù trước đó đã được chúng tôi kê cao hơn mức hàng năm. Nước đổ về trong đêm vội sơ tán đồ đạc, lương thực lên chỗ cao hơn nhưng căn nhà cấp 4 của tôi cũng chẳng còn chỗ nào cao nữa nên gia đình bị thiệt hại khoảng 5 tạ thóc và nhiều đồ đạc khác”.
Theo bà Sương, mưa lũ về, có người chết không thể đi chôn, phải đưa tạm lên mái nhà, 4 - 5 ngày sau lũ rút mới đưa xuống đi mai táng. Cho đến giờ, nhiều người vẫn còn chưa hết bàng hoàng. Giờ cứ nghe tin bão là người thấy rét vì hoang mang lo sợ. “Đôi khi không sợ chết mà sợ nhất là chết không có ai biết”, bà Sương kể. Khi lũ về trong đêm tối, người phụ nữ sống đơn thân này đã liều mình băng qua dòng nước lũ để sang ngôi trường tiểu học gần đó trú ẩn. Khi chuyện tính mạng tạm thời không bị đe dọa, những ngày sau đó bà Sương đã tích cực cùng chính quyền địa phương đi tiếp nhận hàng cứu trợ như đồ ăn, nước uống,… để phân phát cho bà con trong vùng.
“Những ngày đầu người dân rất cần đồ ăn, nước uống, nên tôi đã cùng lãnh đạo địa phương đi tiếp nhận hàng cứu trợ rồi phân phát cho bà con. Tình đồng bào trong lũ dữ cao lắm nên chúng tôi làm mà quên đi bản thân dù cũng đang thiếu thốn đủ bề”, bà Sương nhớ lại.
Với tinh thần tương thân tương ái trong khó khăn, hoạn nạn khi mưa lũ về, người dân xã Hải Ninh (Quảng Ninh - Quảng Bình) mà nòng cốt là chị em phụ nữ trong xã khi thấy người dân vùng lũ ngập sâu gọi điện kêu cứu, lập tức họ đi vận động người dân quanh vùng, một mặt dùng tàu thuyền vào cứu người dân, mặt khác kêu gọi góp lương thực - thực phẩm và nấu hàng nghìn suất cơm chuyển vào phát miễn phí cứu đói người dân vùng lũ.
Chị Nguyễn Thị Lướng (sinh năm 1982, ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình) chia sẻ: “Khi lũ về, ngay trong đêm 18/10, mọi người đã cùng nhau xuống biển kiếm thuyền đưa về làm phương tiện sơ tán người dân khu vực
dân, khi hết gạo từ các thành viên, chúng tôi lại đi đến từng nhà trong vùng xin gạo, kêu gọi các gia đình, ai có gạo góp gạo, có rau góp rau và một số thực phẩm khác như cá khô, tép khô,… để đưa đến nhà nào rộng làm điểm nấu nướng tập trung. Từ ngày 19/10 đến 24/10, chúng tôi đã nấu được khoảng 26.000 suất cơm để phát cho bà con vùng ngập sâu”.
Chị Lướng chia sẻ thêm: “Thời điểm đó, chúng tôi nhiều khi phải gửi con nhờ hàng xóm trông giúp và bỏ cả nhà cửa để cùng lãnh đạo, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai địa phương đi hỗ trợ bà con vùng lũ. Khi thấy thuyền đưa được bà con ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn chúng tôi thấy vui lắm”. Theo UN Women khuyến nghị, cần tăng cường vai trò của Hội phụ nữ trong Ban Phòng chống thiên tai; Cần có chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ vai trò của phụ nữ ở cấp địa phương thông qua truyền thông về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, y tế và trong lĩnh vực sinh kế với tài liệu chuẩn;...
Chia sẻ với phóng viên VOV.VN, ông Lê Thanh Phong, Trưởng phòng Phòng chống thiên tai và Quản lý đê điều (Chi cục Thủy lợi – Sở NN&PTNT Quảng Bình) cho biết, hai đợt mưa lũ vừa qua, đặc biệt là đợt mưa lũ từ ngày 16/10 đến 22/10 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, nhất là 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Ước tính tổng giá trị thiệt hại toàn tỉnh là hơn 3.500 tỷ đồng.
