Quảng Bình: Kiểm lâm “tiếp tay” cho lâm tặc phá rừng? (Bài 2)
Dù Trạm kiểm soát Kiểm lâm Trường Sơn đóng trên địa bàn xã Trường Sơn, Quảng Ninh là đơn vị ngăn chặn nạn phá rừng. Thế nhưng Trạm trưởng Nguyễn Thế Hiệu và nhiều cán bộ khác đã cố tình làm ngơ, có dấu hiệu “tiếp tay” cho “lâm tặc” phá rừng, vận chuyển gỗ qua trạm một cách hiên ngang?
Để chứng kiến có hay không việc cán bộ Kiểm lâm tiếp tay cho “lâm tặc”, phóng viên đã vòng qua Bản Súng, men theo dòng sông đối diện với trạm, “mật phục” nhiều lần để kiểm chứng, ghi nhận lại bằng hình ảnh khách quan, trung thực nhất những gì mà người dân phản ánh và cung cấp.
Tại đây, nhiều diễn biến “bất thường” giữa lực lượng Kiểm lâm và lâm tặc đã xảy ra. Cụ thể: Về đường sông, sáng sớm, khoảng thời gian 6 đến 10 giờ, các thuyền nhỏ ngược dòng dòng sông đầy hiểm trở để đua nhau lên các khu vực chở gỗ lậu đã được lâm tặc đốn hạ đưa ra khỏi bìa rừng. Buổi chiều khoảng từ 13 đến 18 giờ, các thuyền nhỏ chở gỗ lậu bắt đầu “tung tăng” chở qua trạm kiểm soát như chốn không người.
Thời gian qua, Phóng viên đã nhiều lần đóng giả lâm tặc, vai mang gùi sau lưng, vòng qua Bản Súng tại địa bàn xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh nơi có Trạm kiểm lâm Trường Sơn được chốt chặn kiểm soát bảo vệ rừng ở đó.
Sau vài ngày kiên trì bám sát, những chiếc thuyền chở gỗ bắt đầu xuất hiện đi qua trạm, trên chòi canh chốt chặn của trạm lúc đó không có cán bộ gác, trước chòi canh được che một tấm vải màu xanh ngoảnh mặt nhìn ra sông “kiểm soát”, bên dưới là một chiếc đò cơ động của trạm cũng đang nằm cạnh sông để “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ cơ động truy đuổi lâm tặc. Trong lúc đó, mỗi chuyến đò chở khoảng chừng một khối gỗ Lim, Gõ, Táu kéo đuôi nhau qua trạm. Khi đi qua chốt, những chiếc đò chở gỗ đều tắt máy dừng lại để cho cán bộ kiểm soát. Có ngày cả chục chiếc đò chở gỗ lậu đi nhộn nhịp trên sông qua chốt gác của kiểm lâm.
Sau khi ghi lại những hình ảnh, phóng viên đã rời khỏi hiện trường, và một uần sau trở lại vị trí cũ đối diện với trạm kiểm lâm để tiếp tục tu thập chứng cứ. Lúc này trên chòi canh vẫn như thường lệ, một cán bộ kiểm lâm đang trực kiểm soát. Khoảng 10 giờ, hai chiếc đò từ trên thượng nguồn chạy về trạm. Qua trạm, lâm tặc tắt máy chèo qua rồi nổ máy chạy về thượng nguồn. Cũng như thế, sau quảng thơi gian giữa trưa, hàng loạt những chuyến đò chở khối lượng gỗ lớn hiên ngang đi qua trạm mà không có ai hỏi han hoặc kiểm soát.
Trạm Kiểm Lâm thực hiện gác ngăn chặn theo kiểu “vườn không nhà trống”, có dấu hiệu tiếp tay cho
Nhiều chiếc đò kéo hai đoàn gỗ dài nối đuôi nhau, mỗi đò chở khoảng chừng 30 khúc gỗ, mỗi khúc được gắn các xăm hơi ô tô vào để gỗ được nổi lên mặt nước không chìm, cứ như thế tung tăng bơi qua trạm.
Cách trạm kiểm lâm Trường Sơn khoảng chừng 500m, về phía Bản Súng, hàng chục lâm tặc đang thi nhau kết bè cho hàng chục khối gỗ và dùng xăm hơi ô tô gắn kết để tiếp tục dùng thuyền kéo qua trạm về miền xuôi.
Trắng trợn hơn, những chiếc xe ô tô bốc hàng chục khối gỗ đưa xuống ven sông tập kết để cùng nhau xuất bến. Cảnh tượng lâm tặc tung hoành phá rừng, vận chuyển gỗ giữa làng bản và ngay sát trạm kiểm soát của lực lượng chức năng. Điều này minh chứng rằng, tại xã Trường Sơn, vấn nạn lâm tặc phá rừng quá khủng khiếp và nghi vấn kiểm lâm nơi đây bảo kê cho lâm tặc là có cơ sở.
