PVF tuyển chọn 30 cầu thủ nhí xuất sắc nhất

Một phần của tài liệu 24032021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 27)

III. Văn hóa – xã hội

3. PVF tuyển chọn 30 cầu thủ nhí xuất sắc nhất

(Plo.vn 23/3, Anh Hoàng; Sggp.org.vn 23/3)

Từ ngày 20-3 đến ngày 15-6, PVF tuyển sinh khóa 13 với nhiều thay đổi để tăng cơ hội cho thí sinh cầu thủ nhí đam mê bóng đá sinh năm 2010 và tuyển trạch thí sinh sinh năm 2009, 2008, 2007, 2006, 2005 trên toàn quốc.

Thông qua đợt tuyển sinh lần này, PVF (Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ thuộc Tập đoàn Giáo dục Văn Lang) sẽ tuyển chọn tối đa 30 học viên nhằm bồi dưỡng thành những cầu thủ chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế.

PVF đã tiến hành tổ chức tuyển sinh tại Thái Nguyên, là hoạt động đầu tiên trong chuỗi sự kiện tuyển sinh năm 2021. Sự kiện có sự phối hợp tổ chức từ đối tác Trung tâm bóng đá học đường Thái Nguyên.

Gần 200 thí sinh sinh năm 2010 cùng đông đảo phụ huynh, gia đình và HLV các trung tâm bóng đá cộng đồng đã góp mặt tại sự kiện của PVF. Nhiều trong số họ đến từ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang. Các địa điểm tuyển sinh tiếp theo của PVF ngày 3- 4 tại Hà Nội: Sân bóng Trần Hữu Dực (chân cầu vượt Xuân Phương), phố Trịnh Văn Bô, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Từ năm 2019 đến nay, PVF đã tiến hành ký kết hợp tác, tổ chức hội thảo cung cấp kiến thức và chuyển giao mô hình tuyển sinh – tuyển trạch tới 150 trung tâm bóng đá cộng đồng trên cả nước. Hoạt động nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa PVF và các trung tâm đối tác, hướng đến mục tiêu tìm kiếm và bồi dưỡng tài năng bóng đá trẻ. Đồng thời, PVF mong muốn tạo diễn đàn lắng nghe ý kiến các trung tâm bóng đá nhằm phát triển nền móng cho bóng đá địa phương và bóng đá Việt Nam trong tương lai.

Về tuyển sinh năm 2021, PVF và các trung tâm bóng đá cộng đồng có hợp tác sẽ phối hợp tổ chức tuyển sinh dành cho lứa tuổi 2010 trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2021 theo mô hình và tiêu chí tuyển chọn khoa học của PVF.

Về tuyển trạch, PVF đẩy mạnh công tác bổ sung cầu thủ từ 13 đến 17 tuổi. Hoạt động sẽ do đội ngũ tuyển trạch viên PVF và các tuyển trạch viên đến từ các trung tâm đối tác tiến hành.

Nhằm giúp các thí sinh bộc lộ tốt nhất khả năng chơi bóng, PVF sẽ chia cầu thủ thành các đội thi đấu đối kháng 4:4 trong thời gian 4 phút/trận với nhiều lượt thi đấu để quan sát, lựa chọn. Thí sinh sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên giảm dần gồm: tư duy chiến thuật, tố chất kỹ thuật, tâm lý thái độ, thể hình thể chất.

Chia sẻ về những thay đổi trên, Trưởng Bộ phận tuyển sinh – tuyển trạch PVF Cedric Luongo cho biết: “Kế thừa những điểm mạnh từ mùa tuyển sinh 2019, 2020, năm 2021 PVF sẽ đưa hoạt động tuyển sinh – tuyển trạch đến gần hơn các địa phương. Thông qua việc hợp tác và chuyển giao mô hình tuyển sinh – tuyển trạch, PVF hy vọng sẽ tạo thêm sân chơi bổ ích cho mọi em nhỏ có đam mê và tài năng bóng đá trên cả nước.

Với đội ngũ chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng, PVF sẽ thường xuyên chia sẻ kiến thức về chuyên môn bóng đá, dinh dưỡng thể thao, phòng tránh chấn thương,... một cách hiệu quả đến với những đối tác có chung tầm nhìn, đưa khát khao nâng tầm bóng đá Việt Nam”.

