IV. Văn hóa – xã hội
5. Người thầy trăn trở “đổi mới” ngôi trường vùng cao Thái Nguyên
(Giaoducthoidai.vn 18/11, Thanh An)
Trường Tiểu học Lam Vỹ nằm trên địa bàn xã vùng cao khó khăn của huyện Định Hóa, Thái Nguyên, điều kiện trường lớp còn nhiều hạn chế. Đã từng trải qua công việc của một giáo viên trực tiếp đứng lớp cũng như giờ đây đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng nhà trường, thầy giáo Nguyễn Công Liệu luôn nỗ lực tìm cách huy động các nguồn lực để các em học trò ở đây có được những điều kiện học tập tốt hơn.
Những căn phòng cấp 4 giờ đây đã được thay thế bằng những dãy nhà 2 tầng kiên cố, khang trang. Các em học sinh có phòng thư viện để đọc sách báo, tiếp cận tốt hơn các nguồn tư liệu để nâng cao hiệu quả học tập.
Đáng quý hơn là sự ủng hộ, đồng hành, chung sức của phía giá đình học sinh, khi các hộ đóng góp nguyên vật liệu, trực tiếp làm thêm các công trình phụ trợ như tường rào, sân khấu vòm, sân trường, nhà xe, công trình nước sạch. Đặc biệt, có trường hợp nhà dân còn hiến thêm đất để mở rộng điểm trường, giúp cô trò có được không gian rộng rãi, an toàn.
Chia sẻ về cách thức huy động nguồn lực cho trường học, thầy Liệu cho biết: Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện. Bên cạnh đó, nhà trường cùng trao đổi thảo luận với Ban đại diện cha mẹ học sinh, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn lực được đón nhận, tạo được nét thay đổi nổi bật cho nhà trường.
“Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Cần nhất là làm sao để có biện pháp tuyên truyền huy động phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện” - thầy giáo Nguyễn Công Liệu trăn trở.
Thấu hiểu sự thiệt thòi của học trò là con em đồng dân tộc thiểu số xã vùng cao, thầy giáo Nguyễn Công Liệu luôn đau đáu để tập trung cao nhất vào tìm cách đưa các em sớm được tiếp cận với tin học, ngoại ngữ - hai lĩnh vực đặc biệt cần thiết nhằm mở ra những con đường “hội
Thầy Liệu đã tham mưu lãnh đạo đầu tư xây dựng, nâng cấp Phòng học tin với 36 máy tính và 1 máy chiếu. Các em được sớm thao tác với máy, không chỉ nắm những kĩ năng căn bản, mà còn được thầy cô giáo hướng dẫn để bước đầu tương tác với các phần mềm học tập phù hợp.
Với ý tưởng, cách làm mạnh dạn và sáng tạo, thầy Liệu còn nhờ được các thầy cô giáo ở các trường lân cận đến dạy tiếng Anh cho học trò lớp 1, lớp 2; mời sinh viên người nước ngoài tại một số trường Đại học ở thành phố Thái Nguyên đến dạy tiếng Anh cho học trò trên bản làng xa xôi của mình.
Nhờ đó, không khí học tập của học sinh trong trường như được thổi một làn gió mới, giúp cho thầy trò nhà trường có thêm hứng khởi, động lực trong dạy và học. Chất lượng giáo dục của nhà trường cũng nhờ đó mà đực nâng lên từng bước.
Năm học 2018 - 2019, trường được Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tặng bằng khen 2 năm liền đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm học. Từ chỗ còn là một đơn vị có chất lượng giáo dục còn thấp so với mặt bằng chung của huyện, đến nay trường đã vươn lên tốp đầu khối tiểu học toàn huyện về chất lượng giáo dục đại trà, các phong trào thi đua. Với sự nỗ lực tiên phong của thầy giáo hiệu trưởng Nguyễn Công Liệu cũng như tập thể giáo viên, điều kiện cơ sở trường lớp ở đây đã được nâng cao rõ rệt. Nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào năm 2002, được công nhận lại lần hai vào năm 2014; đạt Chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học Mức độ 3 năm 2017.
Sau quá trình hơn 20 năm đóng góp cho công tác giáo dục của nhà trường, thầy giáo Nguyễn Công Liệu đã vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo. Về đầu trang
https://giaoducthoidai.vn/ket-noi/nguoi-thay-tran-tro-doi-moi-ngoi-truong-vung-cao-thai- nguyen-jZx65Qcng.html