“Nhiều người lớn tuổi cho biết, trận mưa lũ vừa qua họ chưa từng gặp trong đời, nằm ngoài sự tính toán trong phương án ứng phó. Tuy nhiên, do phát huy rất tốt phương châm ứng phó “bốn tại chỗ” nên đã hạn chế được thiệt hại rất nhiều”, ông Phong cho biết.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT), tính đến ngày 4/11/2020, bão, mưa, lũ, sạt lở đất chỉ tính riêng trong tháng 9 và tháng 10/2020 đã làm 242 người chết và mất tích, hơn 200.000 nhà bị sập đổ, hư hỏng, tốc mái; nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng phải mất nhiều thời gian, nguồn lực mới phục hồi, tái thiết lại được. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính trên 28.000 tỷ đồng.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, trước mỗi đợt thiên tai, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương vào cuộc rất khẩn trương để cùng với người dân lên phương án ứng phó, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm kịp thời nên đã giảm thiểu thiệt hại đáng kể.
“Đợt thiên tai trong tháng 9 và tháng 10/2020 ở miền Trung nhiều chỗ bị ngập sâu, ngập lâu và diện rộng như vậy mà người chết chủ yếu do bất cẩn, còn chết do lũ lớn quá thì hầu như không có. Thiệt hại về người do sạt lở đất đá thì đúng vẫn còn
là bài toán rất khó về khâu cảnh báo sớm, không chỉ ở Việt Nam mà thế giới cũng vậy”, ông Hoài chia sẻ. Về đầu trang
https://vov.vn/xa-hoi/bo-nha-di-cuu-nhau-tinh-nguoi-toa-sang-trong-mua-lu-mien- trung-819115.vov
10.Những “nữ hiệp sĩ” vùng rốn lũ Quảng Bình
(Qdnd.vn 22/11, Nguyễn Kiểm)
Trận lũ lụt lịch sử cuối tháng 10-2020 vừa qua vẫn còn hằn sâu trong tâm trí người dân của nhiều xã vùng rốn lũ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Sau trận lũ, nhiều hộ dân lâm cảnh trắng tay khi tài sản, lương thực, thực phẩm... cả sinh kế cũng bị cuốn theo dòng nước lũ.
Thế nhưng, trong ký ức của họ những hành động, nghĩa cử cao đẹp của người dân, đặc biệt là những người phụ nữ xã Hải Ninh thì vẫn còn đọng lại mãi. Trong cơn lũ dữ, nước ngập lút mái nhà, trắng trời, trắng đất ấy họ đùm bọc, cưu mang sẻ chia từng bát cơm, gói mì tôm, từng bộ quần áo ấm để sống sót qua trận lũ lịch sử...
Đêm 18-10-2020, nước lũ bất ngờ dâng cao gây ngập lụt các xã Tân Ninh, Hiền Ninh, Duy Ninh, Gia Ninh, Hàm Ninh, Võ Ninh... huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chuông điện thoại réo vang liên hồi, những dòng tin nhắn, rồi trên facebook, zalo kêu cứu, nhờ trợ giúp của bà con khiến chị Nguyễn Thị Nhâm, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hải Ninh đứng ngồi không yên. Ngay lập tức chị báo cáo, trao đổi với lãnh đạo xã, huy động 20 chiếc thuyền đánh cá của bà con ngư dân trong xã vào các xã vùng ngập lũ ứng cứu. Đồng thời chị cùng với các bà, các mẹ, các chị em Hội phụ nữ xã Hải Ninh cũng tiến hành quyên góp lương thực, thực phẩm tổ chức nấu cơm, rồi vận chuyển tới cho bà con vùng lũ. Ai cũng tích cực tham gia hưởng ứng theo lời kêu gọi của chị. Mỗi người một việc, người thì nhặt rau, vo gạo nấu cơm, người chế biến thực phẩm, người thì đi quyên góp của các hộ gia đình từ lương thực, thực phẩm, rau quả, quần áo. Người thì ủng hộ cá, người ủng hộ rau, người ủng hộ mì tôm, quần áo, thuốc men...
"Ngoài việc tham gia hỗ trợ sơ tán dân, chúng tôi quyết định nấu cơm rồi mang tới cho bà con vùng lũ. Cơm, thức ăn nấu xong được chia vào từng hộp, rồi buộc vào từng túi ni lông cẩn thận. Sau đó, đưa xuống thuyền mang tới phục vụ bà con. Việc vận chuyển cơm cho bà con các xã bị lụt chủ yếu do đội thuyền của cánh nam giới xã phụ trách. Còn đối với những hộ dân nhà bị ngập quá sâu không thể ở được, đội thuyền của xã sơ tán họ về đây, chúng tôi sắp xếp, bố trí chỗ ăn ở và cả quần áo mặc", chị Nhâm chia sẻ.
Nấu ăn phục vụ bà con vùng lũ.