Sau khi trúng tuyển, các học viên sẽ được huấn luyện bởi đội ngũ HLV hàng đầu trong nước và quốc tế. Học viên được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần trong môi trường khoa học, hiện đại và nhân văn; được học tập toàn diện về văn hóa, tiếng Anh và kỹ năng mềm để trở thành những cầu thủ không chỉ giỏi chuyên môn, có thể hình, thể lực, sức khỏe vượt trội mà còn có kỷ luật, đạo đức, văn hóa đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của bóng đá nhà nghề thế giới. Sau khi tốt nghiệp, học viên có cơ hội trở thành cầu thủ thi đấu tại các giải bóng đá chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Về đầu trang

https://plo.vn/the-thao/pvf-tuyen-chon-30-cau-thu-nhi-xuat-sac-nhat-974310.html

4. Trà Thái Nguyên - xứng tầm đệ nhất danh trà

(Thoidai.com.vn 23/3; Plo.vn 23/3)

Trà Thái Nguyên từ lâu nức tiếng gần xa với tên gọi khác Danh Trà. Đây dường như là một thức quà đã làm nên một văn hóa của vùng trung du. Không tự nhiên mà Trà Thái Nguyên được tôn sùng làm thức quà dân tộc, bởi lẽ lá trà dường như là sự đại diện cho sự son sắt, trải qua bao khó khăn, sơ chế nhưng vẫn giữ được hương thơm tinh túy, vị mát của trời đất. Một trong những địa chỉ cung cấp trà Thái chính hãng uy tín phải kể đến đó chính là Danh Trà.

Đối với người miền Bắc, trà không đơn thuần chỉ là thức uống mà còn là đại diện cho một nét văn hóa đong đầy tình người. Và chè xanh Thái Nguyên chính là vua trong các loại trà ở Việt Nam. Không tự nhiên mà Trà Thái Nguyên được giới thưởng trà săn đón và đánh giá cao. Để lý giải điều này, chắc hẳn bạn cần bàn tới đó chính là chất lượng lá trà tại đây.

Nếu tìm hiểu, bạn sẽ khá bất ngờ với văn hóa cũng như kỹ thuật làm trà Thái Nguyên. Mỗi cây chè tại đây khá tỉ mỉ, thông thường mỗi gia đình sẽ tự quản lý quy trình trồng và chăm sóc. Bởi vậy nên điểm cộng lớn nhất đó chính là các hình thức dùng thức dùng thuốc diệt cỏ hay phân bón hoá học kém chất lượng cũng được hạn chế dùng để bảo vệ chất đất và nguồn nước. Mỗi người con tại đây đều không chỉ tập trung phát triển kinh tế mà đồng thời họ còn lưu giữ lại cái tâm của người trồng chè.

Không chỉ sở hữu truyền thống trồng chè được lưu truyền qua mỗi thế hệ, chứa đựng những tinh hoa của nhiều ông cha mà Thái Nguyên còn sở hữu một điều kiện tự nhiên được thiên nhiên ưu ái. Thế nên không có gì ngạc nhiên khi trà Thái Nguyên có chất lượng vượt trội là nhờ vào điều kiện tự nhiên rất tốt ở nơi đây. Chính những điều này đã làm nên một văn hóa trà Việt, một đặc sản tinh túy nức tiếng gần xa.

Để được thưởng thức hương vị nồng đượm, tinh túy mà đầy thanh tao đúng chuẩn trà Thái Nguyên ngon, bạn cần tìm được địa chỉ cung cấp uy tín. Hiện trên thị trường có không ít nơi bày bán mà bạn có thể tham khảo, một trong số đó phải kể đến đó chính là Danh Trà - Địa chỉ cung cấp trà Thái Nguyên chính hãng, uy tín.

Được thừa hưởng truyền thống trồng chè của cha ông 3 đời tiếp nối truyền lại, Danh Trà không hổ danh khi mang thương hiệu trà Thái Nguyên chính hiệu đi khắp mọi miền. Có thể nói, Danh Trà của công ty Tiến Vũ là một trong những người đầu tiên làm nghề trà tại Thái Nguyên. Ngay từ ngày đầu thành lập, Danh Trà đã được định hướng và phát triển với phương châm “thẳng từ vườn nhà, đến chén trà của bạn”.