Sau cơn bão số 4 (14/09/2016), phóng viên trở lại vị trí cũ đối diện với trạm. Lúc này nước lũ vừa tràn về nên mặt nước giữa sông dâng cao, như thường lệ, chòi canh không có người, trên trạm có cán bộ nhưng chỉ đứng trên nhìn xuống một lúc rồi đi vào. Khoảng thời gian từ 14 đến 18 giờ, vẫn những chiếc đò chở gỗ tung tăng quá trạm. Và cũng như thường lệ, hàng chục chiến đò chở gỗ lậu do lâm tặc điều khiển đi qua trạm đều tắt máy chèo, và khi đã đi qua trạm thì hết thảy nổ máy rồ ga đi bình thản.
Để ghi lại những hình ảnh này, phóng viên phải mất một thời gian khá dài bám trụ tại địa bàn để ghi lại được những bằng chứng chứng minh việc làm thiếu trách nhiệm của các cán bộ kiểm lâm nơi đây.
Rõ ràng, lực lượng chức năng, đặc biệt là các cán bộ kiểm lâm ở trạm Trường Sơn đã nhắm mắt làm ngơ hoặc đã có hành vi bảo kê, thông đồng tiếp tay cho lâm tặc tàn phá rừng nguyên sinh nơi đây.
Và với những gì đang diễn ra hàng ngày, không mấy thời gian nữa cánh rừng đại ngàn nơi đây sẽ biến mất.
Câu hỏi đặt ra, chính quyền tỉnh Quảng Bình đang ở đâu?
http://www.trithucvaphattrien.vn/n5329_Quang-Binh-Kiem-lam-tiep-tay-cho- lam-tac-pha-rung-Bai-2
Quảng Bình: Khỉ mất con quay về bắt cóc trẻ 2 tháng tuổi?
Con khỉ được gia đình ông Khôi nuôi nhưng đã ôm con bỏ đi. Sau 3 tháng, con khỉ quay trở về bế đứa cháu 2 tháng tuổi của ông Khôi đi.
Chiều ngày 21/9, ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình xác nhận, vào khoảng 10h sáng ngày 20/9, trạm y tế xã đã tiếp nhận trường hợp cháu bé Nguyễn Tuệ Anh (2 tháng tuổi) bị nhiều vết thương hở ở mặt, phải tiến hành băng bó cầm máu rồi chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới điều trị.
Theo tìm hiểu của ông Phương, những vết thương trên mặt bé Tuệ Anh là do một con khỉ nặng khoảng 5,5kg gây ra. "Gia đình ông Khôi - ông ngoại cháu Tuệ Anh có nuôi một con khỉ nhưng cách đây khoảng 3 tháng do bị mọi người trêu chọc nhiều quá nên con khỉ đã chủ động bỏ đi.
Trong quãng thời gian này, gia đình ông Khôi không có bất cứ thông tin gì của con khỉ này. Trước khi bỏ đi, con khỉ đã sinh hạ một con khỉ con. Bất ngờ, đến sáng ngày 20/9, khi người thân trong gia đình ông Khôi ở ngoài, còn cháu Tuệ Anh ở trong nhà thì con khỉ xuất hiện vào cào rách mặt cháu bé và định bế đi" - ông Phương kể.
Rất may, đúng lúc này chị Nguyễn Thị Anh Nguyệt - mẹ bé Tuệ Anh bước từ ngoài vào phát hiện ra sự việc. Con khỉ bế cháu Tuệ Anh đến cửa sổ thì thấy người nên thả xuống rồi bỏ chạy.
Nói về hành động kỳ lạ của con khỉ, ông Phương nhận định: "Lần này về, con khỉ không mang theo con của mình. Không rõ chuyện gì đã xảy ra với con của nó".
Hiện tại, sau thời gian điều trị ở bệnh viện, sức khỏe của cháu Tuệ Anh đã hoàn toàn ổn định. Con khỉ tiếp tục bỏ đi mà không ai nhìn thấy tung tích của nó. Ông Phương cho biết: "Con khỉ này từ ngày bỏ đi không ai quản lý, gia đình ông Khôi cũng không thông báo sự việc cho chính quyền địa phương. Sau khi sự việc xảy ra, người dân sống xung quanh nhà ông Khôi đang rất lo lắng, sợ con khỉ quay lại làm hại trẻ nhỏ.
Chúng tôi đã báo cáo sự việc với đơn vị Kiểm lâm, quân sự huyện và công an để tìm phương hướng giải quyết, truy tìm con khỉ gây ra sự việc để xử lý".
http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/quang-binh-khi-mat-con-quay-ve-bat-coc-tre- 2-thang-tuoi-83485/