5. Kết cấu của đề tài
1.2.3 Phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Các phương thức giải quyết tranh chấp lào động tập thể rất phong phú, đa dạng. Điều đó góp phần giải quyết các tranh chấp lao động một cách nhanh chóng, hiệu quả. Các phương thức giải quyêt tranh chấp lao động tập thể hiện nay bao gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và giải quyết thông qua tòa án.
Thứ nhất, Thương lượng:
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp đối thoại với nhau một cách trực tiếp nhằm đạt được các thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp. Trong thực tế đây là phương thức giải quyết tranh chấp được sử dụng rộng rãi nhất. Tại Khoản 1, Điều 194 BLLĐ năm 2012 thì nguyên tắc tự thương lượng giữa các bên là nguyên tắc được ghi nhận đầu tiên trong các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, điều đó cho thấy sự coi trọng của nhà làm luật đối với nội dung này. Việc tự thương lượng được giữa các bên sẽ góp phần giảm tốn kém trong việc
giải quyết tranh chấp, rút ngắn thời gian tranh chấp. Tránh gây ảnh hưởng đến quan hệ hai bên ít bị ảnh hưởng và quan hệ sản xuất đỡ bị gián đoán lâu do sự việc tranh chấp gây ra.
So với các phương thức giải quyết tranh chấp khác như hoà giải, trọng tài, toà án, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp không có sự tham gia của bên thứ ba. Trong quá trình thương lượng, đại diện của hai bên tranh chấp sẽ trực tiếp cùng nhau xem xét, bàn bạc và thoả thuận về các khả năng để đi đến giải quyết vấn đề đang bất đồng trên cơ sở những giải pháp do chính họ lựa chọn. Việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng không có chủ toạ, người điều hành, các bên tranh chấp là những chủ thể hoàn toàn độc lập khi bước vào quá trình thương lượng. Vì vậy, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính linh hoạt cao. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp “cho phép các bên có quyền tự quyết định ở mức cao nhất đối với việc giải quyết TCLĐ đó”. Tuy nhiên không phải vụ TCLĐTT về lợi ích nào cũng được giải quyết ổn thoả bằng phương thức này. Do vậy, hầu hết các quốc gia đều quy định trong trường hợp thương lượng không thành,
Thứ hai, Hòa giải
Hoà giải (conciliation) có nguồn gốc từ chữ La tinh “conciliare” có nghĩa là “gắn kết lại với nhau”. Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó bên thứ ba sẽ hỗ trợ các bên tranh chấp trong quá trình đàm phán hoặc khi đàm phán gặp bế tắc, nhằm giúp họ đạt được thoả thuận chung.
Với sự hiểu biết của mình, người hoà giải sẽ giúp các bên tranh chấp hiểu biết thêm về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, mức lương của doanh nghiệp khác cùng loại… để các bên có thể tự thoả thuận về các vấn đề đang tranh chấp giữa họ. Trường hợp các bên không tự thoả thuận được, căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/tình hình kinh tế - xã hội quốc gia; mức lương của các doanh nghiệp khác cùng loại…, hòa giải viên lao động sẽ đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Tuy nhiên khi quyết định cuối cùng đưa ra thường không được đảm bảo thi hành bởi 1 cơ chế nào.
Thứ ba, Trọng tài lao động
Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó bên thứ ba trung lập sẽ đứng ra phân xử vụ tranh chấp theo yêu cầu của các bên và/hoặc theo quy định của pháp luật.Đây là một phương thức đặc trưng bởi có sự tham gia giải
quyết tranh chấp của một bên thứ ba với vai trò là bên có quyền phân xử tranh chấp, tất nhiên việc phân xử này trước đó phải có sự đồng thuận của cả hai bên tranh chấp. Đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền, các phán quyết của Hội đồng trọng tài có ý nghĩa như một bản án của tòa án. Đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, phán quyết này thì phán quyết của Hội đồng trọng tài có ý nghĩa thay thế kết quả thương lượng giữa tập thể NLĐ và NSDLĐ
Ưu điểm của phương thức này là thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Nhưng trọng tài không phải cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cớ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu tòa ánthi hành các phán quyết trọng tài.
Thứ tư, Giải quyết thông qua tòa án
Giải quyết thông qua tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể mà theo đó tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc thẩm quyền của tòa án, và các thủ tục giải quyết liên quan, cuối cùng Tòa án sẽ ra một bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ việc.
Phương thức giải quyết TCLĐTT thông qua tòa án có ưu điểm: Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa. Tuy nhiên nhược điểm là thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó; Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.