Mọi sản phẩm tại đây đều đường trồng, chế biến và đóng gói cùng một nơi, điều này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng, mà còn duy trì tính chính thống của vùng ‘đệ nhất trà’ Thái Nguyên. Hiện Danh Trà đã và đang cung cấp số lượng lớn trà nguyên liệu cho thị trường với mục đích sản xuất và xuất khẩu. Trong nhiều năm qua, Danh Trà đã và đang tạo dựng được thương hiệu cùng uy tín trên thị trường. Về đầu trang

https://thoidai.com.vn/tra-tha-i-nguyen-xu-ng-ta-m-de-nha-t-danh-tra-134281.html

5. Trồng 1 tỷ cây xanh - Hành động cho tương lai: Cách làm sáng tạo của Thái Nguyên

(Nongnghiep.vn 24/3, Đồng Thưởng – Âu Vượng; Nông nghiệp Việt Nam 24/3, tr4)

Hưởng ứng chương trình trồng mới một tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động, ngay từ những ngày đầu năm 2021, Tỉnh ủy Thái Nguyên đã chỉ đạo hệ thống chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch hưởng ứng và thực hiện.

Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Tân Sửu 2021 và hưởng ứng chương trình do Thủ tướng phát động, tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Học viên chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tại nơi khởi nguồn của sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong kháng chiến là Di tích lịch sử quốc gia địa điểm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ở xóm Làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa.

Ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, đơn vị đã tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh ban hành kế hoạch để triển khai hưởng ứng thực hiện chương trình trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025. Theo kế hoạch trên, Thái Nguyên sẽ trồng mới 7 triệu cây xanh, trong đó có 5 triệu cây phân tán và 2 triệu cây tập trung.

Đối với cây xanh phân tán, sau khi rà soát, Thái Nguyên sẽ trồng 1,5 triệu cây xanh đô thị. Vị trí trồng được xác định tại đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, các khu, cụm, công nghiệp, trường học, bệnh viện... Loài cây trồng được ưu tiên chọn lựa cây gỗ lớn, cây thân gỗ, lâu năm, đa mục tiêu hoặc cây bản địa như lát hoa, lim xanh, sang, giổi, trám, chò chỉ....

Với 3,5 triệu cây xanh phân tán còn lại được trồng tại khu vực nông thôn. Trong đó, cây lâm nghiệp được trồng trên diện tích đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, bờ vùng, bờ đồng, khu văn hóa lịch sử, tôn giáo... loài cây trồng gồm keo, trám, lát hoa, sấu, mít, phượng vĩ, bằng lăng...

Đối với cây xanh tập trung, Thái Nguyên đặt mục tiêu trồng 2 triệu cây nhưng chỉ tính cho việc trồng mới rừng sản xuất gỗ lớn chứ không tính diện tích trồng lại rừng sản xuất sau khai thác gỗ. Các loài cây được ưu tiên trồng là cây gỗ lớn, cây thân gỗ, bản địa và đa mục tiêu như trám, lát hoa, lim xanh, giổi xanh...

Theo kế hoạch hưởng ứng, tỉnh Thái Nguyên dự kiến sẽ đầu tư 380 tỷ đồng để thực hiện chương trình, trong đó có tới 350 tỷ đồng là nguồn vốn huy động xã hội hóa.

Ông Dương Văn Lượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, để chương trình đạt hiệu quả cao, Thái Nguyên tăng cường công tác tuyên truyền, coi đó là một nhiệm vụ thường xuyên nhằm tiến tới việc thực hiện xã hội hóa nghề rừng.

UBND tỉnh cũng giao cho các cơ quan, địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất để xác định được quỹ đất trồng mới rừng phòng hộ, trồng mới rừng sản xuất gỗ lớn, đất quy hoạch trồng cây 30

xanh đô thị và nông thôn. Thái Nguyên sẽ đưa nhiệm vụ trồng cây xanh trở thành phong trào thi đua để tạo ra sự tình nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân.

Phát huy hiệu quả, giá trị của cây trồng, những năm gần đây, một số địa phương, ban, ngành tại Thái Nguyên đã chọn giải pháp gắn mã số định danh cho cây. Việc gắn mã số định danh thực chất là gắn trách nhiệm của đơn vị tổ chức trồng đối với sự sống của cây được trồng. Theo đó, đơn vị trồng cây phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo tuân thủ quá trình chăm sóc, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây. Thậm chí là phải tiến hành trồng lại cây nếu cây bị chết.

Ông Vũ Văn Phán, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 356.000ha, trong đó đất đồi núi chiếm gần 80% tổng diện tích, rất thuận lợi cho phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Theo thống kê, hiện còn hơn 40.000ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu trồng rừng, hiện trên toàn tỉnh có gần 100 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp, với sản lượng hơn 26 triệu cây giống. Các loài cây giống rất phong phú nên Thái Nguyên rất chủ động trong việc chọn lựa nguồn giống.

