TIẾN TRIỂN CỦA SỐC: Sốc có thể tiến triển theo nhiều đường:

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI SỐC ppt (Trang 25 - 29)

VI.1. Lành không để lại biến chứng, di chứng:

Sốc có thể qua khỏi nếu tiến hành điều trị kịp thời, nhanh chóng và nguyên nhân gây ra sốc được điều trị có hiệu quả.

Các chỉ tiêu lành gồm có:

- Mạch, huyết áp, tuần hoàn ở da, áp lực tĩnh mạch trung ương trở lại bình thường.

- Lượng nước tiểu bình thường không có các triệu chứng của suy thận cấp.

- Không có các triệu chứng tổn thương phổi và gan.

- Tình hình khả quan ổn định ít nhất trong 48 giờ.

VI.2. Suy tuần hoàn qua khỏi nhưng có các biến chứng tiếp theo:

Mạch huyết áp tuần hoàn ở da, áp lực tĩnh mạch trung ương trở lại bình thường nhưng có các tổn thương:

VI.2.1. Tổn thương phổi:

Biến chứng phổi của sốc hình thành triệu chứng suy hô hấp cấp ở người lớn, do phù nề ở phổi, biểu hiện bằng trạng thái thiếu oxy nghiêm trọng. Vì vậy khi một trạng thái sốc ở vào giai đoạn rút lui, cần theo dõi hiện tượng tím tái ở đầu chi, nhịp thở, biên độ thở, định lượng PaO2 và chụp X quang phổi.

VI.2.2. Tổn thương thận:

VI.2.3. Tổn thương gan:

Ít xảy ra hơn là tổn thương thận và phổi, thường kín đáo. Biểu hiện thường thấy: vàng da nhẹ, đau tự nhiên vùng hạ sườn phải. Triệu chứng SVH: Albumine máu giảm, Prothrombine máu giảm, men gan tăng, LDH tăng, Phosphatase kiềm tăng.

VI.2.4. Hội chứng suy đa tạng, đặc biệt trong sốc nhiễm khuẩn:

Tiên lượng của sốc suy đa tạng rất xấu, chưa có biện pháp điều trị nào có thể ngăn cản một cách có hiệu quả.

VI.2.5. Sốc không hồi phục:

Trong một số trường hợp, sốc rất nặng ngay từ đầu hoặc do điều trị muộn tiến triển đến bệnh cảnh không hồi phục. Biểu hiện:

- Da lạnh đáng kể.

- Đường vân đá nhiều và rộng các mặt da, chứ không riêng gì ở các đầu chi.

- Tím tái toàn thể.

- Hiện tượng đầy mao mạch rất chậm.

- Mạch khó bắt hoặc không bắt được.

- Huyết áp suy sụp.

- Vô niệu hoàn toàn.

- Hội chứng đông máu rải rác nội mạch.

- Lactate máu tăng kéo dài.

(Đối với kiểu tiến triển này, ngày nay còn ít gặp trong sốc giảm thể tích, nhưng trong sốc nhiễm khuẩn và sốc tim vẫn còn tương đối phổ biến).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Olivier Dubourg - Frank Chilki - David Elkharrat. “Généralités sur les états de choc”. “Mécanisme, diagnostic et traitement de choc cardiogéniques”. Réanimation médicale. Masson éditeurs. Paris. 1995. pp 149 – 205.

2) Les base de la Réanimation. “Les états de choc”. Ellipses éditeurs. 1996. pp 17 – 48.

3) Brusset. Etas de choc. Urgences médico-chirurgicales. Arnette. Paris. 1992. pp 37 – 60.

4) H.P. Schuster. Choc. Réanimation médicales. Georg Thieme Verlag. Stuggat. Edition Vigot. Paris. 1993. pp 63 – 76.

5) F. Pluskwa. Choc hémorragique.

6) J.P.Goarin. Choc cardiogénique.

7) G. Godet. Tamponade.

8) R.Bourlier. Choc anaphylactique.

9) Anesthésie – Réanimation – Urgences. Tome I. Université de Paris VI. Médecins du monde. Imprimerie nationale. 1994. pp 639 – 668.

Một phần của tài liệu CÁC TRẠNG THÁI SỐC ppt (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)