Đợt lũ vừa rồi, đội thuyền của xã Hải Ninh đã đưa sơ tán khoảng 50 người từ các xã bị ngập lụt về xã Hải Ninh. Chỉ tính riêng lực lượng phụ nữ xã tham gia quyên góp, tổ chức nấu cơm phục vụ bà con vùng lũ khoảng 1.000 người. Từ ngày 19 đến 24-10, phụ nữ xã Hải Ninh đã nấu 26.000 suất cơm phụ bà con các xã vùng lũ. Tổng số tiền, lương thực, thực phẩm, vật chất do người dân Hải Ninh đóng góp lẫn kêu gọi quyên góp từ con em sinh sống các nơi khác, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong cả nước được hơn 2 tỷ đồng. Nhiều chị tham gia nấu cơm phục vụ bà con, còn chồng các chị thì dùng thuyền đi sơ tán người, vận chuyển cơm cho bà con các xã bị ngập lụt.
Chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Lướng, người tham gia tổ phụ nữ nấu cơm cho bà con vùng lũ. Chị Lướng kể: "Sáng dậy, các bà, các mẹ và chị em chúng tôi chuẩn bị thực phẩm, nấu cơm để kịp mang tới cho bà con các xã bị ngập lụt. Chúng tôi nấu cả ngày để phục vụ bà con. Đôi lúc cũng thấy mệt nhưng nghĩ tới bà con mình đang cần những suất cơm ấy, chúng tôi vui lắm, mọi mệt nhọc dường như lại tan biến". Không chỉ trực tiếp nấu cơm, chị Lướng còn vận động quyên góp được hơn 80 triệu đồng và quần áo giúp bà con vùng lũ lụt.
Một câu chuyện thú vị nhưng lại thấm đẫm tình người mà chúng tôi được biết. Hải Ninh là xã ven biển của huyện Quảng Ninh, người dân nơi đây phần đông sống bằng nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Trung bình mỗi thuyền như vậy trị giá từ 60-100 triệu đồng. "Theo phong tục của người đi biển ở Hải Ninh thường kiêng không cho phụ nữ lên thuyền vì cho rằng sẽ đem lại điều không rủi ro, không may mắn. Ấy vậy, mà trong đợt lũ lụt vừa qua, 20 chiếc thuyền của người Hải Ninh được huy động tham gia giúp đỡ bà con, chở cả phụ nữ trên thuyền sơ tán về Hải Ninh. Để cứu người nên chúng tôi phá lệ đấy!", chị Lướng giải thích.
Đến xã Duy Ninh, một trong những xã chịu thiệt hại nặng nề trong đợt lũ vừa qua, Chủ tịch UBND xã Duy Ninh Phạm Minh Cảnh chia sẻ: Sau trận lũ lịch sử này, nhiều gia đình ở đây phải bắt đầu làm lại từ hai bàn tay trắng. Lương thực thì đã được Nhà nước hỗ trợ khẩn cấp 15 tấn, đợt tới chúng tôi nhận tiếp 43 tấn nữa. Cái ăn của người dân Duy Ninh hiện thời không còn bí bách vì được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm... hỗ trợ rất kịp thời, nhưng về sinh kế lâu dài của bà con chúng tôi lo lắm.
"Đợt lũ vừa rồi, người dân Duy Ninh chúng tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình nhân dân xã Hải Ninh, Hội Phụ nữ xã Hải Ninh còn tổ chức nấu cơm phục vụ người dân Duy Ninh. Họ còn tham gia công tác sơ tán những gia đình bị ngập sâu. Cách đây mấy hôm tôi đã thay mặt Đảng ủy, UBND xã Duy Ninh viết thư cảm ơn Đảng ủy, UBND, các đoàn thể, hội phụ nữ xã và nhân dân xã Hải Ninh vì sự giúp đỡ kịp thời, đầy tình nghĩa ấy", ông Phạm Minh Cảnh cho biết thêm.
Chị Lê Thị Thu Lành, Giám đốc Hợp tác xã dịch tổng hợp Phú Ninh chia sẻ: "Trận lũ vừa qua hợp tác xã cũng chịu tổn thất nặng nề. Tổng thiệt hại do trận lũ vừa qua
chúng tôi thấy chưa có khi mô mà tình người lại thấm đẫm như trận lũ ni. Chúng tôi nhận được những tình cảm, sự giúp đỡ nhiệt tình, thiết thực từ nhân dân xã Hải Ninh, phụ nữ Hải Ninh, cả sự giúp đỡ, hỗ trợ của đồng bào cả nước và kiều bào".