Để phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của cây trồng trong chương trình một tỷ cây xanh, Thái Nguyên cũng là địa phương đi đầu trong việc thực hiện số hóa trong quản lý cây trồng. Ông Đỗ Xuân Hòa, Giám đốc Sở thông tin và truyền thông tỉnh Thái Nguyên cho biết, song hành với chủ trương chuyển đổi số mạnh mẽ của Thái Nguyên, Sở thông tin và truyền thông được giao phối hợp với Sở NN-PTNT, VNPT Thái Nguyên thực hiện triển khai số hóa trong quản lý cây trồng.

Có thể nói, đây là một sáng kiến trong ứng dụng công nghệ để trồng, quản lý, chăm sóc, theo dõi việc phát triển của cây trồng. Các cây trồng đều được gắn một mã số (QRCode). Từ mã số đó, cơ quan quản lý thông qua hệ thống thông tin điện tử và phần mềm quản lý, chúng ta có thể biết được xuất xứ, vị trí, tình trạng phát triển của từng cây trồng trong từng thời điểm cụ thể. Việc số hóa trong quản lý như vậy cũng đảm bảo được số lượng cây trồng theo đúng mục tiêu, lộ trình đã đặt ra.

Từ lộ trình cụ thể và cách thức quản lý mới, phong trào trồng cây hưởng ứng chương trình phát động tại Thái Nguyên đã diễn ra sôi nổi ở nhiều cấp ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương. Đưa chúng tôi đến thăm công trình nhà thi đấu huyện Định Hóa, anh Hoàng Văn Thắng, Hạt phó Hạt kiểm lâm, Phó Ban quản lý rừng ATK Định Hóa cho biết, với mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng, nhà thi đấu huyện được hoàn thành xây dựng từ tháng 08/2020.

màu hấp dẫn. Thực hiện hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm, chúng tôi đưa máy điện thoại lên để soi mã số của cây, toàn bộ các thông số về nguồn gốc, xuất xứ, tính chất, tình trạng cây được hiển thị rõ rệt.

Với việc triển khai mạnh mẽ Đề án phát triển cây quế, năm 2021, huyện Định Hóa sẽ thực hiện trồng 1000ha rừng, trong đó có 400ha quế. Đây là chỉ tiêu do huyện đặt ra và cao hơn nhiều so với chỉ tiêu tỉnh giao. Thống kê đến nay, Định Hóa đã trồng mới được 126.000 cây phân tán, chiếm tới 84% kế hoạch trồng cây phân tán của cả tỉnh Thái Nguyên trong năm 2021.

Trong khi đó, hiện toàn tỉnh Thái Nguyên đã trồng được gần 300.000 cây phân tán, gấp 2 lần so với chỉ tiêu trồng năm 2021. Đạt được kết quả cao như vậy, ông Vũ Văn Phán, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên cho biết, có nhiều sở ban ngành, trường học, bệnh viên, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn đã hưởng ứng chương trình. Về đầu trang

https://nongnghiep.vn/cach-lam-sang-tao-cua-thai-nguyen-d286769.html

6. Thái Nguyên: Then Hà của bản

(Vanhien.vn 24/3, Bình Yên)

Sinh ra và lớn lên ở chốn đại ngàn, giữa bốn bề chỉ có tiếng hổ gầm, gió hú, nên những lời hát Then cùng tiếng đàn Tính của ông nội và của bố là âm thanh vô cùng đặc biệt đối với ông Hoàng Văn Hải, ở Bản Cái, xã Nghinh Tường (Võ Nhai). Say tiếng hát, tiếng đàn, ngay từ nhỏ ông Hải đã theo ông nội, theo bố đi thực hiện các nghi lễ cho đồng bào mình ở khắp làng trên, xóm dưới. Lớn hơn ông hiểu, hát Then không chỉ là tín ngưỡng mà còn là văn hóa của người Tày. Từ đó, trở thành thầy Then là giấc mơ ông luôn ấp ủ.

Ông Hoàng Văn Hải, tên thường gọi “Then Hà” người có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nét văn hóa truyền thống của đồng bào Tày khu vực phía Bắc huyện Võ Nhai

Đến xóm Bản Cái, tôi hỏi thăm nhà ông Hải nhưng không mấy người biết. Lạ thật! Gặp một chị trung niên đang bó củi ven đường, nghe tôi hỏi, chị ngơ ngác một thoáng rồi à lên một tiếng

Một phần của tài liệu 24032021 Ban tin Thai Nguyen (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w